Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”


VỀ CA KHÚC “ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ”

  • Tên ca khúc: Đường về lối cũ
  • Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ
  • Năm ra đời: 1958
  • Thể loại: Nhạc quê hương
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Quang Lê, Như Quỳnh

Ca khúc “Đường xưa lối cũ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là một trong những người tiên phong của dòng nhạc vàng miền Nam. Không chỉ là nhạc sĩ tài hoa mà ông còn là thầy của nhiều nhạc sĩ danh tiếng khác. Vì cuốn sách dạy nhạc “Để sáng tác một bài nhạc phổ thông” do ông biên soạn năm 1955 đã trở thành sách gối đầu giường của các nhạc sĩ thế hệ sau. 

Nhắc đến âm nhạc của Hoàng Thi Thơ, Túy Hồng từng nhận xét: “Hoàng Thi Thơ là cái tên lớn, nên chương trình văn nghệ do anh đẻ ra đều là những chương trình cao đẹp, có vóc dáng, có nội dung của một cải cách tinh thần nào đó…”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-xua-loi-cu-cua-nhac-si-hoang-thi-tho-0
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác trên 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cải cách đến nhạc kịch. Ở dòng nhạc quê hương, ông thành công nhất với ca khúc “Đường xưa lối cũ”. 

Theo nhạc sĩ Hoàng Thi Thao (cháu ruột của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ), ca khúc “Đường xưa lối cũ” được sáng tác vào năm 1958, khi đó cố nhạc sĩ trở lại làng Bích Khê ở Quảng Trị sau nhiều năm xa cách vì chiến loạn.

Ngược thời gian về những năm 1945 – 1946, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gia nhập Việt Minh, hoạt động tuyên truyền kháng chiến ở Nghệ An. Thời điểm này ông có mối tình sâu đậm với cô ca sĩ trẻ tên Tân Nhân.

Đến năm 1952, ông từ vùng kháng chiến Thanh Hóa về Huế thăm gia đình với ý định xin người anh trai một số tiền để đưa người yêu ra Hà Nội theo học Văn khoa. Song theo lời khuyên của gia đình, ông quyết định vào Sài Gòn bắt đầu cuộc sống an toàn hơn. Ông đưa theo hai đứa cháu là Hoàng Thi Thao và Hoàng Kiều vào sinh sống cùng. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-xua-loi-cu-cua-nhac-si-hoang-thi-tho-8
Ca khúc “Đường xưa lối cũ” được viết vào năm 1958

Đến năm 1957, ông nên duyên cùng cô ca sĩ xinh đẹp Thúy Nga. Đến năm 1958, ông có dịp trở về thăm quê. Với những xúc cảm do kỷ niệm ùa về, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã chắp bút viết nên ca khúc “Đường xưa lối cũ”.

Trong tờ nhạc xuất bản năm 1975, đề bút dưới tựa đề của ca khúc này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có ghi: “Kính tặng Mẹ và tặng Em”. Từ khi ra đời cho đến nay, ca khúc được công chúng đón nhận nồng hậu. Ca khúc dễ đi vào tâm trí người nghe nhờ giai điệu và ca từ buồn thương tiếc nhớ về hình bóng của những người thân yêu đã không còn trên lối cũ đường xưa.

Giải mã nhân vật “em” trong câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn”

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng chia sẻ rằng, những nhạc phẩm do ông sáng tác đều dựa trên những xúc cảm, những câu chuyện có thực. Và “Đường xưa lối cũ” cũng như vậy. Những hình ảnh, khung cảnh, con người, cảm xúc trong ca khúc này hoàn toàn có thực, tái hiện một phần đời của tác giả.

Trong ca khúc “Đường xưa lối cũ”, có lời hát như sau: “Người em sang ngang khi xuân chưa tàn”. Nhiều khán giả liên tưởng ngay đến câu chuyện tình lãng mạn nhưng bi thương. Tuy nhiên, câu hát này nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dành tặng cho “người em gái” của ông.

Năm 1999, trên Paris By Night 47, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã kể về xuất xứ ca khúc “Đường xưa lối cũ”.

Ông kể, bản thân sinh trưởng trong một ngôi nhà bé nhỏ, nhưng rất thơ mộng, đó là làng Bích Khê (Quảng Trị). Ngôi làng đã cho ông những hình ảnh không bao giờ xóa nhòa được. Đó là hình ảnh hàng tre xanh ngát, có con sông Thạch Hãn rất thơ mộng, và trong làng có một cánh rừng, có những lúc trăng treo trên đồi rất đẹp. Đặc biệt là ở đó còn có hình ảnh mẹ và em gái của ông. Nhưng trong cuộc đời, chúng ta không bao giờ cứ bám chặt lấy làng quê hoài được, nhất là vào hoàn cảnh thời cuộc lúc đó, cho dù nó có thơ mộng biết bao nhiêu. 

“Rồi tôi bỏ đi kháng chiến 10 năm, vẫn cứ ôm theo hình ảnh đó mãi trong lòng trên suốt những nẻo đường xa nhà. Một lần có cơ hội được trở về, trong lòng tôi cứ tưởng là khi trở lại thì hàng tre vẫn xanh, con sông Thạch Hãn vẫn đẹp, cái đồi đó vẫn nên thơ, và nhất là mẹ tôi vẫn còn đón tôi về, em tôi đợi chờ tôi về rồi mới sang ngang.

Nhưng khi tôi về thì mẹ tôi không còn nữa, đã qua bên kia thế giới, còn em tôi thì đã sang ngang. Đó là những giọt nước mắt chảy dài trong cuộc đời tôi…”, nhạc Hoàng Thi Thơ chia sẻ.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-duong-xua-loi-cu-cua-nhac-si-hoang-thi-tho-7
Ca khúc “Đường xưa lối cũ”

Trong ca khúc này, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhắc về mẹ với câu hát đầy cảm động:

“Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng

Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về

Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời

Không lời biệt ly cuối cùng trước khi phân kỳ”.

Nghe nhạc mà xúc động mà cảm thương trước cảnh thương tâm của con người, tưởng gặp lại mẹ mà nào đâu có ngờ khi trở về mới biết con đã trở thành mồ côi, không nghe được lời nói sau cùng của mẹ. 

Đường xưa lối cũ giờ không còn bóng dáng những người thân yêu, chỉ còn lại hồi tưởng, càng thêm nhớ càng thêm thương những hình bóng xa xưa bây giờ chỉ là “phút xưa qua rồi”. “Qua” được lặp lại hai lần, chùng thấp xuống bậc nghe chùng lòng nhớ tiếc không nguôi.

“Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi 

Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi 

Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi 

Mà hình bóng cũ thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi”…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...