“Miên khúc” – băng nhạc duy nhất có tất cả các ca khúc trở thành bất hủ


“Miên khúc” – băng nhạc thành công nhất thập niên 1970

Băng cối (magnetic) thịnh hành ở miền Nam từ đầu thập niên 1970, đã có vài trăm băng nhạc được thực hiện và phát hành. Mỗi băng nhạc có trung bình khoảng 18 ca khúc nhưng không phải ca khúc nào cũng trở thành “hit”. Có không ít ca khúc trong băng nhạc được thu âm, trình diễn một hai lần và đi vào quên lãng. Một băng nhạc có vài ca khúc trở nên nổi tiếng đã được gọi là thành công rồi. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn thập niên 1970, có một băng nhạc tạo ra tiếng vang rực rỡ. Tất cả các ca khúc trong băng nhạc này đều trở nên nổi tiếng, sống mãi cùng năm tháng. Cho đến bây giờ, các ca khúc trong băng nhạc đó vẫn liên tục được công chúng nhắc đến.

Băng nhạc bất tử đó gọi tên “17 tình ca Ngô Thụy Miên” được phát hành vào năm 1974. Đã qua nửa thế kỷ, băng nhạc này vẫn được công chúng đón nhận, nhiều bài hát đã được cover đi cover lại nhiều lần với nhiều giọng ca nội lực khác nhau.



nhung-dieu-it-biet-ve-bang-nhac-mien-khuc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-4
17 ca khúc trong băng nhạc “Miên khúc” Ngô Thụy Miên

“17 tình ca Ngô Thụy Miên” còn được gọi với cái tên khác là “Miên tình ca” hay “Miên khúc” (do trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành vào đầu năm 1975). “Miên tình ca” được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác trong giai đoạn từ 1965 đến 1975. Bài hát đầu tiêbn hoàn tất vào năm 1965 là “Chiều nay không có em” và ca khúc cuối cùng được viết trong năm 1972 là “Mắt biếc”. 

17 ca khúc trong băng nhạc này gồm: Mùa thu cho em; Giáng ngọc; Tình khúc tháng 6; Áo lụa Hà Đông; Paris có gì lạ không em; Dấu tình sầu; Từ giọng hát em; Mắt thu; Chiều nay không có em; Mắt biếc; Tuổi mười ba; Niệm khúc cuối; Bản tình cuối; Giọt nước mắt ngà; Tình khúc mùa xuân; Giọt nắng hồng; Tình khúc buồn.

“Miên khúc” – báu vật của người yêu nhạc xưa

“Miên khúc” được giới thiệu đến công chúng thông qua những giọng ca đầy nội lực như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Châu Hà, Thanh Lan, Xuân Sơn, Sơn Ca, Duy Quang, Duy Trác, Kim Tuấn. Trong số những ca sĩ góp mặt trong băng nhạc này, ngoại trừ Kim Tuấn, còn lại là những giọng ca hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Họ đã hát như thể bài hát viết dành riêng cho mình và đã tạo ra những dấu ấn rất riêng. Các bản thu đều đã trở thành một chuẩn mực được kiểm chứng với thời gian.

Giờ đây, khi nhắc đến “Mùa thu cho em”, người ta đồng nhắc đến ca sĩ Xuân sơn; khi nhắc đến “Tuổi mười ba” và “Paris có gì lạ không em” thì phải nhắc đến cả tên tuổi của danh ca Thái Thanh; khi nhắc về “Niệm khúc cuối” thì không thể thiếu bóng dáng giọng ca Khánh Ly; khi nhắc đến “Áo lụa Hà Đông”, “Mắt biếc” thì không thể quên được giọng hát Duy Trác… 



nhung-dieu-it-biet-ve-bang-nhac-mien-khuc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-8
Tờ bìa giới thiệu về những ca sĩ góp giọng trong băng nhạc “Miên khúc”

Đặc biệt, không thể không nhắc đến phần hòa âm tuyệt vời của nhạc sĩ Văn Phụng. Ông đã soạn hòa âm và chỉ huy dàn nhạc để dùng âm thanh tô đậm cho giai điệu. Từ đó truyền tải được tinh thần của bài hát, cùng tất cả những tâm tư và tình cảm mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã đặt bài mỗi ca khúc. 

