Nhạc sĩ Trương Quang Lục và hồi ức về những ca khúc làm nên tên tuổi cố nhạc sĩ Văn Cao


Trong một dịp được trò chuyện cùng nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Trương Quang Lục đã có cơ hội được lắng nghe người đàn anh mà ông kính kể chuyện về thời trai trẻ và hoàn cảnh ra đời của một số nhạc phẩm nổi tiếng.

Âm nhạc
Amnhac.net

Lần đầu tiên tôi gặp nhạc sĩ Văn Cao là tại Đại hội thành lập Hội nhạc sĩ Việt Nam vào năm 1975 tại Hà Nội. Tôi không nén được xúc động khi được tận mắt nhìn thấy và được dự họp với một nhạc sĩ nổi tiếng cả nước. Lúc ấy ông vừa tròn 34 tuổi, nếu còn, nay đã là cụ ông 90 rồi. Trong Đại hội năm ấy, tôi cũng đã góp một lá phiếu nho nhỏ cùng với hầu hết số phiếu trong Đại hội bầu nhạc sĩ Văn Cao vào Ban chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa đầu tiên.

Trước năm 1975, những lần gặp nhạc sĩ Văn Cao tại trụ sở Hội nhạc sĩ Việt Nam, tôi rất muốn hỏi chuyện nhiều về sự nghiệp sáng tác của ông – người mà tôi rất ngưỡng mộ. Nhưng rồi tôi bị công việc chung cuốn trôi, dự định mãi không thành. Mãi sau ngày giải phóng, phải đến tháng 5/1985, trong dịp Văn Cao vào công tác vài ngày tại Sài Gòn tôi tới thăm và tranh thủ hỏi chuyện về thời trai trẻ cũng như hoàn cảnh ra đời một số tác phẩm nổi tiếng của ông.

Nhạc sĩ Văn Cao cho biết, ông sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, trong một gia đình nghèo, học nhạc tại một trường dòng. Sau khi bố mất, năm 1940, ông 17 tuổi theo chị vào Sài Gòn làm cho hãng quảng cáo. Thời gian này ông có sáng tác nhạc nhưng chưa thành hình. Những gì viết được thời ấy được ông dùng làm chất liệu cho các bài hát sau này.

Văn Cao có “bật mí” với tôi rằng ca khúc “Thiên Thai” nguyên là bài “Trên sông Hương” được ông sáng tác ở Sài Gòn, từng đem ra trình diễn nhưng không thành công. Đến năm 1941, khi trở lại Hải Phòng ông đã chỉnh sửa lại cả nhạc lẫn lời và đặt tên mới là “Thiên Thai”. Câu chuyện cổ tích Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi lạc vào động Thiên Thai, kết duyên cùng tiên nữ, qua tài năng sáng tạo nghệ thuật của  Văn Cao đã được nâng lên thành một giai thoại hết sức nên thơ và hấp dẫn.

Lần đầu tiên “Thiên Thai” xuất bản tại Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao cũng đã thổ lộ cảm nghĩ của mình khi sáng tác bằng mấy câu đặt ở đầu bài: “Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi”. Vừa ra mắt, bài hát nhanh chóng được công chúng đón nhận. Kể từ đó, “Thiên Thai” đã bay cao, bay xa, vượt không gian và thời gian để thành một nhạc phẩm sống mãi trong lòng quần chúng.

Hồi thiếu niên, tôi thường ngâm nga “Suối mơ”, một trong những sáng tác vô cùng nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao, một ca khúc trữ tình bay bổng, lãng mạn. Nét nhạc nhẹ nhàng, duyên dáng như nét bút uyển chuyển của một nhạc sĩ tài hoa vẽ nên khung cảnh nên thơ “bên rừng thu vắng, dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng”. Lời ca được nhạc sĩ trau chuốt, gọt giũa như những câu thơ giàu nhạc điệu với những hình ảnh tuyệt mỹ về “con suối róc rách”, “bóng cây thùy dương”, “đàn nai đùa trong khóm lá”,…

Gặp gỡ nhạc sĩ Văn Cao lần này, sau khi hỏi chuyện về ca khúc “Thiên Thai”, tôi lại được dịp “phỏng vấn” về “Suối mơ”. Nhạc sĩ Văn Cao vui vẻ cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất cảng Hải Phòng, nên sông nước là hình ảnh tôi rất yêu thích. Trong nhiều sáng tác của tôi, đặc biệt là bài “Suối mơ”, sông nước đã trở thành hình tượng chính trong giai điệu và lời ca… Sau khi sáng tác bài hát “Suối mơ” vào năm 1942, thì cùng năm đó tôi cũng bắt tay vào viết bản Trương Chi từ 3 bài gộp lại, trong đó có cả “Suối Mơ”. Nhưng sau này tôi nhận thấy bài “Suối mơ” được phổ biến rộng rãi nên giữ nguyên nó làm bài độc lập, thay bài khác vào làm thành bản Trương Chi 2 vào năm 1945, cũng chính là bản đang lưu hành hiện nay”.



nhac-si-truong-quang-luc-ke-ki-niem-voi-nhac-si-van-cao (1)
Nhạc sĩ Văn Cao tự họa chân dung tặng riêng nhạc sĩ Trương Quang Lục

Khi chia sẻ về ca khúc “Tiến quân ca” nhạc sĩ Văn Cao nói ông sáng tác bài hát này dựa theo gợi ý của một cán bộ cách mạng tên Vũ Quý, khi ấy khóa quân chính kháng Nhật ở chiến khu đang cần bài hát. Ông không ngờ được sau này bài hát đã trở thành quốc ca của nước ta, đó là một vinh dự quá to lớn. Bài hát “Tiến quân ca” được hoàn thành vào tháng 11 năm 1944, tức là trước Cách mạng tháng 8 gần 1 năm. Nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ, ông đã tự tay viết bài hát này trên thạch bản để in vào tờ báo “Độc Lập” bí mật của cách mạng.

Trong buổi trò chuyện, nhạc sĩ thừa nhận ca từ trong bài hát “Tiến quân ca” không hợp với thời nay nên việc chỉnh sửa lại là cần thiết. Lời cũ của bài hát có câu “Thề phanh thây uống máu quân thù”, đã được sửa lại thành “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng”; lời cũ “Võ trang đâu, lên đường/Hỡi ai lòng chớ quên/Bắc Sơn cùng Đô Lương, Thái Nguyên”, đã được chuyển thành “Tiến mau ra sa trường/Tiến lên cùng tiến lên/Nước non Việt Nam ta vững bền”…

Lúc chuẩn bị kết thúc buổi trò chuyện trao đổi âm nhạc khá lý thú này, nhạc sĩ Văn Cao đã bất ngờ đưa tôi bức tranh ông tự ký họa bên dưới có ghi mấy chữ tặng tôi. Đối với tôi đây là một kỷ vật vô cùng quý giá.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...