Ca sĩ Bích Chiêu: Giọng ca nội lực làm chao đảo khắp phòng trà Sài Gòn và ca khúc để đời “Nỗi lòng”


HỒ SƠ – TIỂU SỬ CA SĨ BÍCH CHIÊU

Tên thật: Lữ Thị Bích Chiêu.

Nghệ danh: Bích Chiêu.

Ngày sinh: 06/02/1941 – Ngày mất: 27/01/2022.

Quê quán: Lâm Đồng.

Nghề nghiệp: Ca sĩ.

Ca khúc trình bày thành công nhất: Nỗi lòng.

Thời gian hoạt động: 1984 – nay.

Ca sĩ Bích Chiêu là ai?

Ca sĩ Bích Chiêu tên thật là Lữ Thị Bích Chiêu, sinh năm 1941 tại Lâm Đồng. Bà là một nữ ca sĩ nổi tiếng trước năm 1975, từng làm chao đảo khắp phòng trà ở Sài Gòn với ca khúc để đời “Nỗi lòng”.

Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ cha mẹ tới các anh chị em đều theo nghề này. Bà hoạt động âm nhạc từ sớm, sau đó dẫn dắt em trai là Tuấn Ngọc – nam danh ca hải ngoại nổi tiếng vào nghề.

Về học vấn, bà từng học ở trường THPT Bảo Lộc, tốt nghiệp năm 1960. Giữa lúc ở đỉnh cao sự nghiệp, bà sang Pháp du học ngành âm nhạc cổ điển và thương mại. Bà chủ yếu sinh sống và hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài.



ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao

Năm 2008, Bích Châu lần đầu tiên trở lại Việt Nam biểu diễn, thu âm album đầu tiên. Bà cũng thường xuyên làm các công việc từ thiện trong thời gian ở quê nhà, chẳng hạn như dạy hát cho trẻ em cơ nhỡ.

Ngày 27/01/2022, bà không may lên cơn đột quỵ và qua đời ở nhà riêng tại Orléans, Pháp. Nữ danh ca đình đám một thời hưởng thọ 80 tuổi. Sự ra đi của bà khiến người thân, bạn bè và người hâm mộ không khỏi xót xa, tiếc nuối.

Ca sĩ Bích Chiêu và chuyện đời tư hiếm người hay

Ca sĩ Bích Chiêu có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt, đó là mọi người đều theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật. Cha của bà là ca sĩ Lữ Liên, thành viên ban nhạc hài hước AVT. Ông cũng là nhạc sĩ có tiếng, soạn lời Việt cho rất nhiều ca khúc ngoại quốc. Mẹ bà cũng là một nghệ sĩ sân khấu kịch có tiếng, tên là Thúy Liễu.

Bà là chị cả trong số 7 người con của Lữ Liên và Thúy Liễu. Bà có những người em là Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh và Lưu Bích.

Nữ danh ca trải qua 2 lần kết hôn. Ông chồng đầu tiên của bà là người đàn ông gốc Ý. Sau đó, cả hai ly dị vì nhiều lý do, một trong số đó là công việc của bà quá bận rộn. Một thời gian sau, bà sang Ý và gặp một người đàn ông gốc Việt tên Nguyễn Văn Hải. Đây cũng là tình đầu của bà khi còn ở Việt Nam, ông đã theo đuổi bà suốt 2 năm mới thành công. Cả hai kết hôn rồi sang Pháp sinh sống. 



ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao
Gia đình ca sĩ Bích Chiêu

Đầu năm 2022, ca sĩ Bích Chiêu qua đời. Lưu Bích, em gái bà cho biết, hai vợ chồng bà mất cùng ngày. Khi đó, người thân của vợ chồng cố ca sĩ không liên lạc được nên đành gọi cảnh sát địa phương. Khi cảnh sát tới nhà, họ thấy vợ chồng Bích Chiêu đang nằm bất tỉnh trên sàn nhà, có thể là do đột quỵ hoặc tuổi cao sức yếu.

Nữ ca sĩ Lưu Bích cho hay: “Sau khi được đưa đi cấp cứu, vợ chồng chị tôi hôn mê suốt một tuần. Vài ngày trước, chị có tỉnh táo đôi chút song lại tiếp tục hôn mê. Hôm qua, chồng chị qua đời, vài tiếng sau chị cũng mất lúc 8h sáng.

