“Miên khúc” – băng nhạc duy nhất có tất cả các ca khúc trở thành bất hủ


“Miên khúc” – băng nhạc thành công nhất thập niên 1970

Băng cối (magnetic) thịnh hành ở miền Nam từ đầu thập niên 1970, đã có vài trăm băng nhạc được thực hiện và phát hành. Mỗi băng nhạc có trung bình khoảng 18 ca khúc nhưng không phải ca khúc nào cũng trở thành “hit”. Có không ít ca khúc trong băng nhạc được thu âm, trình diễn một hai lần và đi vào quên lãng. Một băng nhạc có vài ca khúc trở nên nổi tiếng đã được gọi là thành công rồi. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn thập niên 1970, có một băng nhạc tạo ra tiếng vang rực rỡ. Tất cả các ca khúc trong băng nhạc này đều trở nên nổi tiếng, sống mãi cùng năm tháng. Cho đến bây giờ, các ca khúc trong băng nhạc đó vẫn liên tục được công chúng nhắc đến.

Băng nhạc bất tử đó gọi tên “17 tình ca Ngô Thụy Miên” được phát hành vào năm 1974. Đã qua nửa thế kỷ, băng nhạc này vẫn được công chúng đón nhận, nhiều bài hát đã được cover đi cover lại nhiều lần với nhiều giọng ca nội lực khác nhau.



nhung-dieu-it-biet-ve-bang-nhac-mien-khuc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-4
17 ca khúc trong băng nhạc “Miên khúc” Ngô Thụy Miên

“17 tình ca Ngô Thụy Miên” còn được gọi với cái tên khác là “Miên tình ca” hay “Miên khúc” (do trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành vào đầu năm 1975). “Miên tình ca” được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác trong giai đoạn từ 1965 đến 1975. Bài hát đầu tiêbn hoàn tất vào năm 1965 là “Chiều nay không có em” và ca khúc cuối cùng được viết trong năm 1972 là “Mắt biếc”. 

17 ca khúc trong băng nhạc này gồm: Mùa thu cho em; Giáng ngọc; Tình khúc tháng 6; Áo lụa Hà Đông; Paris có gì lạ không em; Dấu tình sầu; Từ giọng hát em; Mắt thu; Chiều nay không có em; Mắt biếc; Tuổi mười ba; Niệm khúc cuối; Bản tình cuối; Giọt nước mắt ngà; Tình khúc mùa xuân; Giọt nắng hồng; Tình khúc buồn.

“Miên khúc” – báu vật của người yêu nhạc xưa

“Miên khúc” được giới thiệu đến công chúng thông qua những giọng ca đầy nội lực như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Châu Hà, Thanh Lan, Xuân Sơn, Sơn Ca, Duy Quang, Duy Trác, Kim Tuấn. Trong số những ca sĩ góp mặt trong băng nhạc này, ngoại trừ Kim Tuấn, còn lại là những giọng ca hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Họ đã hát như thể bài hát viết dành riêng cho mình và đã tạo ra những dấu ấn rất riêng. Các bản thu đều đã trở thành một chuẩn mực được kiểm chứng với thời gian.

Giờ đây, khi nhắc đến “Mùa thu cho em”, người ta đồng nhắc đến ca sĩ Xuân sơn; khi nhắc đến “Tuổi mười ba” và “Paris có gì lạ không em” thì phải nhắc đến cả tên tuổi của danh ca Thái Thanh; khi nhắc về “Niệm khúc cuối” thì không thể thiếu bóng dáng giọng ca Khánh Ly; khi nhắc đến “Áo lụa Hà Đông”, “Mắt biếc” thì không thể quên được giọng hát Duy Trác… 



nhung-dieu-it-biet-ve-bang-nhac-mien-khuc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-8
Tờ bìa giới thiệu về những ca sĩ góp giọng trong băng nhạc “Miên khúc”

Đặc biệt, không thể không nhắc đến phần hòa âm tuyệt vời của nhạc sĩ Văn Phụng. Ông đã soạn hòa âm và chỉ huy dàn nhạc để dùng âm thanh tô đậm cho giai điệu. Từ đó truyền tải được tinh thần của bài hát, cùng tất cả những tâm tư và tình cảm mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã đặt bài mỗi ca khúc. 

