Ai mới là tác giả của ca khúc “Huế xưa”: Anh Bằng hay Châu Kỳ?


“Huế xưa” là của ai?

Ca khúc “Huế xưa” được mở đầu bằng câu hát ngọt ngào:

“Tôi có người em sông Hương núi Ngự,

của lũy tre Thôn Vỹ hiền từ, của kinh thành cổ xưa thật xưa.

Buổi trưa em che nón lá, cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ,

lũ chim quyên ngất ngây từ xa…”

Hồi thập niên 1990, 2000 có rất nhiều ca sĩ trong nước trình diễn ca khúc này như ca sĩ Vân Khánh, Cẩm Ly, Thu Hiền,… Và tất cả các ca sĩ này đều ghi tác giả sáng tác ca khúc “Huế xưa” là nhạc sĩ Châu Kỳ.



ca-khuc-hue-xua-la-cua-nhac-si-anh-bang-hay-nhac-si-chau-ky (1)
Bìa Album Cẩm Ly để ca khúc “Huế xưa” là nhạc sĩ Châu Kỳ


ca-khuc-hue-xua-la-cua-nhac-si-anh-bang-hay-nhac-si-chau-ky (2)
Bìa “Huế xưa” để nhạc sĩ sáng tác là Châu Kỳ

Trước đó, năm 1980 ở hải ngoại, ca sĩ Thiên Trang là người đầu tiên trình bày ca khúc “Huế xưa” và ghi tên tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng. Đến năm 1995, ca sĩ Thanh Lan trình bày ca khúc này trên Đĩa nhạc Asia số 10 với chủ đề “Gửi người một niềm vui” thì MC giới thiệu bài hát này là của nhóm Lê Minh Bằng.



ca-khuc-hue-xua-la-cua-nhac-si-anh-bang-hay-nhac-si-chau-ky (3)
Hình ảnh tra cứu

Khi tra cứu ca khúc “Huế xưa” trên danh mục những bài hát được cấp phép phát hành trên trang web của Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ VHTTDL thì xuất hiện 2 bài hát “Huế xưa” khác nhau, 1 bài của nhạc sĩ Anh Bằng, 1 bài của nhạc sĩ Châu Kỳ. Nhưng khi xem kỹ thì hai bài này chỉ là một.

Vậy tác giả thực sự của ca khúc “Huế xưa” là ai?

Sau này ca sĩ Thiên Trang tiết lộ rằng, khi Thiên Trang sang hải ngoại, đích thân nhạc sĩ Anh Bằng đã chỉ dẫn thêm về âm nhạc cho cô và mời cô về Asia cộng tác. Khi ấy, nhạc sĩ Anh Bằng đã thực hiện cho Thiên Trang một album nhạc toàn những bài do ông sáng tác, đó là băng Asia 31 mang tên “Tình khúc Anh Bằng”. Trong album này có ca khúc “Huế xưa”. Như vậy có thể thấy, nhạc sĩ Anh Bằng đã thừa nhận “Huế xưa” là nhạc phẩm do chính ông sáng tác. Ngoài ra, lúc sinh thời nhạc sĩ Châu Kỳ cũng chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận ông là tác giả của bài “Huế xưa”.



ca-khuc-hue-xua-la-cua-nhac-si-anh-bang-hay-nhac-si-chau-ky-2
Băng Asia 31 mang tên “Tình khúc Anh Bằng” của Thiên Trang


ca-khuc-hue-xua-la-cua-nhac-si-anh-bang-hay-nhac-si-chau-ky-1
Trong danh sách bài hát có ca khúc “Huế xưa”

Vậy tại sao lại sinh ra sự nhầm lẫn này? Đó là vào thời điểm trước năm 2000, nhạc của Anh Bằng và nhiều nhạc sĩ sinh sống ở hải ngoại bị cấm ở Việt Nam. Vì vướng khâu kiểm duyệt nên các ca sĩ khi phát thành ca khúc “Huế xưa” không thể để tên nhạc sĩ Anh Bằng được. Khi ấy, nhạc sĩ Châu Kỳ lại là một người con xứ Huế, nét nhạc của bài “Huế xưa” cũng rất giống với phong cách sáng tác của Châu Kỳ. Đó có thể là ký do khiến nhiều bìa băng đĩa trong nước thường để tên nhạc sĩ Châu Kỳ và khiến nhiều người nhầm lẫn ông là tác giả của ca khúc nổi tiếng này.

