BẢN QUYỀN ÂM NHẠC – NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN BẠN CẦN BIẾT


Những quy định về bản quyền âm nhạc thường rất phức tạp. Ngay cả những người làm trong ngành cũng không thể nắm rõ, điều này dẫn đến nhiều rắc rối liên quan đến pháp luật.

Có thể nói, tác quyền âm nhạc là một trong những lĩnh vực phức tạp nhất của luật pháp. Với những người làm nghệ thuật, những thứ liên quan đến pháp luật và bản quyền thường không mấy hấp dẫn, và vì thế thường bị né tránh hay bỏ qua. Tuy phức tạp nhưng nếu nắm rõ năm điểm quan trọng nhất dưới đây, người làm nghệ thuật có thể tránh được nhiều rắc rối không mong muốn.

Luật nào có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực sáng tác?

Luật bản quyền có ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực âm nhạc. Hầu hết những người làm nghệ thuật đều đã nghe đến cụm từ “bản quyền âm nhạc”, vậy quy định này chính xác là gì?

Bản quyền âm nhạc bảo vệ các hình thức sáng tác khác nhau và được quy định dưới hình thức hữu hình. Khi nói đến lĩnh vực âm nhạc, hai phạm vi được chú ý nhiều nhất đó là các tác phẩm âm nhạc và các bản ghi âm. Tác phẩm âm nhạc chính là bản thân bài hát, vì vậy, khi nhắc đến tác phẩm âm nhạc là bao gồm cả phần âm nhạc và phần lời bài hát. Mặt khác, bản ghi âm là hình thức cụ thể của một tác phẩm âm nhạc: nó có thể được cảm nhận lại, sao chép lại, phát sóng hoặc truyền đạt. Chính vì vậy, khi viết một bài hát, người nghệ sĩ sẽ sở hữu bản quyền trong tác phẩm âm nhạc đó và nếu ghi âm lại một phiên bản của bài hát đó, người nghệ sĩ sẽ sở hữu một bản quyền thứ hai trong bản ghi âm đó.

Luật nào có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực sáng tác

Quyền tác giả kéo dài bao lâu?

Lấy ví dụ cụ thể, một tác phẩm được sáng tác vào đúng hoặc sau ngày 1/1/1978, tức là thời điểm khi Đạo luật Bản quyền (tại Mỹ) có hiệu lực, thì tác quyền âm nhạc sẽ có hiệu lực trong suốt cuộc đời tác giả cộng thêm 70 năm nữa. Trong trường hợp đồng sáng tác cùng một tác giả khác, bản quyền này sẽ kéo dài thêm 70 năm cuối cùng khi tác giả chết. Khi bản quyền kết thúc, tác phẩm đó sẽ trở thành tác phẩm “công cộng”. Như vậy, luật bản quyền không phải kéo dài mãi mãi như nhiều người nghĩ.

Quyền lợi khi sở hữu bản quyền tác phẩm

Là chủ sở hữu bản quyền, người nghệ sĩ được cấp một số quyền độc quyền, bao gồm quyền sao chép lại tác phẩm có bản quyền nhằm việc có các tác phẩm phát sinh dựa trên tác phẩm có bản quyền đó; phân phối bản sao của tác phẩm có bản quyền đến công chúng để thực hiện tác phẩm có bản quyền công khai (lưu ý rằng điều này không áp dụng cho bản ghi âm); sử dụng tác phẩm có bản quyền công khai; và trong trường hợp đối với các bản ghi âm, có thể sử dụng tác phẩm có bản quyền công khai bằng phương tiện âm thanh kỹ thuật số.

Cụ thể hơn, bản quyền của cho phép người nghệ sĩ sở hữu các bản ghi âm của tác phẩm, bán hoặc phân phối các bản sao âm nhạc của mình dưới các định dạng khác nhau (vinyl, CD, bản tải xuống kỹ thuật số …), tạo ra các tác phẩm mới từ sáng tác gốc, biểu diễn ở nơi công cộng, đăng tải bản thu lên các trang trực tuyến và phát nhạc trực tuyến. Bản quyền không chỉ cung cấp cho người nghệ sĩ những quyền trên mà còn cho phép ngăn chặn những hành vi ăn cắp tác phẩm đến từ người khác khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu.

