“Giọt nước mắt ngà” của Ngô Thụy Miên: Nhạc phẩm dành cho chuyện tình dang dở


CA KHÚC “GIỌT NƯỚC MẮT NGÀ”

  • Sáng tác: Ngô Thụy Miên
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: 1975
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ngọc Lan

Ca khúc “Giọt nước mắt ngà” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Dòng nhạc trữ tình thập niên 1960 đã ghi nhận nhiều tên tuổi tài hoa như Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Lê Uyên Phương… và trẻ nhất là nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Trong Ngô Thụy Miên và Từ Công Phụng là hai nhạc sĩ dành trọn cuộc đời để viết tình ca. 

Tính từ ca khúc đầu tay với bút danh Đông Quân, đến nay, Ngô Thụy Miên đã có hơn 60 năm gắn bó cùng âm nhạc. Các sáng tác của ông quen thuộc với nhiều thế hệ công chúng. Nhưng ít ai biết được, phần lớn giai điệu âm nhạc của ông đều bắt nguồn từ một cảm hứng bất tận và cho một đối tượng thẩm mỹ duy nhất, đó chính là người vợ Đoàn Thanh Vân.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-giot-nuoc-mat-nga-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-90
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên

Trong số rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thụy Miên, không thể không nhắc đến ca khúc “Giọt nước mắt ngà”. Đây là nhạc phẩm được ông viết bằng tất cả sự trân trọng và xót thương cho một chuyện tình dang dở. 

Có lẽ đó là quãng thời gian, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và bà Đoàn Thanh Vân xa cách. Cụ thể, năm 1973, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đính hôn với Đoàn Thanh Vân – hai người đã trải qua nhiều thăng trầm của hợp tan. Đám cưới dự định diễn ra sau khi Đoàn Thanh Vân tốt nghiệp đại học. Song dự định chưa thành thì xảy ra biến cố 1975, Đoàn Thanh Vân theo gia đình di tản, còn Ngô Thụy Miên vẫn ở lại Sài Gòn. 

Đến năm 1978, Ngô Thụy Miên mới sang được đến Pulau Bidong – Mã Lai. Ông ở đây 6 tháng trước khi được bảo lãnh sang Canada (4/1979). Khi đó, bà Đoàn Thanh Vân từ San Diego (Mỹ) được tin người yêu đến Canada thì liền bay sang để gặp gỡ và nối lại cuộc tình dang dở hơn 10 năm vì thời cuộc. Năm 1979, họ kết hôn và gắn bó cuộc đời với nhau đến tận bây giờ. 

“Giọt nước mắt ngà” – Khóc lần cuối cho mối tình đầu

“Em đứng bên sông buồn

Nhìn cuộc tình trôi qua và lòng người phôi pha

Trên hai đóa môi hồng

Nụ cười đã đi xa

Ôi giọt nước mắt nào cho cuộc tình đầu”

Mở đầu ca khúc là khung cảnh buồn sầu của ngày chia ly, hình ảnh cô gái “đứng bên sông buồn nhìn cuộc tình trôi qua và lòng người phôi pha”. Câu hát mở ra khung cảnh làng quê rộng lớn của miền sông nước, một nỗi buồn ngập tràn cảnh quê. Hình ảnh cô gái đứng nhìn dòng sông buồn trôi không cách nào ngăn “lòng người phôi phai”. Đôi môi hồng ngày chưa yêu luôn chúm chím cười nhưng nay nụ cười đã đi xa, những vô tư đầu đời đã không còn. Không gian xung quanh ngập cảnh buồn vương, nước mắt dâng trào, cô gái khóc cho mối tình đầu…

“Em ngỡ như cơn mộng

Người tình về bên em và gọi thầm tên em

Nhưng trên đóa mi sầu ngày dài vẫn qua mau

Em tựa lá úa sầu cho cuộc tình dài sau”

Đến bây giờ cô gái ấy vẫn chưa thể tin rằng lòng người bội bạc, phôi pha đến vậy. Nhớ ngày nào “người tình về bên em và gọi thầm tên em” nhưng còn lại gì đâu? Người vô tình quên lời ước hẹn để “trên đóa mi sầu ngày dài vẫn qua mau”. Người ra đi, còn lại mình ta trong cơn sầu miên man, là nỗi buồn của một tình đầu dang dở, những vụn vỡ của trái tim gửi nhầm người. Để rồi khi tình tan, em tựa lá úa sầu cho cuộc tình dài. Cô gái ngày nào nay như chiếc lá úa màu, không còn vui, không còn ước mơ và tình yêu. Ngày dài trôi qua bên cô là những nỗi sầu, nỗi nhớ và cô đơn.

