“Thuở ban đầu” – giai điệu tình yêu trong trẻo hiếm hoi trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Đình Chương 


CA KHÚC “THUỞ BAN ĐẦU”

  • Sáng tác: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: 1953
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Sĩ Phú, Thái Thanh (trước 1975)

Ca khúc “Thuở ban đầu” ra đời vào năm nào, trong hoàn cảnh nào?

Phạm Đình Chương (1929 – 1991) là nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông là một thành viên trong gia đình nghệ thuật họ Phạm, với những ca sĩ nổi tiếng như: Danh ca Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy), Thái Thanh, Phạm Đình Sỹ, Phạm Đình Viên… Gia đình ông có thành lập ban hợp ca Thăng Long. Trong ban nhạc này, Phạm Đình Chương đóng vai trò ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc.

Ở mảng sáng tác, ông được nhắc đến nhiều nhất với những bài hát buồn được sáng tác vào thập niên 1960 – 1970 sau khi chia tay vợ là ca sĩ Khánh Ngọc: Đêm cuối cùng, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau, Định mệnh buồn…

Thời điểm trước đó (thập niên 1940 – 1950), nhạc sĩ Phạm Đình Chương thường sáng tác âm nhạc mang tính chất hân hoan, tươi trẻ hoặc là hào hùng. Rất ít khi ông viết tình ca và khúc nhạc tình hiếm hoi được ông chắp bút trước năm 1954 đó là “Thuở ban đầu”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thuo-ban-dau-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong
Tờ bìa nhạc của ca khúc “Thuở ban đầu”

Bản tình ca nhẹ nhàng, êm đềm này được ra đời chính xác vào năm 1953. Đó cũng là thời điểm nhạc sĩ Phạm Đình Chương kết hôn với cô ca sĩ nóng bỏng Khánh Ngọc. Đúng như cái tên “Thuở ban đầu”, ca khúc này mang giai điệu và ca từ trong trẻo, tươi sáng của mối tình vừa chớm nở. 

Có thể nói rằng, “Thuở ban đầu” là ca khúc hay nhất, nổi tiếng nhất và cũng là ca khúc ngọt ngào, nhẹ nhàng nhất trong gia tài âm nhạc của Phạm Đình Chương. Bởi khi viết ca khúc này, ông vẫn đang là chàng trai trẻ yêu đời, đang chìm đắm trong cuộc tình lãng mạn với Khánh Ngọc và đang rất thăng hoa trong sự nghiệp ca – nhạc sĩ của mình. 

“Thuở ban đầu” và giai đoạn tình yêu hạnh phúc của Phạm Đình Chương với Khánh Ngọc

Ngay từ những ca từ đầu tiên trong khúc nhạc “Thuở ban đầu”, công chúng đã cảm nhận được sự hân hoan, tươi vui, trong sáng của mối tình vừa chớm nở:

“Sao không thấy em lại

Để cùng anh thẩn thơ

Trước sân trăng vòi vọi

Để rồi cùng ước mơ

Sao không thấy em lại

Hàng dừa nghiêng thương nhớ

Này khúc ân tình biết đưa về đâu”

Trong đoạn nhạc trên hiện lên hình ảnh chàng trai si tình trông ngóng người yêu. Từ “lại” ở đây tức là tới nhà. Chắc hẳn chàng trai đã mong chờ bóng dáng cô gái tới thăm nhà để cùng “anh thẩn thơ” ngắm trăng, tâm tình và ước mơ. Từng câu hát nhấn nhá nhẹ nhàng lột tả tâm trạng trống rỗng, bồn chồn, sốt ruột, nhớ nhung của chàng trai khi cô gái không đến.

