Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển


CA KHÚC “TIẾNG DÂN CHÀI”

  • Sáng tác: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Nhạc tiền chiến
  • Năm ra đời: 1950
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng Long, Hùng Cường

Ca khúc “Tiếng dân chài” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 – 1991) là thành viên của gia đình Thăng Long. Đây là gia đình yêu nghệ thuật và có nhiều người thành danh với âm nhạc như: Danh ca Thái Hằng, danh ca Thái Thanh… Phạm Đình Chương cũng giống các thành viên khác trong gia đình, ông chỉ hát hay mà còn sáng tác giỏi.

Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác từ đầu thập niên 1950. Ông sáng tác nhiệt huyết khi trở thành thành viên của ban hợp ca Thăng Long (ban nhạc của các anh chị em trong gia đình Thăng Long). 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tieng-dan-chai-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-9
Tờ bìa ca khúc “Tiếng dân chài”

Ở thập niên 1940 – 1950, nền tân nhạc Việt Nam chưa phát triển rầm rộ về số lượng nhưng thời gian này cũng ghi nhận một số ca khúc viết về người cần lao – những người góp tay góp sức lao động để xây dựng quê hương. Trong số đó, nhiều nhất là nhạc sĩ Phạm Duy với các ca khúc về em bé quê, bà mẹ quê, vợ chồng quê và cả các ca khúc nhắc đến những người nông phu, thương binh, dân nghèo nhập cư chốn thành thị. Cùng với Phạm Duy còn có nhạc sĩ Phạm Đình Chương hăng say sáng tác các ca khúc ngợi ca cánh đồng lúc vàng (ca khúc “Được mùa), xưng tụng vẻ đẹp miền sơn cước (ca khúc “Sáng rừng) hay ca khúc nhắc đến người miền biển, đó là “Tiếng dân chài”. 

“Tiếng dân chài” là một trong những nhạc phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ca khúc ra đời vào năm 1950. Cho đến nay, đây vẫn là bài tân nhạc hay nhất và có lẽ là duy nhất về cuộc sống của người dân chài.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tieng-dan-chai-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-7

Ở một số trang mạng có ghi, ca khúc được sáng tác vào năm 1957. Song đây là thông nay không đúng. Theo tờ nhạc được tung ra thị trường, bài hát được nhà xuất bản An Phú ấn hành lần thứ 4 vào năm 1954. Bên cạnh đó, “vua hề” Tùng Lâm từng cho biết, năm 1952, ông được giải nhất cuộc thi lựa chọn ca sĩ trên đài Pháp Á với ca khúc “Tiếng dân chài”. Vì thế, bài hát này phải được sáng tác trước 1952.

Dưới đây là lời ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương:

Đêm dâng với ngọn triều

Dô à dô kéo thuyền nhổ neo

Vi vu buồm lên cao

Dô à dô sóng reo dạt dào.

Trăng lên vừa nhô xa

Con thuyền trôi trong trời bao la.

Mái chèo này chèo xa tắp bến bờ.

Mau mau anh em ta …

Dô dô dô hò hò

Tay bàn tay siết chặt trôi mau

Sông sâu (là) sông sâu

Sông này nuôi sống dân chài nghèo.

Anh em cùng ra đây khoang thuyền

Đây tay chài tay lưới.

Ấy đời nhọc nhằn mà vui.

Ơ này anh em ơi!

Tôi nhớ một chiều ánh lửa hồng soi thân yêu

Đâu bóng tre xanh,

đâu mắt mẹ hiền giọt lệ rưng rưng chờ mong bóng con.

Ơ này anh em ơi!

Hương khói gia đình bát ngát trong câu mong chờ!

Đêm khuya mơ hồ chan hòa bao tiếng ta hò.

Hò ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ơ ơ hò dô ta

Đêm nay thuyền ngược trường giang.

Cho mai sớm được vui khoang cá đầy .

Hò ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ơ ơ hò dô ta.

Lưới vung chụp ánh trăng vàng.

Mồ hôi tôi đổ xuống hàng bờ lau.

