Ca khúc nhân văn nhất của nhạc sĩ Anh Bằng: Người thợ săn và đàn chim nhỏ!


Ca khúc “Người thợ săn và đàn chim nhỏ” của nhạc sĩ Anh Bằng gợi cho tôi ấn tượng về trách nhiệm, về thái độ của con người đối với muôn loài và với thiên nhiên. Một ca khúc cho thấy tính nhân bản và tâm lượng lớn của Anh Bằng.

Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng .

Bầu trời bình minh muôn ngàn tia nắng sớm xuyên màn sương.

Một vài cụm mây như chùm hoa trắng bay trong trời xanh,

Rất xinh và rất xinh.

Kìa một bầy nai vương sừng ngơ ngác phóng nhanh vào rừng .

Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi.

Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây.

Chim chết chim lạc bầy

Ngay hôm sau cũng nơi này

Chim đang kêu vang gọi bầy .

Nào ngờ bên gốc cây

Người thợ săn hôm trước

Núp thân sau lùm cây.

Chim yên tâm sống vô tình,

Yêu thương nhau trên đầu cành .

Đạn vụt bay đến nhanh

Cả bầy chưa tung cánh

Xác rơi trên đất lành .

Rồi người thợ săn âm thầm mang súng mang chim trở về .

Lề đường bầy chim không thù không oán hót cho người nghe .

Rượu nồng thịt thơm bao người nâng chén no say đùa vui

Đâu biết chim ngậm ngùi

(Lời ca khúc “Người thợ săn và bầy chim nhỏ”)

Ca khúc này của nhạc sĩ Anh Bằng là một nhạc phẩm được kể chuyện theo thứ tự, lớp lang. Từ ca từ thứ nhất tới ca từ cuối cùng, người ta không thấy sự xuất hiện của một danh từ trừu tượng hay một ngôn ngữ bác học nào. Thậm chí, nó cũng không thấp thoáng ít nhiều hình ảnh trừu tượng hay khơi gợi về một triết lý thâm sâu bí hiểm nào đó. Nhưng không vì thế mà độ sâu, sức chấn động tự thân của ca khúc “Người thợ săn và bầy chim nhỏ” của Anh Bằng bị giảm sút cường độ ý nghĩa, nếu không muốn nói là ngược lại.

Tôi không biết ca khúc này của nhạc sĩ Anh Bằng có được thính giả đón nhận như ca khúc “Đêm nguyện cầu” hay không. Riêng tôi, mỗi lần nghe ca khúc này đều không tránh khỏi nghĩ ngợi.



cam-nhan-ca-khuc-nguoi-tho-san-va-dan-chim-nho-cua-nhac-si-anh-bang (1)
Ca khúc “Người thợ săn và đàn chim nhỏ” của nhạc sĩ Anh Bằng

Trong phiên khúc một, Anh Bằng đã mở ra một cảnh tượng thanh bình, chan chứa an lạc với câu: “Bầu trời bình minh muôn ngàn tia nắng sớm xuyên màn sương/ Một vài cụm mây như chùm hoa trắng bay trong trời xanh…”. Làm nền cho sự xuất hiện của phiên khúc hai “Kìa một bầy nai vương sừng ngơ ngác phóng nhanh vào rừng/ Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi…”. Và bất thình lình, hình ảnh người thợ săn hiện lên lạnh lùng, đầy tương phản: “Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây…”, dẫn tới kết thúc đương nhiên: “Chim chết chim lạc bầy!”.

Chỉ với hai phiên khúc khởi đầu, nhạc sĩ Anh Bằng đã tài tình xây nên một kịch bản hai mặt của thiên đường và địa ngục, đầy bất ngờ, thình lình, như bên này bên kia của một cái chớp mắt.

Nhưng bi kịch không dừng lại ở đó. Thảm họa thường dành cho nó cái quyền được lặp đi lặp lại, cái quyền đi tới, nới rộng… “Ngay hôm sau cũng nơi này/ Chim đang kêu vang gọi bầy/ Nào ngờ bên góc cây/ Người thợ săn hôm trước/ Núp thân sau lùm cây”. Trong khi đó “Chim yên tâm sống vô tình/ Yêu thương nhau trên đầu cành/ Đạn vụt bay đến nhanh/ Cả bầy chưa tung cánh/ Xác rơi trên đất lành”.

Những câu trong bài hát khiến người nghe liên tưởng đến thực tế đời sống trong chiến tranh, “bầy chim nhỏ” không phải là những binh lính nơi trận tuyến, mà chính là dân lành, là phụ nữ, là trẻ thơ. Tất cả họ chỉ có một mơ ước, một khát khao duy nhất đó chính là được sống bình yên trong yêu thương và đùm bọc. Nhưng bi kịch đã tìm tới họ dù trong tay họ chẳng có lấy một khẩu súng…

Có những em bé chưa kịp lớn, những người trẻ chưa kịp sống như “cả bày chưa tung cánh” đã phải chịu cảnh “xác rơi trên đất lành”.

Theo một số nhà nghiên cứu về ảnh hưởng chiến tranh đối với dòng tân nhạc miền Nam 20 năm thì ca khúc “Người thợ săn và đàn chim nhỏ” của nhạc sĩ Anh Bằng là một trong những ca khúc mang nhiều tính nhân văn nhất.

Ngoài ra, ca khúc này của Anh Bằng còn rất thành công ở dạng kể chuyện đơn giản. Ca từ không cầu kỳ, không hoa mỹ, sâu xa. Vì thế mà khi đến với người nghe, nó có thể ở lại một cách tự nhiên, lâu dài.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đặng Thế Phong
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Đặng Thế Phong
[ad_1] Nhạc sĩ Đặng Thế Phong vĩnh viễn dừng lại tuổi xuân ở mốc 24 và chỉ để lại cho đời 3 nhạc phẩm bất hủ: Đêm thu, Con thuyền...

Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và cuộc hôn nhân cuối cùng: Đổ vỡ vì cá tính nghệ sĩ quá mạnh?
Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và cuộc hôn nhân cuối cùng: Đổ vỡ vì cá tính nghệ sĩ quá mạnh?
[ad_1] Ở thập niên 1970, khi mà làng nhạc trẻ Sài Gòn đa phần là các ban nhạc nước ngoài hoặc hát lời Việt nhạc ngoại thì Lê Hựu Hà...

Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
[ad_1] Lúc sinh thời Phạm Đình Chương cho rằng, ông tâm đắc nhất không phải là những ca khúc nổi tiếng mà là các bài hát được phổ nhạc từ...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Âm nhạc của Nguyễn Trung Cang chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái trái ngược hoàn toàn với âm nhạc tươi sáng của người bạn thân...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Ngọc Bích
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Ngọc Bích
[ad_1] Lắng nghe những tình khúc của nhạc sĩ Ngọc Bích, ta dễ dàng nhìn thấy bóng dáng một chàng nhạc sĩ của mơ mộng, của nhớ nhung da diết....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Mai tôi đi”: Một Paris lộng lẫy và u sầu
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Mai tôi đi”: Một Paris lộng lẫy và u sầu
[ad_1] CA KHÚC “MAI TÔI ĐI” Tên các khúc: Mai tôi đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: “Paris” của nhà thơ Nguyên Sa Năm phát thành: 2004...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Họp mặt lần cuối”: Lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Họp mặt lần cuối”: Lời giã từ tuổi học trò đầy day dứt
[ad_1] VỀ CA KHÚC HỌP MẶT LẦN CUỐI Tên ca khúc: Họp mặt lần cuối. Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc (dùng bút danh Hàn Sinh). Thể loại: Nhạc vàng....

Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...