Được biết, hầu hết các bài hát trong “Miên khúc” đã được thu âm nhiều lần trong nửa thế kỷ, với sự góp mặt của những giọng ca tên tuổi ở trong nước lẫn hải ngoại. Nhiều bản thu mới cũng để lại những dấu ấn riêng. Tuy nhiên, bản thu đầu tiên năm 1974 vẫn là dấu ấn đặc biệt, khẳng định giá trị vĩnh cửu, trường tồn cùng năm tháng. 

Khi nhắc về băng nhạc “Miên khúc”, nhạc sĩ Ngô Thụy miên cho biết: Ông đã làm việc trực tiếp với từng ca sĩ trong lúc thu âm để đảm bảo ca sĩ hát đúng theo ý của tác giả. Việc này nhằm mục đích diễn tả chính xác từng lời ca, ý nhạc, chuyên chở những tình cảm tâm tư mà nhạc sĩ muốn gửi đến công chúng.

Băng nhạc “Miên khúc” được thực hiện vào năm 1974 và chính thức phát hành năm 1975. Đó là thời điểm mà không có nhiều người Sài Gòn có tâm trạng để nghe, thưởng thức tình ca. Trong bối cảnh như vậy, có lẽ không có nhiều người để tâm đến sản phẩm đầy tâm huyết của Ngô Thụy Miên.



nhung-dieu-it-biet-ve-bang-nhac-mien-khuc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-3
Nhạc sĩ Văn Phụng là người góp công lớn vào sự thành công của băng nhạc “Miên khúc”

Thế nhưng, sau 1975, khi tình hình đã tạm lắng xuống, người dân đã bắt đầu quan tâm đến băng nhạc và cũng từ đây, “Miên khúc” bắt đầu được chú ý. Chỉ trong một thời gian ngắn, “Miên khúc” trở thành báu vật của những người yêu nhạc, họ muốn hoài niệm về một quá khứ chưa xa lắm.

Sự thành công của băng nhạc “Miên khúc” đã chứng tỏ tài năng sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Năm đó, ông vẫn là một nhạc sĩ trẻ so với lứa nhạc sĩ cùng thời. Nhiều ca khúc của ông mang nhiều phong cách khác nhau, mang đến cho người nghe những tâm trạng và cảm xúc rất riêng. Đó có thể là giây phút yêu thương lãng mạn của mùa thu nhưng cũng có thể là xúc cảm mới lớn hay nỗi đau chia ly.

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã dành tất cả những ca từ tinh túy nhất, những giai điệu âm nhạc hay nhất để gộp lại, tạo nên “Miên khúc” bất hủ mà tất cả các ca khúc trong băng nhạc này đều trở nên nổi tiếng. 

Trong nền âm nhạc Việt, nhạc sĩ Ngô Thuy Miên là người hiếm hoi dành cả cuọc đời sáng tác đúng một thể loại, đó là tình ca.

Ông từng chia sẻ: “Từ bao nhiêu năm nay, ông chỉ viết tình ca vì thấy thích hợp với con người, với cá tính của mình, và cũng vì tình yêu mãi mãi vẫn là một chủ đề muôn thuở cho người nghệ sĩ sáng tác. Các chủ đề tình yêu, thân phận, quê hương đã được khai triển rộng rãi trong nhiều thập niên vừa qua với bao nhiêu tác giả và tác phẩm. Được biết đến như một người viết tình ca cũng đã là quá đủ cho tôi rồi. Hơn nữa, tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi”. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...

Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...

Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
[ad_1] CA KHÚC "MẮT LỆ CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Mắt lệ cho người Sáng tác: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: Sau 1975 Ca sĩ...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn, ông sáng tác đa diện và ở mặt nào cũng có những tác phẩm đặc sắc, đóng góp vào...

Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến Nhạc sĩ Lam Phương (1937 - 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc...

Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
[ad_1] CA KHÚC "YÊU" Tên ca khúc: Yêu Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niêm 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
[ad_1] CA KHÚC "VÀO HẠ" Sáng tác: Lê Hựu Hà Thể loại: Nhạc trẻ Năm ra đời: Cuối thập niên 1980 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Nhã Phương, Mỹ...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
[ad_1] Theo quan điểm chủ quan của người viết, sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của nhạc sĩ Lê Thương có 3 ca khúc bất hủ: Trường ca Hòn vọng...

Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ THANH TUYỀN Tên thật: Phạm Như Mai Nghệ danh: Thanh Tuyền Ngày sinh:  29/10/1948. Quê quán: Đà Lạt, Lâm Đồng. Nghề nghiệp:...