Hò ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ơ ơ hò dô ta

Ới ai đời sống dân chài,

Đêm đêm soi bóng sông dài mà ca .

Hò ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ơ ơ hò dô ta

Sóng ru đợt vỗ lênh đênh

Tiếng reo cơn gió bập bềnh thuyền ta.

Hò ô hò, hò dô ta

Hò ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ơ ơ hò dô ta

Hò ô hò, hò dô ta

Hò ô hò, hò dô ta

Ca khúc “Tiếng dân chài” – bức tranh tuyệt đẹp về người cần lao miền biển

Ca khúc “Tiếng dân chài” tựa như tiếng reo ca vui hân hoan của người cần lao miền biển với những người dân chài hăng say lao động hàng đêm dưới anh trăng để mang về những khoang đầy cá khi sớm mai gõ cửa. Giai điệu ca khúc lúc thì dặt dìu khoan thai như nhịp chèo thuyền, lúc thì đồn dập như tiếng sóng biển xô bờ:

“Đêm dâng với ngọn triều

Dô à dô kéo thuyền nhổ neo

Vi vu buồm lên cao

Dô à dô sóng reo dạt dào.

Trăng lên vừa nhô xa

Con thuyền trôi trong trời bao la

Mái chèo này chèo xa tắp bến bờ

Mau cùng nhau anh em ta

Dô dô dô hò hò

TTay bàn tay siết chặt trôi mau

Sông sâu là sông sâu

Sông này nuôi sống dân chài nghèo

Anh em cùng ra đây

khoang thuyền đây tay chài tay lưới

Ấy đời nhọc nhằn mà vui”

Ở bên dưới có sóng reo dạt dào, ở bên trên có trăng nhô lên cao. Những người dân chào nhanh tay chèo thuyền lướt trôi dưới trời bao la. Hình ảnh ấy tựa như những con thuyền chở đầy trăng đang ngao du giữa mênh mông sóng nước.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-tieng-dan-chai-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-6

Có thể ít người biết, trước khi di cư vào Sài Gòn, nhạc sĩ Phạm Đình Chương từng có thời gian dài sống ở nhiều vùng đất ở miền Bắc, trong đó có một lần dừng chân nhiều ngày bên sông Mã. Chính tại nơi này, ông đã được nhìn thấy cảnh ngư dân hồ hởi thả thuyền dập dềnh ra khởi. Đến khi bình minh ló rạng thì thấy những con thuyền trở về với khoang thuyền đầy ắp cá tôm. 

Có tận mắt chứng kiến, Phạm Đình Chương mới thấu hiểu được cuộc đời “nhọc nhằn mà vui” của những người dân miền biển. Để lưu lại những hình ảnh đó, sau này ông sáng tác thành bài:

“Tôi nhớ một chiều ánh lửa hồng soi thân yêu

Đâu bóng tre xanh

Đâu mắt mẹ hiền

Giọt lệ rưng rưng chờ mong bóng con

Ơ này anh em ơi…

Hương khói gia đình bát ngát trong câu mong chờ

Đêm khuya mơ hồ chan hòa bao tiếng ta hò:

Ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ới hò dô ta

Đêm nay thuyền ngược trường giang.

Cho mai sớm được vui khoang cá đầy

Ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ới hò dô ta

Lưới vung chụp ánh trăng vàng

Mồ hôi tôi đổ xuống hàng bờ lau

Ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ới hò dô ta

Ới ai đời sống dân chài, 

Đêm đêm soi bóng sông dài mà ca

Ô hò, hò dô ta

Lẳng lặng mà nghe ới hò dô ta

Sỏngu đợt vỡ lênh đênh

Tiếng reo cơn gió bập bềnh thuyền ta

Ô hò…

Hò dô ta ới hò dô ta

Hò dô ta ới hò dô ta”