Được biết, hầu hết các bài hát trong “Miên khúc” đã được thu âm nhiều lần trong nửa thế kỷ, với sự góp mặt của những giọng ca tên tuổi ở trong nước lẫn hải ngoại. Nhiều bản thu mới cũng để lại những dấu ấn riêng. Tuy nhiên, bản thu đầu tiên năm 1974 vẫn là dấu ấn đặc biệt, khẳng định giá trị vĩnh cửu, trường tồn cùng năm tháng. 

Khi nhắc về băng nhạc “Miên khúc”, nhạc sĩ Ngô Thụy miên cho biết: Ông đã làm việc trực tiếp với từng ca sĩ trong lúc thu âm để đảm bảo ca sĩ hát đúng theo ý của tác giả. Việc này nhằm mục đích diễn tả chính xác từng lời ca, ý nhạc, chuyên chở những tình cảm tâm tư mà nhạc sĩ muốn gửi đến công chúng.

Băng nhạc “Miên khúc” được thực hiện vào năm 1974 và chính thức phát hành năm 1975. Đó là thời điểm mà không có nhiều người Sài Gòn có tâm trạng để nghe, thưởng thức tình ca. Trong bối cảnh như vậy, có lẽ không có nhiều người để tâm đến sản phẩm đầy tâm huyết của Ngô Thụy Miên.



nhung-dieu-it-biet-ve-bang-nhac-mien-khuc-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-3
Nhạc sĩ Văn Phụng là người góp công lớn vào sự thành công của băng nhạc “Miên khúc”

Thế nhưng, sau 1975, khi tình hình đã tạm lắng xuống, người dân đã bắt đầu quan tâm đến băng nhạc và cũng từ đây, “Miên khúc” bắt đầu được chú ý. Chỉ trong một thời gian ngắn, “Miên khúc” trở thành báu vật của những người yêu nhạc, họ muốn hoài niệm về một quá khứ chưa xa lắm.

Sự thành công của băng nhạc “Miên khúc” đã chứng tỏ tài năng sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Năm đó, ông vẫn là một nhạc sĩ trẻ so với lứa nhạc sĩ cùng thời. Nhiều ca khúc của ông mang nhiều phong cách khác nhau, mang đến cho người nghe những tâm trạng và cảm xúc rất riêng. Đó có thể là giây phút yêu thương lãng mạn của mùa thu nhưng cũng có thể là xúc cảm mới lớn hay nỗi đau chia ly.

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã dành tất cả những ca từ tinh túy nhất, những giai điệu âm nhạc hay nhất để gộp lại, tạo nên “Miên khúc” bất hủ mà tất cả các ca khúc trong băng nhạc này đều trở nên nổi tiếng. 

Trong nền âm nhạc Việt, nhạc sĩ Ngô Thuy Miên là người hiếm hoi dành cả cuọc đời sáng tác đúng một thể loại, đó là tình ca.

Ông từng chia sẻ: “Từ bao nhiêu năm nay, ông chỉ viết tình ca vì thấy thích hợp với con người, với cá tính của mình, và cũng vì tình yêu mãi mãi vẫn là một chủ đề muôn thuở cho người nghệ sĩ sáng tác. Các chủ đề tình yêu, thân phận, quê hương đã được khai triển rộng rãi trong nhiều thập niên vừa qua với bao nhiêu tác giả và tác phẩm. Được biết đến như một người viết tình ca cũng đã là quá đủ cho tôi rồi. Hơn nữa, tôi không cảm thấy mình muốn viết về những đề tài đó, cho nên tôi chỉ viết về tình ca không mà thôi”. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
[ad_1] Chuyện xảy ra đã lâu, song tôi vẫn còn nhớ như một kỷ niệm khó quên trong đời. Tôi bị áp xe, cánh tay sưng, người sốt cao, phải...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Top 2 triết lý trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn
Top 2 triết lý trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn
[ad_1] Sinh thời, Trịnh Công Sơn từng viết, ông thích triết học và muốn đưa triết học vào âm nhạc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Đan Nguyên
[ad_1] Ca sĩ Đan Nguyên là một trong những nghệ sĩ hải ngoại được yêu thích, và đây là top 3 ca khúc hay nhất của anh. Nguồn: Internet Ca...