[…]

Vợ chồng chị gái tôi gặp nhau từ năm 17 tuổi, xa nhau vài chục năm rồi lại đoàn tụ, giờ ra đi cùng lúc, âu đó cũng là niềm an ủi”.

Ca sĩ Bích Chiêu và hành trình xây dựng sự nghiệp

Ca sĩ Bích Chiêu bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ rất sớm. Khi mới 4-5 tuổi, bà đã đi hát cho trường Thánh Mẫu cũng như đài phát thanh ở Đà Lạt. Vài năm sau, gia đình bà chuyển về Sài Gòn sinh sống, cùng em trai Tuấn Ngọc tham gia bạn Tuổi Xanh của vợ chồng Phạm Đình Sỹ – Kiều Hạnh.



ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao
Bích Chiêu (hàng thứ 2) tham gia ban nhạc Tuổi Xanh

Năm 12 tuổi, được gia đình ủng hộ, Bích Chiêu gia nhập ban nhạc Hoa Xuân của đài phát thanh Sài Gòn. Cùng nhóm với bà có ca sĩ Kim Chi, Mai Hân và Mai Hương. Chỉ sau 1 năm, tên tuổi của bà đã nổi như cồn, khắp các tụ điểm giải trí hay phòng trà ở Sài Gòn bấy giờ, không ai là không biết tới bà. Sau đó, bà cũng là người “dắt tay” em trai Tuấn Ngọc vào nghề ca hát.

Trong một cuộc phỏng vấn với VnExpress năm 2009, Bích Chiêu đã có những trải lòng về thời mới đi biểu diễn. Bà kể: ” Vào Sài Gòn, song ca ’em bé’ Bích Chiêu – Tuấn Ngọc nhanh chóng nổi tiếng, dù lúc đó tôi 11-12 tuổi, không còn bé lắm đâu”.

Thời điểm đó, ca sĩ Bích Chiêu thường xuyên hát nhạc ngoại quốc. Tuy nhiên, bài hát nổi tiếng đầu tiên, làm nên tên tuổi của bà lại là một bài hát Việt. Đó là ca khúc Nỗi lòng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh. Ở độ tuổi 13, bà đã khiến khán thính giả phải trầm trồ xuýt xoa, bởi cách hát ca khúc này đặc biệt không thể sao chép nổi. Đó là cách hát jazz ngẫu hứng phối hợp với kỹ thuật thượng thừa, cùng dáng điệu nũng nịu và cảm giác sâu lắng. Ca khúc Nỗi lòng do Bích Chiêu thể hiện đã trở nên bất hủ như thế…



ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao

Bà từng chia sẻ rằng: “Thật ra tôi hát nhiều bài nhạc Việt lắm, cả nghìn bài đấy, nhưng là vào thời gian trước. […] Sau này, đi học rồi định cư ở Pháp, tôi ít sinh hoạt với cộng đồng người Việt nên ít hát nhạc Việt hơn. Mà tôi cũng chưa thu một CD nhạc Việt nào. Chắc vì thế mà nhắc đến Bích Chiêu, khán giả chỉ nhớ ca khúc thành công nhất”.

Ca sĩ Bích Chiêu nổi như cồn cuối thập niên 1950, được vô số phòng trà ở Sài Gòn mời tới hát. Lúc đó, bà và Bạch Yến là hai nữ ca sĩ có cát-xê cao nhất. Cả hai có nhiều điểm chung: Cùng tuổi, đi hát từ sớm, chủ yếu là hát nhạc ngoại. Họ cũng đều du học Pháp về thanh nhạc, gắn bó nhiều năm ở đây.

Có thời điểm, dân tình đồn rằng Bích Chiêu và Bạch Yến không ưa nhau, không thấy biểu diễn chung bao giờ. Thế nhưng, danh ca Bạch Yến sau này giải thích rằng, họ ít có cơ hội gặp nhau là vì cát-xê quá cao, chủ phòng trà chỉ có thể mời 1 trong 2 thôi. Chứ khi sang Pháp, hai nữ danh ca rất gắn bó, bản thân Bạch Yến là người đón Bích Chiêu khi mới sang Pháp.

Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Bích Chiêu lại quyết định đi du học. Bà sang Pháp du học ngành thương mại cũng như nhạc cổ điển. Nữ ca sĩ lập gia đình sớm, rồi sinh sống ở Pháp trong một thời gian dài.



ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao

Tại Pháp, bà chủ yếu hát nhạc ngoại, có thu một vài album với hãng SBS cũng như một số trung tâm ở Colombia. Bà từng được đài truyền hình Pháp lựa chọn làm gương mặt châu Á để tham gia Festival nhạc Jazz ở Bỉ với sự tham gia của 24 nước trên thế giới.

Năm 1964, bà hợp tác với nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ piano nổi tiếng Jack Diéval. Ông giúp bà thực hiện một đĩa nhựa, phát hành với nghệ danh là Bee Tchou. Nguyên do là người Pháp không thể đọc được tên tiếng Việt Bích Châu, nên mới viết lái thành Bee Tchou.

Năm 1997, nữ ca sĩ có lần xuất hiện duy nhất trên sân khấu Paris By Night. Tại đây, bà một lần nữa thể hiện ca khúc Nỗi lòng để đời, với phong cách jazz ngẫu hứng sở trường.

Về sau, bà cũng về Việt Nam nhiều lần và biểu diễn ở một số phòng trà. Nữ ca sĩ cũng thu một album riêng, và hát chung với Trịnh Vĩnh Trinh trong một CD gồm các bài ca về mẹ. Bích Chiêu cũng thường đi từ thiện ở Việt Nam, dạy trẻ mồ côi ca hát,… như những gì bà thường làm khi ở nước ngoài.

Ca sĩ Bích Chiêu và ca khúc để đời Nỗi lòng

Ca sĩ Bích Chiêu từng hát rất nhiều ca khúc tiếng Việt, nhưng chủ yếu là ca hát ở phòng trà, tụ điểm giải trí. Nữ ca sĩ không có CD tiếng Việt nào.

Năm 1964, Bích Chiêu kết hợp với nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ piano nổi tiếng Jack Diéval để thu âm một album. Đó là đĩa nhựa Ce garçon-là, phát hành năm 1966 với 4 bài hát:

  • Ce garçon-là (I Know You When)
  • Toi et ton sourire
  • Belle comme un soleil levant (Me Japanese Boy, I Love You)
  • Ce n’est pas facile (Mother Nature, Father Time)


ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao-5
Đĩa nhựa Ce garçon-là

Tuy nhiên, ca khúc nổi tiếng nhất của bà vẫn là Nỗi lòng, khiến khán thính giả mê mệt qua năm tháng. Câu chuyện đằng sau phong cách jazz ngẫu hứng được bà “thổi” vào ca khúc này cũng rất thú vị.

Hồi nhỏ, Bích Chiêu thường hay nghe cha hát, vì thích nên tập theo. Thế nhưng, Lữ Liên lại thẳng thắn chê con gái là chỉ biết hát như vẹt, không hiểu ý nghĩa bài hát. Ông khuyên con gái rằng, hát cũng như ăn như nói, phải biết mình đang hát gì, nội dung bài hát ra sao. Lời khuyên ấy đã ăn sâu vào tâm trí của bà, ảnh hưởng tới phong cách sau này.

Vốn nổi tiếng với nhạc ngoại quốc, nên khi muốn thử sức hát nhạc Việt, mà đã chọn bài hát Nỗi lòng. Đó là ca khúc quen thuộc với bà, lại được biến tấu theo phong cách nhạc ngoại quốc sở trường, và phần biểu diễn đó đã trở thành độc nhất vô nhị.

Ca sĩ Bích Chiêu bộc bạch: “Đây gần như là một bí mật ít khi tôi chia sẻ, cũng là kỷ niệm không thể nào quên trong suốt cuộc đời này. (Thực ra) cũng chẳng tài cán gì.. Ban đầu tôi cũng hát bình thường nhưng tình cờ một lần tôi tìm thấy một nốt nhạc jazz trong đấy.



ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao-101
Ca sĩ Bích Chiêu trong lần hiếm hoi biểu diễn lại ca khúc Nỗi lòng. Ảnh: TT Thúy Nga

Ngày xưa đi hát, tôi hay bị các cậu trai trẻ chọc ghẹo. Có một cậu tỏ ra không thích ca sĩ, nhưng mỗi khi tôi xuất hiện lại cứ lải nhải liên tục. Đến mức mà nhiều khi nhìn thấy anh ta, tôi sợ không dám hát, chỉ muốn bỏ chạy khỏi sân khấu. Tôi nhớ lần đó, ban nhạc dạo đến lần thứ 3 mà do phân tâm, tôi vẫn không vào được câu đầu. 

Giận quá, tôi liền gằn giọng thật mạnh 2 chữ đầu tiên ‘yêu ai’ rồi buông thêm từ ‘khốn nạn’! Lỡ phóng lao thì phải theo, tôi giải thích thêm cho khán giả rằng: Tình yêu khốn nạn lắm quý vị à, có lúc yêu, có lúc hờn, mình nặng lời là để thân mình đỡ khốn đốn. Khán giả vỗ tay hưởng ứng, giúp tôi lấy lại tự tin nhìn thẳng vào mắt anh ta mà nói ’em yêu anh’. Thấy mặt anh ấy cứ đờ ra, chỉ biết phủi tay theo kiểu ra dấu hiệu ‘thôi dẹp đi’, tôi sướng quá, cười luôn.

Nhưng, nhờ 2 chữ ‘yêu ai’ giận dữ ấy, tôi tìm thấy chất jazz lạ lẫm trong ca khúc Nỗi lòng. Về đến nhà sau đêm hát đó, tôi ngồi chỉnh sửa và chọn cách hát chọc ghẹo, ngẫu hứng để hoàn thiện cả bài. Tôi cứ nghĩ bụng, sau này gặp lại cậu trai ấy, tôi phải cảm ơn anh mới được!”.

Một số hình ảnh về ca sĩ Bích Chiêu theo dòng chảy sự nghiệp



ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao
Thuở niên thiếu của ca sĩ Bích Chiêu


ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao


ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao
Ca sĩ Bích Chiêu ngày trẻ


ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao
Ca sĩ Bích Chiêu biểu diễn ở hải ngoại.


ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao


ca-si-bich-chieu-la-ai-va-ca-si-bich-chieu-hat-noi-long-hay-co-nao



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

Hợp âm xem nhiều

01. Giữa miền sương gió - Nguyễn Đình Chương

02. Không còn biết đau - Yên Vy

03. Ngày tận thế - Emcee L

04. Yêu đến chín trăm chín mươi chín (Ài dào jiǔ bǎi jiǔ shí jiǔ – 愛到九百九十九) - Nhạc Hoa

05. Đừng bắt anh mạnh mẽ - Thiên Ngôn

06. Lòng hỏi lòng - Việt Nhân

07. Hãy yêu nhau - Nhạc Ngoại

08. Chiến thần bất bại - TLong

09. Mùa đông xa vắng - Tường Văn

10. Suy nghĩ về tiền (Bội bạc chế ) - Nhạc chế

11. Nghe chưa hết bài tình ca chưa rơi hết nước mắt (Tīng bù wán dí qíng gē liú bù wán dí lèi -听不完的情歌流不完的泪) - Nhạc Hoa

12. Nếu thời gian - Nguyên Phan

13. Em người con gái anh yêu - Đức Thư

14. Người con trai ấy - Nguyễn Đình Vũ

15. Nhà anh nhà em - Lâm Hoàng

16. Sonia - Nhật Ngân

17. Lời mẹ ru - Trịnh Công Sơn

18. Đành phải buông tay - Đỗ Trung Dũng

19. Bước chân nở hoa - Vũ Thành An

20. Chilly cha cha - Nhạc Ngoại

21. Hẹn em Sài Gòn - Như Ngọc Hoa

22. Mẹ em bắt cưới - Yuki Huy Nam

23. Anh sẽ chẳng buồn đâu - Doãn Hiếu

24. Ai nhớ ai thương - Phạm Anh Dũng

25. Nếu tôi chia với em - Nguyên Bích

26. Biển gọi tên anh - Minh Huề

27. Đoàn vệ quốc quân - Phan Huỳnh Điểu

28. Bài không tên 25 - Vũ Thành An

29. Anh vẫn biết (Nỗi nhớ) - Hoài Lan

30. Tình em Tháp Mười - Thanh Sơn