Trong đoạn cuối của ca khúc, giai điệu bài hát dồn dập theo tiếng hò dô ta mô tả nhịp kéo lười của người dân chài miền biển. Thuyền lướt sông dài làm bạn cùng trăng sao, người vung lưới giữa biển xa, tưởng như là lưới chụp lên cả trăng vàng, đó là hình ảnh đẹp và lãng mạn vô bờ trong cuộc sống cần lao. Cuộc sống của họ thật giản dị, vui vẻ, bình yên và hạnh phúc. Họ vang ca khi lưới trúng mẻ cá lớn. Họ hân hoan khi thuyền cập bến có gia đình, làng xóm đón chờ: “Hương khói gia đình bát ngát trong câu mong chờ…”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
NSND Lệ Thủy: “Cô đào ngoại hạng” mới 15 tuổi đã lên hát chính, nức tiếng giới cải lương một thời
NSND Lệ Thủy: “Cô đào ngoại hạng” mới 15 tuổi đã lên hát chính, nức tiếng giới cải lương một thời
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND LỆ THỦY Tên thật: Dương Thị Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy). Nghệ danh: Lệ Thủy. Ngày sinh: 20/05/1948. Quê...

Chuyện tình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thúy Nga: Từ duyên thầy trò đến nghĩa vợ chồng
Chuyện tình nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ Thúy Nga: Từ duyên thầy trò đến nghĩa vợ chồng
[ad_1] Xưa nay, chuyện tình giữa nghệ sĩ với nhau không hẳn là lạ, nhưng để cùng nhau đầu bạc răng long thì không nhiều. Trong số những cặp đôi...

Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
Nhạc sĩ Hoàng Lang: “Ta còn thở, ta còn yêu, ta còn sáng tác”
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG LANG Tên thật: Phạm Phúc Hiển Nghệ danh: Hoàng Lang Ngày sinh: 1930 - 2004 Quê quán: Sài Gòn Nghề nghiệp: Nhạc...

Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
[ad_1] Ca sĩ Sơn Tuyền sở hữu giọng ca ngân vang như tiếng chuông, có nhiều ca khúc hit để đời. Nguồn: Internet Ca sĩ Sơn Tuyền là một trong...

Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương: “Xuân khúc kinh điển của nền tân nhạc Việt Nam
[ad_1] CA KHÚC "LY RƯỢU MỪNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Thu âm: Ban hợp ca Thăng Long Ca khúc "Ly...

Cuộc gặp xúc động giữa NS Hoàng Thi Thơ và người con trai ở bên kia chiến tuyến: “Để gặp được ba thế này đã có người phải chết thay con!”
Cuộc gặp xúc động giữa NS Hoàng Thi Thơ và người con trai ở bên kia chiến tuyến: “Để gặp được ba thế này đã có người phải chết thay con!”
[ad_1] Trước khi vào miền Nam sinh sống và nên duyên vợ chồng với ca sĩ Thúy Nga, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng có mối tình đậm sâu với...

Chữ “sầu” đã vận triệt để vào cuộc đời “đệ nhất đào thương” Út Bạch Lan như thế nào?
Chữ “sầu” đã vận triệt để vào cuộc đời “đệ nhất đào thương” Út Bạch Lan như thế nào?
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSƯT ÚT BẠCH LAN Tên thật: Đặng Thị Hai. Nghệ danh: Út Bạch Lan. Ngày sinh: 06/08/1935 - Ngày mất: 04/11/2016. Quê quán: Long...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

Danh ca Khánh Hà và cuộc tình muộn nhưng viên mãn như đã hò hẹn “từ muôn kiếp trước”
Danh ca Khánh Hà và cuộc tình muộn nhưng viên mãn như đã hò hẹn “từ muôn kiếp trước”
[ad_1] Danh ca Khánh Hà sinh năm 1952 tại Đà Lạt trong gia đình đông anh chị em. Sau này, gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống.  Trưởng thành...

“Khi xa Sài Gòn” của Lê Uyên Phương – Lời tâm tình của kẻ viễn phương
“Khi xa Sài Gòn” của Lê Uyên Phương – Lời tâm tình của kẻ viễn phương
[ad_1]  CA KHÚC "KHI XA SÀI GÒN” Sáng tác: Lê Uyên Phương Thể loại: Tình ca/ Nhạc phổ thơ Năm ra đời: 1972 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lê...

Ads Bottom