Cách thực hiện tác quyền âm nhạc

Như đã đề cập ở trên, việc sở hữu bản quyền tác phẩm không chỉ cho phép người nghệ sĩ thực hiện quyền sử dụng âm nhạc của mình mà còn cho phép họ ngăn những người khác vi phạm bản quyền âm nhạc bất hợp pháp. Khi ai đó khai thác một trong những quyền độc quyền của chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc, đó được coi là vi phạm bản quyền. Điều này thường sẽ đi kèm với sự can thiệp của luật sư. Để thực thi các quyền này, người sáng tác cần đăng ký bản quyền sở hữu tác phẩm với cơ quan luật pháp có thẩm quyền trong vòng ba tháng sau khi xuất bản tác phẩm. Đăng ký bản quyền là một quá trình đơn giản và không quá tốn kém, đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu, vì vậy người nghệ sĩ nên đăng kí bản quyền cho tác phẩm của mình để có được những quyền lợi hợp pháp.

Làm cách nào để ghi âm và cover lại các bài hát hợp pháp

Đây là một hoạt động phổ biến trong âm nhạc, nhiều nghệ sĩ thường thu âm và biểu diễn các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ khác. Như đã nêu ở trên, việc ghi âm, phân phối và thực hiện tác phẩm có bản quyền là độc quyền của chủ bản quyền. Tuy nhiên, có những cơ chế trong luật pháp tạo thuận lợi cho việc ghi âm, phân phối và thực hiện các bài hát cover.

Để ghi âm và phân phối một bài hát cover, người nghệ sĩ cần cái gọi là “giấy phép cơ học”, cho phép ghi lại và phân phối các yếu tố âm nhạc của người khác. Cách dễ nhất để có giấy phép cơ học là thông qua một trong các công ty chuyên cung cấp giấy phép cho nhạc sĩ và nhà xuất bản âm nhạc.

(Nguồn: sohuutritue.net.vn)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”
[ad_1] Vào tháng 7/2008, Tuần báo Văn Nghệ đã có một buổi phỏng vấn với nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. Trong buổi phỏng vấn này, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm...

Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
Khúc ca “Đón xuân”: Nhạc phẩm được viết trong những năm tháng rực rỡ nhất của Phạm Đình Chương
[ad_1] CA KHÚC "ĐÓN XUÂN" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời: 1953 Thể hiện: Thái Thanh Ca khúc "Đón xuân" ra đời trong hoàn...

Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
Cô Ba Thanh Loan – nữ danh ca nức tiếng hết lòng vì nghệ thuật cải lương và cách mạng
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ THANH LOAN Tên thật: Nguyễn Thị Loan Nghệ danh: Thanh Loan, Cô Ba Thanh Loan Ngày sinh: 12/01/1917 - Ngày mất: 13/10/1982....

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Khúc Lan
[ad_1] Khúc Lan là nữ nhạc sĩ xinh đẹp của làng nhạc hải ngoại và được khán giả vô cùng yêu thích qua những ca khúc nhạc ngoại lời Việt....

Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
Chuyện tình danh ca Bạch Yến: Từ chối người đàn ông Tây giàu có để lấy chàng nhạc sĩ vô danh
[ad_1] Danh ca Bạch Yến tên đầy đủ là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng. Vừa lên 10 tuổi, bà đã bước chân lên sân khấu...

Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
Nhạc sĩ Khánh Băng: Người viết nhiều dòng nhạc nhất trước năm 1975
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ KHÁNH BĂNG Tên thật: Phạm Văn Minh Nghệ danh: Khánh Băng, Nhật Hà, Anh Minh, Thanh Hà, Thủy Thanh Lam Ngày sinh: 1935...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
Kiếp đời truân chuyên của “nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu nức tiếng một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NGHỆ SĨ MỸ CHÂU Tên thật: Nguyễn Thị Mỹ Châu Nghệ danh: Mỹ Châu. Ngày sinh: 21/08/1950. Quê quán: Long An. Nghề nghiệp: Nghệ...

Biến cố hôn nhân của Phạm Đình Chương ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của ban hợp ca Thăng Long?
Biến cố hôn nhân của Phạm Đình Chương ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của ban hợp ca Thăng Long?
[ad_1] Ở thập niên 1950, ban hợp ca Thăng Long nổi đình nổi đám ở Sài Gòn với các tên tuổi: Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, 1920-2002) Thái Hằng (Phạm...

Top 4 bài hát chính ca tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Top 4 bài hát chính ca tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là "cha đẻ" của các bài hát chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật cao và giá trị...

Ads Bottom