CA KHÚC “THƯƠNG TÌNH CA”
- Tên ca khúc: Thương tình ca
- Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy
- Thể loại: Trữ tình
- Năm ra đời: 1956
Ca khúc “Thương tình ca” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Tình yêu đối với Phạm Duy là chất xúc tác quan trọng để ông sáng tạo nên những nhạc phẩm bất hủ. Phạm Duy từng thừa nhận yêu từ sớm và yêu rất nhiều. Mỗi cuộc tình đều để lại cho ông những dư vị khó quên mà ông có thể biến nó trở thành chất liệu cho thi ca.
Cố nhạc sĩ từng kinh qua những cuộc tình chớp nhoáng. Nhưng ông cũng có mối tình cao thượng, khó quên. Đó là cuộc tình trong sáng với nhà thơ Lệ Lan (Alice). Mối tình 10 năm trong sáng nhất đời chính là chất liệu tuyệt vời để ông sáng tác nên những bản tình ca bất hủ. Trong số đó không thể không nhắc đến ca khúc “Thương tình ca”.
Theo Phạm Duy, “Thương tình ca” là một trong những bản tình ca đích thực đầu tiên vào thập niên 1950, sau thời gian dài ông chỉ sáng tác nhạc ca tụng quê hương và con người Việt Nam. Ca khúc này được ông sáng tác năm 1956 – tức là một năm trước khi chuyện tình với nàng Alice chính thức bắt đầu.
Nhắc đến mối tình với Alice, nhạc sĩ Phạm Duy viết trong hồi ký như sau: “Một chiều mùa thu 1957, tôi tỏ tình với Alice và được nàng ban cho một cái ừ lặng lẽ. Lúc đó, tôi có ngay quyết định, đây sẽ là mối tình cao thượng như mối tình giữa tôi và Helene. Tôi bỏ ra 10 năm để xây dựng một cuộc tình, kết quả là một số bản tình ca được soạn ra để tặng nàng, từ Thương tình ca (1956) tới Chỉ chừng đó thôi (1975). Nàng cũng viết ra khoảng 300 bài thơ để tặng tôi”.
Chuyện tình thơ nhạc với nàng Alice được xem là một phần quan trọng trong đời nhạc sĩ. Đó là chất liệu để Phạm Duy sáng tác nên các ca khúc nổi tiếng trong sự nghiệp của mình.
“Vì vấn đề chênh lệch tuổi tác cũng như vì tôi không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định đây chỉ là mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để bước lên xe hoa về nhà chồng”, nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ.
Cũng theo cố nhạc sĩ, là một nghệ sĩ, ông cần có tình yêu để sángt ác, giống như con người cần khí trời để thở. Ông không cần phải chiếm đoạt ai cả, nhất là chiếm đoạt một người con gái ít tuổi (Alice kém Phạm Duy đến 20 tuổi). Giữa hai người không có ràng buộc, chỉ cần cuối tuần gặp nhau thế là đủ.
Với nàng Alice, “chú Phạm Duy” trởe thành tri kỷ để trút bầu tâm sự, những “hỉ nộ ái ố” của một cô gái mới lớn. Alice cũng thích âm nhạc của Phạm Duy, trong đó có ca khúc “Thương tình ca”.
“Thương tình ca” – câu chuyện về mối tình quá đỗi nhẹ nhàng, quá đỗi trong sáng
Nhạc sĩ Phạm Duy từng viết: “… Tôi lại gặp được tình yêu. Tôi không lẩn tránh nó dù biết không giữ nó được suốt đời. Cuộc tình khởi sự bằng bài Thương tình ca”,
Và ca khúc “Thương tình ca” của Phạm Duy được mở đầu như sau:
“Dìu nhau đi trên phố vắng
Dìu nhau đi trong ánh sáng
Dắt hồn về giấc mơ vàng, nhẹ nhàng
Dìu nhau đi chung một niềm thương.
.
Nhịp chân êm êm thánh thót
Đừng cho trăng tan dưới gót
Chứo để mộng vỡ mơ tan, dịu dàng
Đừng cho không gian đụng thời gian”
Mở đầu bản tình ca này là hình ảnh đôi tình nhân dìu nhau trên con đường chỉ có hai người và trên thế gian này dường như chỉ có 2 người. Họ là duy nhất với nhau, dành trọn cho nhau. Đôi tình nhân đi chung trong một niềm thương, bước chân êm êm thánh thót trên đường đầy ánh sáng, đó là những bước đi thăng hoa trong mộng tình yêu đẹp đẽ. Hai người dìu bước nhau thật nhẹ nhàng để cho mơ tà, trăng tan dưới gót, và đừng để cho “không gian đụng thời gian”.
Trong câu hát này có một hình ảnh mang yếu tố siêu hực đó là “không gian đụng thời gian”. Đó có thể là cách nhạc sĩ tôn vinh tình yêu. Co rằng tình yêu là thứ duy nhất vĩnh cửu trên cuộc đời này. Tất cả những thứ khác rồi cũng sẽ tan biến đi khi không gian đụng thời gian, nghĩa là đến tận cùng của không gian và thời gian. Đó là hai yếu tối quan trọng trong cấu thành vũ trụ, thể hiện bằng 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Để rồi khi “không gian đụng thời gian”, bốn chiều hợp nhất thì vũ trụ tan thành hư vô.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy cũng từng giải thích về câu hát “yêu như thế là đẩy tình yêu đến tận cùng hai cõi sống, chết”. Vậy nên, đôi tình nhân đã yêu hết mình, đưa nhau vào cõi vô biên để đến khi có sang cả bên kia thế giới vẫn còn yêu, vẫn còn dìu nhau đến nghìn thu sau.
“Đưa nhau vào cõi vô biên
Có chim uyên tình thiêng
Hát ru êm triền miên
Đưa nhau vào chốn không tên, mặc đời quên
Không bến, không thuyền, hết câu nguyền.
.
Dìu nhau sang bên kia thế giới
Dìu nhau nương thân ven chín suối
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời
Dìu nhau đưa nhau vào nghìn thu”.