Trong địa hạt tình yêu, những phút giây bùng nổ cảm xúc đầu tiên bao giờ cũng lung linh, lấp lánh. Đó là mối tình đầu – là sự trỗi dậy mạnh mẽ của những rung cảm đầu đời, những cảm xúc yêu đương nồng nhiệt. Đó là lúc trái tim đi trước lý trí, mọi suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người này đều hướng về người kia. Mỗi cái chạm tay, cái liếc mắt đều làm nên những rung cảm, những ngượng ngùng, bối rối. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thuo-ban-dau-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-0
Lời ca khúc “Thuở ban đầu” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Bằng những ca từ nhẹ nhàng đầy chất thơ nhưng cũng vô cùng cuốn hút, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã khắc họa lại cái “thuở ban đầu” vô cùng đẹp đẽ ấy:

“Ôi đẹp thay là thuở ban đầu

Chìm sâu đáy mắt một màu xanh khơi

Niềm thương không nói lên lời

Chỉ nghe xao xác một trời bâng khuâng

Bâng khuâng lúc em cười

Kìa ngàn cây ngẩn ngơ

Sáng trăng xanh khung đời

Dặt dìu nhạc với thơ”

Câu ca “chìm sâu đáy mắt một màu xanh khơi” như lột tả trọn vẹn đôi mắt của kẻ si tình. Đôi mắt đang ngập tràn màu sắc yêu đương, đắm đuối với những mộng ước. Nhưng lại chẳng thể nói thành lời: “Niềm thương không nói nên lời, chỉ nghe xao xác một trời bâng khuâng”. 

Sự tinh tế, khéo léo trong âm nhạc cũng như tình yêu của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại lần nữa được thể hiện qua những hình ảnh, âm thanh: màu xanh khơi, xao xác, bâng khuâng, ngẩn ngơ, dìu dặt…

“Nhưng không thấy em lại

Hàng thùy dương chếch bóng

Và lũ hoa thầm khép hương chờ mong…”

Sự chờ đời, nhung nhớ chợt biết thành nỗi thất vọng. Ở đây, Phạm Đình Chương sử dụng ca từ đặc biệt “hàng thùy dương chếch bóng”, “lũ hoa thầm khép hương chờ mong” để diễn tả nỗi buồn sầu của chàng trai khi người yêu không tới. Cách diễn tả này có sầu nhưng không bi lụy, ghen tuông, nghi hoặc, chỉ đơn phương là chút giận hờn trong tình yêu.

Thêm một lần nữa khẳng định, “Thuở ban đầu” là tình khúc trong sáng, ngọt ngào, nhẹ nhàng nhất trong sự nghiệp âm nhạc của Phạm Đình Chương. Còn sau đó, là hàng loạt ca khúc tình yêu rầu rũ, buồn thương, nguyên nhân xuất phát từ vụ ly hôn đình đám giữa ông và ca sĩ Khánh Ngọc. Mà căn nguyên từ vụ vụng trộm giữa Khánh Ngọc với nhạc sĩ Phạm Duy.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thuo-ban-dau-cua-nhac-si-pham-dinh-chuong-9
Ca sĩ Khánh Ngọc và nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Ngược thời gian về năm 1953, cuộc hôn nhân của Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc diễn ra trong sự ngưỡng mộ của bạn bè, đồng nghiệp. Khi đó, Phạm Đình Chương mới 20 tuổi đã có nhiều sáng tác vang danh, còn Khánh Ngọc mới 16 – 17 tuổi, sở hữu vẻ đẹp sắc nước hương trời, là nữ ca sĩ nóng bỏng đầy triển vọng.

Sau kết hôn, cả hai thăng hoa trong sự nghiệp. Phạm Đình Chương lần lượt cho ra đời các ca khúc hân hoan tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống, trở thành nhạc phẩm bất hủ gần 70 năm qua: Đón xuân, Mộng dưới hoa, Tiếng dân chài… đặc biệt là trường ca Hội trùng dương. Còn Khánh Ngọc trở thành nữ ca sĩ tài sắc, minh tinh điện ảnh danh tiếng bậc nhất thập niên 1950. 