NHẠC JAZZ LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ JAZZ THEO NHIỀU GÓC ĐỘ
NHẠC JAZZ LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ JAZZ THEO NHIỀU GÓC ĐỘ
[ad_1] Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhạc Jazz bắt đầu ra đời ở New Orleans, Louisiana, Mỹ. Ở giai đoạn ban đầu, Jazz là sự kết...

Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
Trường ca “Hội trùng dương” – Tuyệt tác tân nhạc ca tụng một Việt Nam can trường, bất khuất
[ad_1] TRƯỜNG CA "HỘI TRÙNG DƯƠNG" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Trường ca Năm phát hành: 29/7/1954 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng Long...

NSND Y Moan: Tiếc thương tài năng hiếm có nhưng đoản mệnh của núi rừng Tây Nguyên
NSND Y Moan: Tiếc thương tài năng hiếm có nhưng đoản mệnh của núi rừng Tây Nguyên
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ NSND Y MOAN Tên thật: Y Moan Êñuôl (tên khai sinh), Y Bliêo (tên thật). Nghệ danh: Y Moan. Ngày sinh: 06/09/1957 - Ngày...

Elvis Phương – nam danh ca điển trai luôn đứng ngoài lề những chuyện tình tay ba, tay tư: “Tôi không có ‘khiếu’ lăng nhăng”
Elvis Phương – nam danh ca điển trai luôn đứng ngoài lề những chuyện tình tay ba, tay tư: “Tôi không có ‘khiếu’ lăng nhăng”
[ad_1] Elvis Phương - ca sĩ điển trai, dành cả cuộc đời cho âm nhạc Elvis Phương (tên thật là Phạm Ngọc Phương, SN 1954) là ca sĩ điển trai,...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
[ad_1] VỀ CA KHÚC NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tên ca khúc: Nỗi buồn hoa phượng. Nhạc sĩ sáng tác: Thanh Sơn. Thể loại: Nhạc trữ tình bolero. Nằm trong album: Thanh...

ÂM NHẠC THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (1890-1975)
ÂM NHẠC THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (1890-1975)
[ad_1] Âm nhạc thời kỳ hiện đại – chỉ riêng những từ này có thể cũng đủ làm bạn chạy xa cả dặm. Đúng, để nghe được âm nhạc thời...

“Thăng Long hành khúc ca” của Văn Cao: Xây đắp vinh quang bằng chí khí anh hùng
“Thăng Long hành khúc ca” của Văn Cao: Xây đắp vinh quang bằng chí khí anh hùng
[ad_1] CA KHÚC "THĂNG LONG HÀNH KHÚC CA” Tên các khúc: Thăng Long hành khúc ca Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1943 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Nhóm Thăng Long,...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÉLA BARTÓK (1881–1945)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÉLA BARTÓK (1881–1945)
[ad_1] Béla Bartók (1881–1945), nhà soạn nhạc lớn người Hungrary, là một trong số những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ông có cùng chung niềm đam...

Ca khúc “Ngàn thu áo tím” ra đời từ chính chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng
Ca khúc “Ngàn thu áo tím” ra đời từ chính chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng
[ad_1] VỀ CA KHÚC "NGÀN THU ÁO TÍM" Tên ca khúc: Ngàn thu áo tím Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Trọng Thơ: Vĩnh Phúc Thể loại: Nhạc trữ tình Năm...