“Bóng nhỏ đường chiều” của Trúc Phương: Mối tình lãng mạn thời ly loạn


CA KHÚC “BÓNG NHỎ ĐƯỜNG CHIỀU”

  • Tên các khúc: Bóng nhỏ đường chiều
  • Nhạc sĩ: Trúc Phương
  • Năm phát thành: thập niên 1950
  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Giao Linh,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Bóng nhỏ đường chiều” của nhạc sĩ Trúc Phương

Làng nhạc Sài Gòn xưa có đến hàng trăm nhạc sĩ sáng tác nhạc vàng với giai điệu bolero dễ nghe dễ cảm, nhưng chỉ có duy nhất nhạc sĩ Trúc Phương được xưng tụng là “ông hoàng nhạc bolero”. Sở dĩ Trúc Phương được tôn vinh như vậy là vì dù sáng tác nhạc cho đại chúng, nhưng nét nhạc của ông không hề “bình dân” như cách người ta vẫn nghĩ về dòng nhạc này. Ca từ trong những bài hát của Trúc Phương luôn được dùng rất trau chuốt, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Suốt 60 năm qua, dòng nhạc của Trúc Phương luôn được công chúng yêu mến, hầu những nhạc phẩm ông viết ra đều trở thành bất tử. Bởi những bài hát của người nhạc sĩ tài hoa này luôn thể hiện đúng tâm tư tình cảm của đông đảo đại chúng từ thôn quê đến thành thị, từ nỗi khắc khoải trong lòng người thiếu nữ đến những tâm tình của người lính chốn biên thùy xa xăm, từ những chuyện tình yêu thường tình cho đến những thói đời bạc bẽo,…  Ngoài những chủ đề đó, cũng như nhiều nhạc sĩ đương thời, nhạc sĩ Trúc Phương cũng mang niềm trăn trở về mối tình của những đôi trai gái trong thời ly loạn. Và ca khúc “Bóng nhỏ đường chiều” được xem là “tượng đài” của kiểu nhạc này, được sáng tác vào thập niên 1950.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bong-nho-duong-chieu-cua-truc-phuong (1)
Bìa ca khúc “Bóng nhỏ đường chiều” của nhạc sĩ Trúc Phương

Bài hát “Bóng nhỏ đường chiều” của Trúc Phương có nội dung là câu chuyện tình mới chớm của đôi trẻ đang độ 18 – 20 xuân thì. Họ đã tình cờ gặp nhau khi chung lối trên đường đời, đem lòng cảm mến và trao cho nhau những phút giây hò hẹn trên phố nhỏ. Nhưng rồi như bao lớp trai khác, chàng thanh niên trong câu chuyện cũng lao vào chiến trường, ngày đêm đối diện với quân thù cùng với nỗi nhung nhớ người yêu nơi hậu tuyến. Sau một thời gian dài biệt vô âm tính, một ngày nọ cô gái vui mừng nhận được thư nói rằng người yêu sẽ được về nghỉ phép. Sau bao ngày xa cách, họ lại gặp nhau, cùng vui bước trên đường chiều nghiêng bóng nhỏ.

Trước năm 1975, ca khúc này rất được yêu thích qua tiếng hát của ca sĩ Thanh Thúy và Giao Linh. Sau năm 1975 thì có thêm ca sĩ Duy Khánh, Phương Dung, Hương Lan,.. trình bày.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Bóng nhỏ đường chiều”

Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi chung lối mòn

Ngày anh hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn

Đêm lạnh còn chăn đơn gối lẻ

Chưa buồn khi canh vắng khép đôi mi

Ngày ấy anh vừa tuổi 20, em cũng vừa tròn 18, chúng mình đã tình cờ quen nhau khi cùng chung một lối ngược xuôi. Chẳng ai trong chúng mình nghĩ rằng cuộc gặp tình cờ ấy sẽ cả hai bước vào khung trời mộng mơ nên đêm lạnh về vẫn “chăn đơn gối lẻ”, không biết nỗi buồn là gì. Trong đoạn, nhạc sĩ đã sử dụng cụm từ “canh vắng đôi mi” rất nên thơ và tinh tế để diễn tả cho một hình ảnh rất đỗi bình thường là đi ngủ buổi tối, nhờ đó mà khiến bài hát bước lên một tầm cao mới, lãng mạn, trữ tình hơn rất nhiều.

Cho đến hơn một lần tuổi trẻ như qua mất rồi

Ngày tim lên tiếng gọi, thôi tôi mến một người

Tâm tình chiều nao trên phố nhỏ

Khi về lưu luyến mãi phút hẹn hò.

Tình yêu tuổi xuân thì cứ ngỡ chỉ là tiếng sét ái tình thoáng qua, nhưng không, tình yêu ấy vô cùng chân thật. Đó không phải là sự hời hợt, vồ vập, gặp nhau đã yêu ngay mà cả hai đã trải qua một thời gian thì con tim mới lên tiếng gọi. Để rồi khi bước chân vào tình yêu, sau những lần hò hẹn trên phố nhỏ ta lại về lưu luyến, bồi hồi mãi trong tim.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bong-nho-duong-chieu-cua-truc-phuong-2
Lời ca khúc “Bóng nhỏ đường chiều” của nhạc sĩ Trúc Phương


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-bong-nho-duong-chieu-cua-truc-phuong-1
Lời ca khúc “Bóng nhỏ đường chiều” của nhạc sĩ Trúc Phương

Nhưng chính trong khoảnh khắc thăng hoa của tình yêu ấy, khi cả hai bắt đầu hiểu nhau thì số phận lại bắt đôi ta phải xa cách. Một người đưa một người lên đường vui bước hành quân:

Bao thương nhớ từ độ anh vui bước quân hành

Nửa năm anh viết lá thư xanh bảo rằng: “Sẽ về phố phường”

Mừng rơi nước mắt ướt thư người tôi thương

Tôi đến nơi hẹn hò đường chiều nghiêng nghiêng nắng đổ

Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ

Ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở

Thương này thương cho bỏ lúc đợi chờ.

Để rồi nửa năm sau đó, sau khoảng thời gian biền biệt chờ tin cuối cùng cô gái cũng nhận thư người yêu gửi về bảo rằng anh được nghỉ phép nên “sẽ về phố phường”. Cầm lá thứ xanh, cô gái mừng rơi nước mắt, chạy đến nơi hẹn hò khi xưa. Cả hai vui mừng khôn xiết khi gặp lại, đôi bàn tay đan vào nhau, chầm chậm bước đi trên đường chiều nghiêng nghiêng nắng đổ, nâng niu từng khoảnh khắc, từng giây phút hạnh phúc ở cạnh nhau.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...