Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng


Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội và dĩ nhiên nhiều hơn cả là tình ca. Dù ở thể loại nào đi chăng nữa, dù nhạc sĩ Anh Bằng viết một mình hay viết chung với nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ thì những ca khúc ấy đều được quần chúng ở nhiều trình độ đón nhận nồng nhiệt.

Về tình khúc Anh Bằng, có người đã ví sự phong phú của ông trong đề tài này như một khu rừng rậm rạp với nhiều cây cỏ, hoa trái bất ngờ. Thậm chí, nhạc sĩ Anh Bằng có những tình khúc được công chúng yêu thích, nhưng số người không biết đó là sáng tác của ông, cũng là một con số đáng kể.

Tôi nhớ, thời trước tháng 4 năm 1975, một nhạc sĩ nổi tiếng và là người có tài “bắt mạch quần chúng”, “bắt mạch thị trường” từng nói: Nếu mỗi năm một nhạc sĩ có khoảng 4,5 bài tung ra thị trường, lọt vào danh sách “top hits” thì đã giỏi lắm rồi.

Ông giải thích rằng: “Bởi vì không phải bất cứ sáng tác nào khi được tác giả, nhà xuất bản nhạc lẻ, nhà thu đĩa quảng bá bằng mọi phương tiện cũng được quần chúng đón nhận. Dù cho tác giả đó khẳng định đó là một nhạc phẩm công phu, hết sức có giá trị… nhưng một khi đã “sượng” thị trường thì có làm gì cũng vô ích mà thôi. Bởi thế, có những nhạc sĩ mỗi năm sáng tác vài chục bài, nhưng tổng kết lại thì chẳng được bài nào hết”.

Người nhạc sĩ tài ba này còn nhấn mạnh rằng: “Ngày xưa, thời tiền chiến, nhiều nhạc sĩ chỉ cần một bài “ăn khách” là đủ nổi tiếng, đủ dương danh với đời rồi. Ví như Hoàng Quý với “Cô láng giềng”, Nguyễn Văn Tý với “Dư âm”, Lê Hoàng Long với “Gợi giấc mơ xưa”,… chẳng hạn. Nhưng thời buổi bây giờ là thời buổi của hàng ngàn chứ không phải hàng trăm hay hàng chục nhạc sĩ như thời trước. Sự nhộn nhịp, sầm uất ở lãnh vực tân nhạc này đưa mọi người người tới tình trạng cạnh tranh ráo riết. Nếu không muốn bị lãng quên thì lâu lâu, hoặc cũng một hai năm phải có được cho mình 1-2 ca khúc vào “top hits” mới được”.



nha-tho-du-tu-le-nhan-xet-ve-am-nhac-cua-nhac-si-anh-bang (1)
Chân dung nhà thơ Du Tử Lê và nhạc sĩ Anh Bằng

Trong khi đó, nhạc sĩ Anh Bằng và nhóm Lê Minh Bằng (bút hiệu chung của nhóm nhạc sĩ gồm Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng) chẳng những không phải mỗi 3 tháng, hay 1-2 năm mà “Có khi ông ấy trúng “Jackpot” tới 2 -3 lần trong vòng vài tháng, thời Sài Gòn trước năm 1975 của chúng tôi…”.

Một nhạc sĩ ở hải ngoại, khi được hỏi về trường hợp của nhạc sĩ Anh Bằng trong sáng tác đã nói rằng: “Bình thường khả năng sáng tạo của một người làm công việc sáng tác dù ở bộ môn nghệ thuật nào đi chăng nữa cũng sẽ bị chậm lại, trước khi lụi tàn hoàn toàn theo tuổi tác, thời gian. Sức sáng tác của một nhạc sĩ ở độ tuổi 50 sẽ sung mãn hơn nhiều so với cùng tác giả đó ở tuổi 60. Ngọn lửa sáng tạo cũng của tác giả đó ở tuổi 70 sẽ yếu hơn, lom dom hơn nữa, từ lượng tới phẩm, trước khi dần đến chỗ tắt hẳn… Nói như thế không có nghĩa là không có những tác giả ngoại lệ. Tất nhiên số nhạc sĩ nằm trong trương hợp ngoại lệ này rất ít, nhưng một khi đã là ngoại lệ thì chẳng những nhịp độ sáng tác của họ không giảm sút mà còn mạnh mẽ hơn về cả lượng và phẩm. Tôi nghĩ nhạc sĩ Anh Bằng là một trong số ít đó!”.

Việc này đã được chứng thực qua những năm tháng ở xứ người, càng lớn tuổi, nhạc sĩ Anh Bằng lại càng cho thấy mức độ sáng tác sung mãn của ông. Hiện tại, ở tuổi 80 với tình trạng gần như mất hẳn thính lực vậy mà khả năng sáng tác của Anh Bằng lại chẳng bị chậm hay gặp trở ngại.

Trong vòng trên dưới 1 năm qua, Trung tâm Asia đã giới thiệu với công chúng một loạt tình khúc của ông, liên tiếp tạo nên tiếng vang lớn trong giới âm nhạc ở hải ngoại và trong nước.

