“Mùa thu cho em” – lời tỏ tình rất ý nhị, nhạc phẩm đưa tên tuổi của Ngô Thụy Miên đến với công chúng


CA KHÚC “MÙA THU CHO EM”

  • Tên ca khúc: Mùa thu cho em
  • Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: 1968
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Lệ Thu, Ngọc Lan, Họa Mi, Quang Dũng, Lệ Quyên…

Ca khúc “Mùa thu cho em” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Dòng nhạc trữ tình Việt Nam thập niên 1960 trở về sau có sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ với nhiều ca khúc đầy mới mẻ. Đại diện cho thế hệ này là Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương và người trẻ nhất chính là Ngô Thụy Miên. Cả 5 người nhạc sĩ này đều viết tình ca nhưng mỗi người có một cá tính và màu sắc riêng, không trùng lặp, không trộn lẫn. Trong số 5 tên tuổi này, chỉ có 2 người dành cả sự nghiệp để sáng tác tình ca, đó là Từ Công Phụng và Ngô Thụy Miên. 

Tuy nhiên, cứ nhắc đến nhạc tình ca, công chúng nhiều thế hệ sẽ nghĩ ngay đến nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Mỗi bài hát của ông là một màu sắc, phong vị riêng biệt. Và tất cả các ca khúc đều dồn sức ca tụng tình yêu. Nhưng tình yêu trong âm nhạc của ông không bị đau thương bi lụy, thay vào đó là những lời dịu ngọt, êm đềm, vỗ về. Vì thế mà đến nay, âm nhạc của Ngô Thụy Miên vẫn được đón nhận, yêu mến.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-thu-cho-em-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-9
Tờ bìa ca khúc “Mùa thu cho em”

Ngô Thụy Miên viến nhạc từ năm 1963, khi mới 15 tuổi. Ông ra mắt công chúng ở miền Nam với ca khúc “Chiều nay không có em” và “Mùa thu cho em”. Hai ca khúc đầu tay được công chúng đón nhận nồng nhiệt, nhất là nhóm công chúng học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, ca khúc “Mùa thu cho em” nổi bật hơn cả, luôn nằm trong danh sách những ca khúc trữ tình hay nhất về mùa thu. 

Ca khúc “Mùa thu cho em” được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên chắp bút năm 1968, khi vừa tròn 20 tuổi. Ca khúc này như một lời tỏ tình ý nhị, và suốt hơn 50 năm qua, không biết bao người đã mượn lời ca khúc để tỏ tình. Và chính nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng từng thừa nhận rằng ca khúc này đã mang tên tuổi của ông đến gần với công chúng thập niên 1960 – 1970 hơn. Đây là một trong những bài tình ca được yêu cầu nhiều nhất trên đài phát thanh thời đó.

Nhạc phẩm “Mùa thu cho em” của Ngô Thụy Miên từng được thể hiện bởi nhiều ca sĩ gạo cội như Lệ Thu, Họa Mi, Ngọc Lan, Quang Dũng, Tùng Dương, Lệ Quyên… và gần đây nhất là các ca sĩ thuộc thế hệ genz như Phương Mỹ Chi, Juky San. Bằng sức sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ, các ca sĩ trẻ đã làm mới ca khúc cho hợp với phong cách âm nhạc thời nay hơn. Nhưng dù có phối đi phối lại hàng trăm bản, cover hàng nghìn lần thì chất tình trong “Mùa thu cho em” vẫn không hề thay đổi. Ca khúc vang lên như một thông điệp đầy tích cực về tình yêu và hi vọng. 

