Ca sĩ Thanh Tuyền: “Tôi không quen khi bị gọi là tượng đài, nữ hoàng hay công chúa…”


Thanh Tuyền (tên thật là Phạm Như Mai, SN 1947) là nữ danh ca nhạc vàng sống tại Mỹ. Bà thành danh vào thời kỳ hưng thịnh của nền nhạc vàng miền Nam những năm 1960 – 1975. 

Năm 1959, bà đoạt giải Thần đồng Đà Lạt với ca khúc “Nắng đẹp miền Nam” của nhạc sĩ Lam Phương. Đầu thập niên 1960, bà vừa đi học vừa đi hát ở đài phát thanh và được người cậu chỉ bảo những điều căn bản của nhạc lý. Một lần nọ, khi bà hát trên đài phát thanh ca khúc “Vọng gác đêm sương” của Mạnh Phát thì bị ông phát hiện và nhờ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đưa về Sài Gòn nuôi dưỡng ước mơ làm ca sĩ.

Ca sĩ Thanh Tuyền từng chia sẻ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hết lòng nâng đỡ bà. Ông đã lên chương trình đào tạo, đặt cho bà nghệ danh Thanh Tuyền (với ý nghĩa “dòng suối trong của Dalat). 

Sau 8 tháng ở Sài Gòn, bà đã có đĩa hát giới thiệu trước công chúng. Bà nhanh chóng hận được sự mến mộ của người yêu nhạc Sài Gòn. Thanh Tuyền nhanh chóng được sánh vai cùng các đàn anh đàn chị trên Đài phát thanh, trên sân khấu Đại nhạc hội, phòng trà… Và được báo giới Sài Gòn không tiếc lời khen ngợi.



ca-si-thanh-tuyen-va-chuyen-khong-quen-bi-goi-la-tuong-dai-0
Chân dung ca sĩ Thanh Tuyền

Sau khi có chỗ đứng trong làng tân nhạc, Thanh Tuyền lại được nhạc sĩ  kiêm soạn giả Viễn Châu dìu dắt tập ca vọng cổ và có những thành công nhất định. Hãng dĩa Hoa Hồng đã mời cô thu liên tiếp nhiều dĩa hát tân cổ nhạc và được giới thiệu hoan nghênh nhiệt liệt.

Từ năm 1967 – 1968, Thanh Tuyền bắt đầu hát song ca cùng ca sĩ Chế Linh và trở thành cặp song ca nhạc vàng được yêu thích nhất từ trước đến nay. Các hãng dĩa liên tục khai thác cặp đôi này, cũng như hàng loạt ca khúc được sáng tác để Chế Linh – Thanh Tuyền song ca: Con đường xưa em đi, Phút cuối, Tình bơ vơ… 

Năm 1970, Thanh Tuyền đoạt 2 giải Kim Khánh là ca sĩ được yêu thích nhất và album được yêu thích nhất trên báo Trắng Đen do khán thính giả bình chọn. Từ 1972 – 1974, theo cuộc trưng cầu ý kiến độc giả của nhật báo Trắng Đen, Thanh Tuyền đều được bình chọn là ca sĩ ăn khách nhất. 

Hầu hết công chúng và giới nghệ thuật đều khẳng định, khi cô cất tiếng hát là biết ngay đó là Thanh Tuyền, không thể trộn lẫn. Bởi cô có chất giọng đặc biệt, cách luyến láy đã trở thành thương hiệu. Cô hát theo lối bạch thanh, giọng cao vút, ngân nga, trầm bổng.

Với chất giọng trời phú cùng các kỹ thuật ca hát điêu luyện, Thanh Tuyền được mệnh danh là “tiếng hát chim Sơn Ca miền đất lạnh” của tân nhạc Việt Nam. Xét về tuổi đời, tuổi nghề và những cống hiến dành cho nhạc vàng, cô hoàn toàn xứng đáng là một tượng đài của nhạc vàng. Song cô nói rằng mình không quen với những danh hiệu xa lạ như vậy. 



ca-si-thanh-tuyen-va-chuyen-khong-quen-bi-goi-la-tuong-dai-8
Ca sĩ Thanh Tuyền không quen khi bị gọi bằng danh xưng da lạ như tượng đài, nữ hoàng, công chúa…

“Chỉ có sân khấu thì tôi mới sống được, không có sân khấu tôi không sống được. Khi lên sân khấu, tôi chỉ biết hát thôi, không còn biết gì cả. Có thầy bói còn bảo tôi: ‘Hát tới khi nào vào quan tài thì thôi'”.

“Họ dạy tôi từ nhạc lý tới cách sống, đúng theo tiên học lễ hậu học văn. Thầy tôi còn dạy, trong nghề ngày mà cứ đố kỵ thì sẽ mất duyên. Bởi vậy, ân tình của khán giả dành cho tôi, tôi nhớ mãi.

Thầy Nguyễn Văn Đông có nói với tôi một câu mà tôi nhớ mãi: ‘Ở cuộc đời này phải biết nhún nhường. Mình càng cao bao nhiêu lại càng phải hạ mình bấy nhiêu’. 

Bởi vậy, bây giờ người ta cứ gọi tôi là tượng đài, nữ hoàng hay công chúa gì đó, tôi không quen, Tới bây giờ, trải qua 54 năm đi hát, tôi chưa bao giờ nghĩ mình là siêu sao. Các đồng nghiệp mà thành công là tôi vui”. 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Hợp âm xem nhiều

01. Mong rằng em lựa chọn không sai - Long Họ Huỳnh

02. Rồi 20 năm sau (Hậu Đắp mộ cuộc tình) - Trần Trung Hiếu

03. Về đâu ngày liêu xiêu - Hoa Đông Tử

04. Quá khứ ngọt ngào - Cao Tùng Anh

05. Ánh sáng thiêng liêng - Trần Tuấn Kiệt

06. Thương nhớ đồi hoa sim - Lục Hòa

07. Ngày mai sẽ khác - Khắc Hưng

08. I have a dream - Abba

09. Nhạc tàn người cũng tan (Qū zhōng rén yì sàn – 曲终人亦散) - Nhạc Hoa

10. Hiếu đạo công ơn - Nhạc cải biên

11. Chúc xuân (Chúc mừng xuân) - Thanh Sơn

12. Lại một lần nữa - Trịnh Lam

13. Mỗi người một định mệnh - Mian

14. Ngày đó chúng mình - Phạm Duy

15. Từ lúc yêu em - Nguyễn Phi Hùng

16. Huynh đệ kiếp này có nhau - Nhạc Hoa

17. Cuộc chơi xa hoa - Phan Hiếu

18. Hoa thái hương (花太香 – Hua tai xiang) Sở lưu hương OST) - Nhạc Hoa

19. Giọt buồn trăm năm - Đang cập nhật

20. Em thay đổi tình đổi thay - Phạm Trưởng

21. Trên đỉnh yêu thương - Ngọc Linh

22. Muốn xa - Đinh Việt Lang

23. Đơn côi - Quỳnh Như

24. Lời tình anh trao (Em có thể làm gì – zan dik ngoi ngo zau bit lei hoi – 真的愛我就別離開) - Nhạc Hoa

25. Không thể bền lâu - An Lock

26. Đứng và chờ em ba ngàn năm (Zhàn zhuó děng nǐ sān qiān nián – 站着等你三千年) - Nhạc Hoa

27. Nhắn trùng dương - Nguyễn Thanh Cảnh

28. Tôi và anh - Nguyễn Tất Vịnh

29. Long An khúc hát ân tình - Trần Hữu Bích

30. Nơi hoàng hôn tắt - Hạo Nhiên