“Giọt mưa thu” – tuyệt phẩm cuối cùng trong đời chàng nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Đặng Thế Phong


CA KHÚC “GIỌT MƯA THU”

  • Tên ca khúc: Giọt mưa thu
  • Sáng tác: Đặng Thế Phong
  • Thể loại: Nhạc tiền chiến
  • Năm ra đời: 1942
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Thúy, Thái Thanh, Khánh Ngọc…

Ca khúc “Giọt mưa thu” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Đặng Thế Phong là nhạc sĩ thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Ông cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho giai đoạn âm nhạc tiền chiến. 

Cuộc đời của Đặng Thế Phong long đong lận đận nên âm nhạc của ông cũng nhuốm màu sắc u sầu. Dường như mỗi ca khúc là một giai đoạn trong đời, lược thuật lại những câu chuyện, sự kiện quan trọng với ông.

Được biết, sự nghiệp sáng tác của Đặng Thế Phong chỉ có 3 ca khúc và cả 3 đều rất nổi tiếng. Trong đó, ca khúc “Đêm thu” được viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội năm 1940; “Con thuyền không bến” được hoàn thiện tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia năm 1941. Và cuối cùng là ca khúc “Giọt mưa thu” được sáng tác năm 1942.

Ca khúc “Giọt mưa thu” là nhạc phẩm được Đặng Thế Phong viết vào những ngày cuối đời khi đang nằm trên giường bệnh. Ban đầu, ca khúc này được đặt tên là “Vạn cổ sầu” nhưng sau đó vì nghe theo lời bạn bè, ông đổi lại thành “Giọt mưa thu”.  Cho đến nay, không ai biết vì sao, ở tuổi 24 mà Đặng Thế Phong lại thấu được cái “vạn cổ sầu” của kiếp nhân sinh. Phải chăng là do số mệnh, là sự báo trước về một kiếp người buồn bã, yểu mệnh.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-giot-mua-thu-cua-nhac-si-dang-the-phong-0
Tờ bìa ca khúc “Giọt mưa thu” của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Đặc biệt, “Giọt mưa thu” – ca khúc cuối cùng trong đời nhạc sĩ trẻ tài hoa Đặng Thế Phong còn trở thành niềm cảm hứng cho nhạc sĩ Hoàng Dương sáng tác nên ca khúc “Tiếc thu” nổi tiếng. Có một giai thoại khác viết rằng: Ca sĩ Thanh Thúy năm 16 tuổi, hàng đêm tại nhà hàng Mỹ Cảnh thường hát “Giọt mưa thu” với cảm xúc rất mãnh liệt. Cô nhớ đến người mẹ bị phổi nặng, đang mòn mỏi chờ con trong căn nhà ở con hẻm sâu và bật khóc. Những giọt nước mắt đọng trên vành mi cô ca sĩ trẻ đã gieo vào lòng Trịnh Công Sơn cảm xúc ngập tràn để ông viết nên ca khúc “Ướt mi”, rồi sau đó là “Thương một người”. Chính vì thế mà một số ý kiến cho rằng, ca khúc “Giọt mưa thu” là một yếu tố ảnh hưởng đến việc ra đời ca khúc “Ướt mi” của nhạc sĩ họ Trịnh. 

Nói về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt mưa thu”, nhạc sĩ Lê Hoàng Long chia sẻ: “Thế rồi vào một hôm mưa tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác này là “Vạn cổ sầu”. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người dường như nín thở nghe. Nghe xong ai cũng như muốn khóc. Ai nấy đều khen bài hát này hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là dòng nước mắt chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong – Tuyết cũng cùng chung số phận phũ phàng như vậy? (Tuyết là tên người yêu của ông)”.

Sau khi được phổ biến, ca khúc “Giọt mưa thu” đã được nhiều ca sĩ tiên phong của tân nhạc trình diễn trên các sân khấu lớn nhỏ từ Bắc chí Nam. Tuy nhiên, đến thập niên 1950, ca khúc mới được thu âm lần đầu vào dãi hát qua giọng ca Khánh Ngọc. 

Ca khúc này được trình bày bởi nhiều giọng nữ khác nhau nhưng có lẽ bản thu trước năm 1975 của danh ca Thái Thanh vẫn là xuất sắc nhất. 

“Giọt thu” – tuyệt phẩm buồn đến xé lòng của chàng nhạc sĩ yểu mệnh

Ca khúc “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong được xếp vào hàng những ca khúc hay nhất của tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Phạm Duy từng cho rằng “Giọt mưa thu” cùng hai ca khúc khác về mùa thu của Đặng Thế Phong khởi đầu cho dòng “nhạc thu” Việt Nam sẽ được Văn Cao và Đoàn Chuẩn tiếp nối sau này.

Ngay mở đầu ca khúc “Giọt mưa thu”, nhạc sĩ Đặng Thế Phong dường như đã dự báo đến đến những điều vô cùng đau buồn:

“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi

Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi

Nghe gió thoảng mơ hồ

Trong mưa thu ai khóc ai than hờ…”

Thời điểm sáng tác ca khúc này, Đặng Thế Phong đã ở giai đoạn cuối của căn bệnh lao. Mùa thu đến, với ông như một sự chia ly. Dường như từ khoảnh khắc đó, ông đã tự nhận thấy sẽ có một cuộc chia ly của mình với đời sống này nên trong từng giọt mưa thu của mùa Ngâu nhỏ xuống đời, ông đã nghe được lời than khóc rất mơ hồ thoảng theo làn gió lạnh. Và rồi cũng nhận ra, thực sự đó chính là lời than khóc trong tâm linh của chính mình:

“Vào con chim non chiêm chiếp kêu trên cành

Như nhủ trời xanh

Gió ngừng đi, mưa buồn chi

Cho cõi đời lâm ly

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây

Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về

Ai nức nở thương đời

Châu buông mau

Dương thế bao la sầu”

Sự mong manh của sinh mệnh chàng nhạc sĩ chẳng khác gì những con chim non đang run rẩy trên cành kia. Chúng chỉ biết khản mỏ gào than chiêm chiếp những nỉ non, như để gửi ngàn vạn lời van nài đến trời xanh xin đừng làm cơn mưa gió phủ xuống trần gian những nỗi sầu đau nữa.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-giot-mua-thu-cua-nhac-si-dang-the-phong-6
Mùa thu trong “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong là mùa thu của tình yêu buồn, cuộc đời buồn…

“Lòng vắng bề không liếp che gió” – câu hát gợi lên niềm thương cảm đến tột cùng. “Liếp che” là tấm phên nứa ngày xưa dùng làm vách nhà, nhạc sĩ mô tả cõi lòng mình là muôn bề quạnh vắng, cô đơn mặc sức gió lùa lạnh giá như lùa vào tấm phên nứa thưa. Nếu nhà dột nát thì vẫn có thể trú tạm được nhưng cõi lòng đã bị vắng cả muôn bề thì lấy gì mà che?

“Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh

mây ngỏ trời xanh

chắc gì vui

mưa còn rơi

bao kiếp sầu ta nguôi

Gió xa xôi vẫn về

Mưa giăng mù lê thê

Đến bao năm nữa trời

Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu…”

Mặc cho lời người van lơn, gió vẫn từng con thốc vào, mưa vẫn giăng kín lối. Chàng nhạc sĩ trẻ đặt bút ghi lại những tinh túy sau cùng của mình thành ca khúc “Vạn cổ sầu” trong đêm thất tịch, để rồi không bao lâu sau, người vĩnh viễn rời xa khỏi trần thế đau thương này.

Lúc sinh thời khi nghe “Giọt mưa thu”, nhạc sĩ Phạm Duy đã dành không ít ngôn từ để nói về nhạc thuật của tuyệt phẩm này: “Trong bài ‘Giọt mưa thu’, Đặng Thế Phong dung hợp cả hai giai thất cung Tây Phương và ngũ cung Việt Nam để nói lên cái hắt hiu, cái lâm ly, cái xa xôi của mùa thu ngoài đời và trong đời mình. Với ‘Giọt mưa thu’, Đặng Thế Phong còn cho ta thấy sự chuyển thể khéo léo trong ca nhạc Việt Nam loại mới, xứng đáng là sự nối dài của nhạc cổ truyền. Lối hành âm từ giọng Mi mineur qua La majeur ở nhiều đoạn nhạc trong bài ‘Giọt mưa thu’ chẳng khác chi lối chuyển thể trong loại hát bồng mạc, sa mạc nhưng phong phú hơn. nếu nghiên cứu theo lối Tây Phương thì ca khúc này được xây dựng trên mode dorien rất gần gũi với một dạng trong ngũ cung Á Đông. Âm vực của bài này rất rộng, nét nhạc đi từ nốt Si trầm lên tận Sol cao, cốt ý diễn tả cái sầu thiên cổ trong mùa thu, có mưa rơi không bao giờ ngừng”.

Ca khúc “Vạn cổ sầu” đã được Đặng Thế Phong đổi thành “Giọt mưa thu” để giảm đi sự bi thảm quá mức nhưng dù với cái tên nào thì bài hát vẫn là nỗi sầu quá lớn. Mùa thu của Đặng Thế Phong mãi mãi là mùa thu của tình yêu vô vọng, mùa thu của phận đời, phận người nghiệt ngã, mùa thu của tài hoa nhưng bạc mệnh. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

Hợp âm xem nhiều

01. Liên khúc Kỷ niệm, Tuổi ngọc, Tuổi mộng mơ, Tuổi thần tiên - Phạm Duy

02. Mưa - Hà Phương

03. Quãng đời còn lại - Đang cập nhật

04. Em đành lòng sao (Ngậm đắng nuốt cay) - Cao Nhật Minh

05. Quỳnh Như - Phạm Anh Dũng

06. Thuở yêu nhau - Bảo Thu

07. Bài tango riêng em - Ngô Tín

08. Sài Gòn còn đó - Danny Đỗ Dũng

09. Ngẩn ngơ chiều Đà Lạt - Nguyễn Ngọc Thiện

10. Sao vội chia tay - Đạt Huy

11. Khi lá vàng rơi - Nguyễn Nhất Huy

12. Nếu một ngày - Reddy

13. Ru em - Trịnh Hưng

14. Đi từ ruộng đồng bao la - Duy Khánh

15. Người cũ còn thương - Thiên Dũng

16. Nỗi lòng mục tử (God rest ye merry gentlemen) - Nhạc Ngoại

17. Dòng huyết tha tội - Bùi Trung Nhơn

18. Chiến đấu vì độc lập tự do (Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới) - Phạm Tuyên

19. Tình dại khờ - Ngọc Sơn (trẻ)

20. Phải xa người ấy - Huỳnh Thiên Vĩnh

21. Anh sẽ đến - Trần Lập

22. Tình đã đến - Ngô Vũ Anh Châu

23. Nhân quả ngày sau - Thảo Nguyên

24. Muộn Màng - Sỹ Đan

25. Quên đóa diêu bông - Hoàng Bảo

26. Đừng để anh nghi ngờ - Duy Tín

27. Cô gái và cây dương cầm - Phan Mạnh Quỳnh

28. Quế Sơn rộn rã lời ca - Phan Huỳnh Điểu

29. Xuân tới con về (Đắp mộ cuộc tình chế) - Nhạc chế

30. Một ngày không còn xa - Hoài An (trẻ)