“Mùa thu cho em” – trải lá vàng dìu bước giai nhân

Khung cảnh lãng mạn của mùa thu trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Ở thế kry 19, qua nét vẽ của Levita, bức tranh nổi tiếng “Mùa thu vàng” ra đời. Vài mươi năm sau, các nhạc sĩ thời tiền chiến của Việt Nam đã khai phá nền tân nhạc với những ca khúc thu bất thủ, đó là mùa thu trong âm nhạc của Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn. Đến thập niên 1960, Đoàn Chuẩn đóng góp thêm “Thu vàng”, Phạm Mạnh Cương có “Thu ca” và Ngô Thụy Miên có “Mùa thu cho em”. Ca khúc được bắt đầu với những câu ca dịu dàng:

“Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ

em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương

Và em có nghe khi mùa thu tới

mang ái ân mang tình yêu tới

em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé”

Nếu mùa thu trong âm nhạc của Đặng Thế Phong nhuốm nỗi sầu vạn cổ thì mùa thu trong âm nhạc của Ngô Thụy Miên lại dịu dàng, êm ái, ngát hương như những lời thủ thỉ, tự tình với người yêu bé bỏng:

“Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ

em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương”

Ngô Thụy Miên có sự nhạy cảm trong âm nhạc, nhạy cảm với từng câu  từng chữ, từng hình ảnh mà ông đưa vào ca khúc của mình. Chàng nhạc sĩ trẻ có thể nghe thấy cả tiếng nai vàng hát trong “mưa giăng lá đổ”. Trong tiếng mưa ra rích của mùa thu, tiếng gió thổi, tiếng lá bay lao xạo, tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ còn nghe được cả tiếng nai vàng hát, là hát khúc yêu đương nồng say. Đó là khả năng rung cảm trước thiên nhiên mà không phải người nghệ sĩ nào cũng có được.

Chưa hết, chàng nhạc sĩ trẻ còn mượn cái hồn thu lãng đãng để rót mật vào tai nàng: “em có nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé…”. Mùa thu với màu vàng óng ả của nắng, màu úa của lá, màu xanh của cỏ cây trơn ướt những giọt sương mai, tất cả được gom lại tạo nên một bức họa tuyệt đẹp. Có phải vì vậy mà các nhạc sĩ hay tỏ tình trong tiết thu lãng đãng này:

“Em có hay mùa thu mua bay gió nhẹ

em có hay thu về hết dấu cô liêu

Và em có hay khi mùa thu tới

bao trái tim vương màu xanh mới

em có hay, hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây”

Mùa thu trải ra dìu góc giai nhân. Mùa thu tạo cơ hội cho chàng trai nhẹ nhàng bước đến bên giai nhân, đưa lời yêu vào trong nắng, trong gió mùa thu để truyền đến bên tai giai nhân. Mùa thu đã sang, tình yêu cũng cần sang trang mới, đắm say và dịu dàng.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-thu-cho-em-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-8
Lời ca khúc “Mùa thu cho em”

Trong cơn say đó, có lẽ chàng trai đã không còn phân biệt được đâu là mùa thu, đâu là tình người nữa, vì dương như cả hai đã hòa làm một:

“Nắng úa dệt mi em

và mây xanh thay tóc rối

nhạt môi môi em thơm nồng

tình yêu vương vương má hồng…”

Trong câu hát này, Ngô Thụy Miên có nhắc tới “mây xanh” – đó là cách ẩn dụ nhắc tới tên người mà ông dành cả đời để yêu thương, chiều chuộng – cô nữ sinh tên Đoàn Thanh Vân (vợ của ông sau này).

Đoạn nhạc tiếp theo, chàng nhạc sĩ buông lời “hứa hẹn”. Không biết “mây xanh” đã nhận lời yêu chưa và để rồi nhắn nhủ:

“sẽ hát bài cho em

và ru em yên giấc tối

ngày mai khi mưa giăng lưng đồi

chờ em anh nghe mùa thu tới…

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở

em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi

Và em có mơ khi mùa thu tới

hai chúng ta cùng chung lối

em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…”

Trong mùa thu lãng đãng, chàng trai rón rén hỏi người yêu, người có đang mơ về những mùa xuân nức nở và mắt hoen mi, hay mơ về một tương lai chung lối? Người ta vẫn bảo rằng, nếu cuộc sống này buồn tẻ quá thì hãy mở lòng đón nhận tình yêu. Khi yêu, trái tim sẽ bừng dậy cùng những hương vị thanh khiết: “em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương”.

Nếu không thể, thì người hãy nhớ rằng, ở lưng đồi kia ta vẫn đợi, và nghe những mùa thu đang tới: 

“ngày mai khi mưa ngang lưng đồi

chờ em anh nghe mùa thu tới”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...