Quay lại năm 1995, khi trung tâm Asia đưa bài “Huế xưa” cho ca sĩ Thanh Lan hát, MC giới thiệu ca khúc này là do nhóm Lê Minh Bằng sáng tác. Được biết, nhóm Lê Minh Bằng là nhóm nhạc nổi tiếng do 3 nhạc sĩ gồm Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng gộp thành. Ca khúc “Huế xưa” được sáng tác sau năm 1975, nên không có sự tham gia của nhạc sĩ Minh Kỳ vì ông qua đời ở trong nước vào đúng năm 1975. Vì vậy có thể ca khúc này được nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác với sự góp sức của nhạc sĩ Lê Dinh, nên MC mới giới thiệu đây là sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng.

Như vậy có thể kết luận, ca khúc “Huế xưa” là của nhạc sĩ Anh Bằng. Hiện nay, trong các chương trình nhạc vàng trong nước giới biên tập cũng đã để tên nhạc sĩ Anh Bằng là người sáng tác.

Lời ca khúc “Huế xưa” của nhạc sĩ Anh Bằng

Tôi có người em sông Hương núi Ngự,

của lũy tre Thôn Vỹ hiền từ, của kinh thành cổ xưa thật xưa.

Buổi trưa em che nón lá, cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ,

lũ chim quyên ngất ngây từ xa.

Tôi sống độc thân trong căn phố nghèo

bởi trót thương nên nhớ thật nhiều, bởi em là hạnh phúc tình yêu.

Ở bên ni qua bên nớ cách con sông chuyến đò chẳng xa.

Nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ.

Huế ơi! Không biết bây chừ

tiếng ca nào vương bên mạn thuyền có ai chờ ai qua Tràng Tiền?

Không biết bây chừ nữ sinh mang nón bài thơ

để trai xứ Huế mộng mơ.

Huế ơi! Ta nhớ muôn đời

Bóng trăng hồ sen trong Hoàng Thành.

Tiếng chuông từng đêm Thiên Mụ buồn.

Ta nhớ muôn đời người con gái Huế quá xinh!

Tóc mây ngang lưng trữ tình.

Non nước Thần Kinh quê hương đất lạnh.

Cả trái tim sông núi của mình.

Cả linh hồn của dân hùng anh.

Bởi đâu gây nên nông nỗi cánh chim bay giữa trời lẻ loi.

Nhỏ tôi yêu khóc bao giờ nguôi?

Tôi đã lạc em trong cơn biến động.

Để tháng năm hai đứa lạnh lùng.

Để đêm ngày kẻ nhớ người mong.

Khổ đau cao như mây tím.

Phố năm xưa đã buồn buồn thêm.

Nhỏ yêu ơi! Biết đâu mà tìm?



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
Ca khúc “Chú Cuội” của Phạm Duy: Hóa ra là bản tình ca viết tặng vợ!
[ad_1] CA KHÚC "CHÚ CUỘI" Tên ca khúc: Chú Cuội Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Năm ra đời: 1948 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Ái Vân......

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH (1685-1750)
[ad_1] Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã có những đóng góp to lớn cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Nhạc của Bach đã tạo nên...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
SlimV: Từ anh DJ EDM không ai biết đến Giám đốc âm nhạc show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ PRODUCER SLIMV Tên thật: Cao Văn Vịnh. Nghệ danh: SlimV. Ngày sinh: 03/08/1988. Quê quán: Hà Nội. Nghề nghiệp: DJ, producer, nhạc sĩ và...

Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
Lạc bước vào “Mùa thu Đông Kinh” đầy lãng mạn của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "MÙA THU ĐÔNG KINH” Tên các khúc: Mùa thu Đông Kinh  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1963 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thúy...

Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 10 câu nói hay nhất về âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Khi nhắc tài hoa của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Phạm Duy phải thốt lên: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn...

“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
“Uống nước bên bờ suối” – Giai điệu tình yêu mang màu sắc hy vọng hiếm hoi trong sáng tác của Lê Uyên Phương
[ad_1] CA KHÚC "UỐNG NƯỚC BÊN BỜ SUỐI” Tên các khúc: Uống nước bên bờ suối Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
“Thu, hát cho người”: Nhạc phẩm lừng danh ra đời trong một giây xuất thần
[ad_1] VỀ CA KHÚC "THU, HÁT CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Thu hát cho người Nhạc sĩ sáng tác: Vũ Đức Sao Biển Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...