Nếu tôi nhớ không lầm thì cơn sốt “Mai tôi đi” (thơ Nguyên Sa, nhạc Anh Bằng) vừa dấy lên liền như một cơn địa chấn trong trái tim những người yêu nhạc, thì những ca khúc kế tiếp như “Anh còn nợ em”, “Anh còn yêu em”, hay gần hơn là ca khúc “Có một ngày”… nối tiếp nhau tạo thành những trận bão tha thiết lòng người.

Đây chỉ mới là một phần rất nhỏ trong tổng số những sáng tác nhạc sĩ Anh Bằng được phổ biến tới công chúng.

Bước sâu vào khu rừng tình khúc Anh Bằng, tôi nghĩ chúng ta không thể không đề cập đến khía cạnh nhạc phổ thơ của người nhạc sĩ tài hoa này. Tôi muốn đề cập đến lĩnh vực này không phải vì Anh Bằng là một trong số ít những nhạc sĩ tìm đến thi ca. Trái lại, ngay từ thời sơ khai của nhạc tiền chiến, các nhạc sĩ mở đường cho tân nhạc Việt cũng đã tìm đến với thơ ca như một tình yêu ngây ngất. Có thế xem đó là những cuộc hôn phối không thể lý tưởng hơn giữa thơ ca và âm nhạc.

Nếu phải chọn một nhạc sĩ ăn ở với thơ ca một cách tốt đẹp từ 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam và gắn bó keo sơn với nó trên 3 thập niên hải ngoại thì theo tôi người đó không ai khác chính là nhạc sĩ Anh Bằng. Tôi có cảm tưởng nhạc sĩ Anh Bằng chính là người được định mệnh ưu ái, mỉm cười hào phóng mở mọi cánh cửa thơ ca cho ông bước vào. Như một người tình thủy chung, suốt đời đi tìm tình yêu duy nhất của đời mình.

Nhìn lại chặng đường thơ nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, người ta thấy ông không chỉ tìm đến những thi sĩ hiện đại, những nhà thơ tị nạn nơi quê người mà ông đến cả với thơ ca của những thi sĩ tiền chiến như Thái Can, Yên Thao, Hồ Dzếnh,… Đặc biệt, có những thi sĩ thuộc 20 năm văn học miền Nam trước đây được rất nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ khác nhau tìm đến như nhà thơ Nguyên Sa. Thơ của chàng thi sĩ này (người từng được cố nhà văn Mai Thảo ngợi ca là 1 trong 7 ngôi sao Bắc đẩu tỏa sáng trong nửa thế kỷ thơ Việt Nam), đã đem thành công, tạo nên tên tuổi cho rất nhiều nhạc sĩ.

Trong tập thơ “Thơ Nguyên Sa” xuất bản năm 1958 ở Sài Gòn, bìa “Paris” là một bài thơ ở dạng tự do, rất giàu hình ảnh và âm điệu nhưng lại không được một nhạc sĩ nào chấm chọn. Phải đợi đến lúc nhạc sĩ Anh Bằng thực hiện một cuộc “hợp hôn” cách đây vài năm, bài thơ “Paris” mới trở thành bản tình ca với tên gọi mới là “Mai tôi đi”. Và không ngoại lệ “Mai tôi đi” đã bước chân vào hàng “Top hits” một thời.

Cảm thụ nhạy bén với thi ca và khả năng kể chuyện bằng ca từ, theo tôi đó là hai trong số những yếu tố quan trọng tạo thành vương quốc nhạc Anh Bằng hôm qua, hôm nay và cả ngày mai nữa.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...

Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...

Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
[ad_1] CA KHÚC "MẮT LỆ CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Mắt lệ cho người Sáng tác: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: Sau 1975 Ca sĩ...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn, ông sáng tác đa diện và ở mặt nào cũng có những tác phẩm đặc sắc, đóng góp vào...

Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến Nhạc sĩ Lam Phương (1937 - 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc...

Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
[ad_1] CA KHÚC "YÊU" Tên ca khúc: Yêu Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niêm 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
Ca khúc “Vào hạ” và thông điệp “chữa lành” cuộc đời từ nhạc sĩ Lê Hựu Hà
[ad_1] CA KHÚC "VÀO HẠ" Sáng tác: Lê Hựu Hà Thể loại: Nhạc trẻ Năm ra đời: Cuối thập niên 1980 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Nhã Phương, Mỹ...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lê Thương
[ad_1] Theo quan điểm chủ quan của người viết, sự nghiệp âm nhạc rực rỡ của nhạc sĩ Lê Thương có 3 ca khúc bất hủ: Trường ca Hòn vọng...

Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
Ca sĩ Thanh Tuyền: Đời nhiều thăng trầm của nàng “sơn ca miền đất lạnh” tài hoa
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ THANH TUYỀN Tên thật: Phạm Như Mai Nghệ danh: Thanh Tuyền Ngày sinh:  29/10/1948. Quê quán: Đà Lạt, Lâm Đồng. Nghề nghiệp:...