Ấy vậy mà chỉ 7,8 năm sau đó, cuộc hôn nhân đẹp như trong tranh bị vỡ vụn dẫn đến kết cuộc thật buồn, để lại nhiều tai tiếng. Dư chấn của thảm kịch này làm cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương ngưng sáng tác một thời gian dài. Để nguôi ngoai, ông chỉ viết nhạc buồn.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Thẩm Oánh
[ad_1] Nhạc sĩ Thẩm Oánh (1916 – 1996), tên thật là Thẩm Ngọc Oánh, sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Hà Nội. Không như lớp...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER GLAZUNOV (1865-1936)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER GLAZUNOV (1865-1936)
[ad_1] Alexander Glazunov là nhà soạn nhạc lớn người Nga, ngoài ra ông còn là một nhạc sư có nhiều ảnh hưởng, nhạc trưởng, nhà hoạt động xã hội, thành...

NHỮNG CÂY ĐÀN GUITAR MÀ BARRIOS MANGORE SỞ HỮU
NHỮNG CÂY ĐÀN GUITAR MÀ BARRIOS MANGORE SỞ HỮU
[ad_1] Agutín Barrios Mangoré là một nhạc sĩ viết nên những tác phẩm hay nhất dành cho đàn guitar, bên cạnh việc sáng tác, ông còn là một nghệ sĩ...

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Những bản nhạc Văn Cao viết vẫn sẽ sống mãi, vang vọng mãi!
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Những bản nhạc Văn Cao viết vẫn sẽ sống mãi, vang vọng mãi!
[ad_1] Trong làng nhạc Việt Nam, Văn Cao và Trịnh Công Sơn là hai thế hệ khác nhau nhưng lại coi nhau như những người bạn vong niên, hết lòng...

Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
[ad_1] VỀ CA KHÚC "SÀI GÒN" Tên ca khúc: Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Nhạc trẻ Phát hành: Thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện...

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐÀN GUITAR CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐÀN GUITAR CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
[ad_1] Guitar (phiên âm: ghita, tiếng Pháp: guitare; tiếng Anh: guitar), còn được biết đến dưới tên gọi Tây ban cầm (西班琴), Cát tha (吉他) vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 500 năm (loại guitar cổ), sau...

Những bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương
Những bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương
[ad_1] Thông tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời tại Mỹ hôm 22.12 (giờ địa phương) khiến nghệ sĩ và khán giả tiếc thương. Trong hơn nửa thế kỷ viết...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)
[ad_1] Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemia. Cha của Schubert...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
Top 3 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Âm nhạc của Nguyễn Trung Cang chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái trái ngược hoàn toàn với âm nhạc tươi sáng của người bạn thân...

BẢN QUYỀN ÂM NHẠC – NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN BẠN CẦN BIẾT
BẢN QUYỀN ÂM NHẠC – NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN BẠN CẦN BIẾT
[ad_1] Những quy định về bản quyền âm nhạc thường rất phức tạp. Ngay cả những người làm trong ngành cũng không thể nắm rõ, điều này dẫn đến nhiều...

“Đồng xanh” của Lê Hựu Hà: Bài hát mẫu mực của việc chuyển thể lời Việt cho nhạc ngoại
“Đồng xanh” của Lê Hựu Hà: Bài hát mẫu mực của việc chuyển thể lời Việt cho nhạc ngoại
[ad_1] CA KHÚC "ĐỒNG XANH" Ca khúc gốc: Greenfields (của các nhạc sĩ Terry Gilkyson, Richard Dehr, Frank Miller sáng tác năm 1956) Lời Việt: Đồng xanh (nhạc sĩ Lê...

“Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương: Lời cuối dành cho cuộc tình mê đắm!
“Dạ khúc cho tình nhân” của Lê Uyên Phương: Lời cuối dành cho cuộc tình mê đắm!
[ad_1] CA KHÚC "DẠ KHÚC CHO TÌNH NHÂN” Tên các khúc: Dạ khúc cho tình nhân Nhạc sĩ: Lê Uyên Phương Năm phát thành: 1968 Ca sĩ trình bày tiêu...