“Thôi một giọt nước mắt này

tình đam mê, cho người tình trăm năm

Em về đan tóc lụa là

Kết từng chuỗi ngày buồn riêng mang”

“Thôi một giọt nước mắt này” cô xin khóc lần cuối, dành những giọt nước mắt nóng hổi cho cuộc tình đầu tiên, cho người tình tưởng như là trăm năm. Lần sau cuối khóc cho người mà cô từng yêu say đắm. Dẫu đớn đau, dẫu chua xót cho chuyện tình mình nhưng cô vẫn mạnh mẽ đứng lên. Cô gái dặn lòng đây là lần cuối cùng để bản thân khóc, khóc cho tình yêu nay đã chết, khóc cho người cô từng trao trọn niềm tin và yêu thương.

“Anh đi về dấu giáo đường

Cho cuộc tình bay cao, cho lòng mình xôn xao

Em cuộn theo tháng ngày dài

Kiếp này trót gặp người cho buồn”

Ngày mai “anh đi về dấu giáo đường” cuộc tình mình cũng sẽ ra đi theo bước chân anh. Anh ra đi, mang theo cả tình yêu của em, tình yêu ngày nào đôi ta đắp xây, nay lại bay cao theo gió. Tình kia bay cao, em không thể giữ, chỉ có thể lặng nhìn anh ra đi, nghe tim mình vỡ tan mà xôn xao. Anh đi rồi, em cũng cuộn mình theo tháng năm dài. Vì “kiếp này trót gặp người cho buồn nên trọn kiếp mang buồn cho hồn em”. Cuộc  tình tan vỡ, ngỡ chỉ là một hẹn ước phôi phai, nào ngờ lại gieo sầu đau muôn kiếp, gieo thương cho mắt lệ ngân dài.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-giot-nuoc-mat-nga-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-7
Ca sĩ Ngọc Lan là một trong những người thể hiện thành công ca khúc “Giọt nước mắt ngà”

“Trông áng mây u hoài

Giọt lệ nào thương vay, tình đành tràn mi cay

Đau thương xé môi gầy mà lòng vẫn mơ say”

Cô gái tưởng lòng mình đã quên “giọt lệ nào thương vay, tình đành tràn mi cay”. Cứ nghĩa bản thân em khi ngước mắt nhìn trời, nước mắt kia có thể không tràn mi. Nhưng nào ngờ ngắm nhìn cảnh trời u hoài, nhớ lại kỷ niệm xưa kia, nhớ lại hình bóng anh và chuyện tình mình, cô gái xót xa, giọt lệ lại tràn mi. Nỗi đau cố giấu tận vào sâu đáy lòng nhưng vẫn không thể nào giấu được, đau thương xé môi gầy, em cố nén không để  môi mình bật lên tiếng khóc, nhưng sao đau thương vẫn xé môi mà bậc lên tiếng nức nở “mà lòng vẫn mơ say”.

Giọt nước mắt ngà cho cuộc tình đầu tiên. Cô gái khóc cho cuộc tình đầu của mình, khóc cho những yêu thương đầu vụt bay và em khóc cho chính em yếu mềm trong tình yêu. Giọt nước mắt lăn dài trên má là giọt nước mắt ngà cho tình yêu của em, những giọt nước mắt cho cuộc tình đầu…

“Em đứng bên sông buồn

Nhìn cuộc tình trôi qua và lòng người phôi pha

Trên hai đóa môi hồng

Nụ cười đã đi xa

Ôi giọt nước mắt nào cho cuộc tình đầu

Em ngỡ như cơn mộng

Người tình về bên em và gọi thầm tên em

Nhưng trên đóa mi sầu ngày dài vẫn qua mau

Em tựa lá úa sầu cho cuộc tình dài sau

Thôi một giọt nước mắt này

Cho cuộc tình đam mê, cho người tình trăm năm

Em về đan tóc lụa là

Kết từng chuỗi ngày buồn riêng mang

Anh đi về dấu giáo đường

Cho cuộc tình bay cao, cho lòng mình xôn xao

Em cuộn theo tháng ngày dài

Kiếp này trót gặp người cho buồn

Trông áng mây u hoài

Giọt lệ nào thương vay, tình đành tràn mi cay

Đau thương xé môi gầy mà lòng vẫn mơ say

Ôi giọt nước mắt ngà cho cuộc tình đầu tiên”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...