LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL


Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được làm từ kim loại, thì dây đàn guitar classic hiện nay được làm từ nylon, vật liệu này tạo ra âm thanh khác với dây kim loại. Dây đàn guitar classic ban đầu được làm từ ruột động vật (ruột non cừu) cho đến Chiến tranh thế giới thứ II, chiến tranh khiến nguyên liệu làm dây đàn bị hạn chế, dẫn đến việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Albert Augustine (Albert Augustine Ltd.) phát triển sản xuất dây đàn nylon vào năm 1948. Sau này, những loại dây đàn làm từ fluorocarbon polymers đã được phát triển và chính thức thay thế vật liệu nylon.

Kết cấu dây đàn

Truyền thống: Ba dây treble (dây 1,2,3) được làm từ ruột non của cừu hoặc bò (gọi là dây trơn), còn ba dây bass có vỏ bọc bên ngoài là sợi tơ quấn quanh lõi dây ruột.

Dây đàn guitar classic truyền thống làm từ ruột động vật

Hiện đại: Từ khi dây đàn guitar được phát triển bởi Công ty Albert Augustine vào năm 1948, ba dây treble là một sợi dây nylon đơn, còn ba dây bass có lõi là những sợi tơ nylon nhỏ được bọc ngoài bằng vỏ dây đồng hoặc dây đồng mạ bạc.

Dây đàn guitar classic hiện đại được làm từ vật liệu nylon

Khái lược lịch sử phát triển

Trước Chiến tranh thế giới thứ II, dây đàn guitar classic được làm từ ruột động vật. Albert Augustine, một nhà xuất nhạc cụ ở New York (Hoa Kỳ) lần đầu tiên sản xuất dây đàn guitar classic từ nylon, xuất phát từ sự thiếu hụt nguyên liệu ruột động vật do hậu quả chiến tranh. Theo lời kể của vợ Albert, bà Rose Augustine rằng: chồng của bà không thể đảm bảo nguồn nguyên liệu bị hạn chế do chiến tranh và ông ấy sử dụng dây nylon được sử dụng trong quân đội mua từ cửa hàng dư thừa tại Greenwich Village (làng Greenwich). Công ty DuPont lần đầu tiên tiếp cận sản phẩm dây nylon của Albert đã không tin rằng các nghệ sĩ guitar sẽ chấp nhận đặc điểm âm thanh của dây nylon. Albert đã đánh liều làm một cuộc thử nghiệm với những đại diện của DuPont, chấp nhận chọn dây nylon vượt qua dây ruột là tạo ra âm thanh guitar tốt nhất. Công ty DuPont sau đó đã hỗ trợ sáng kiến của Augustine, dây đàn guitar Augustine được sản xuất thương mại đầu tiên vào năm 1948, có sự kết hợp của Olinto Mari, E.& O. Mari/La Bella Strings tại nhà máy của họ ở Long Island City, New York. Đến khi Andrés Segovia, một bậc thầy guitar vĩ đại đã phát hiện ra sản phẩm dây đàn nylon của Augustine, ông đã lập tức chuyển đổi dây ruột sang dây nylon.

Các loại dây đàn của hãng Augustine bán trên thị trường hiện nay

Fluorocarbon polymers gần đây đã trở thành vật liệu thay thế cho nylon để sản xuất ba dây treble (dây 1,2,3).

Ngày nay, dây đàn nylon được các nhà sản xuất phát triển đa dạng về chất liệu, kích cỡ để phù hợp với nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Bên cạnh sự phát triển của dây đàn nylon, một số nhà sản xuất dây đàn vẫn làm ra các sản phẩm dây từ ruột động vật như một cách giữ gìn văn hóa truyền thống và phục vụ cho các nhạc cụ thời kỳ Phục hưng (Renaissance), Tiền cổ điển (Baroque).

(Tác giả: Nguyễn Huỳnh Thy Phương – classicalguitar.nguyenhuynh.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...