Chế Linh – Thanh Tuyền: Cặp song ca bất hủ và đình đám nhất Việt Nam


Cặp song ca nhạc vàng được yêu thích nhất. 

Chế Linh – Thanh Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám trong nền tân nhạc Việt Nam, đặc biệt là dòng nhạc Bolero. Sự kết hợp hoàn hảo của họ đã tạo ra những ca khúc kinh điển, thu hút khán giả nhiều thế hệ. Trong suốt hơn 50 năm song ca, Chế Linh – Thanh Tuyền đã đi diễn cùng nhau ở khắp nơi trên thế giới và có những câu chuyện gắn bó để tạo nên cặp song ca huyền thoại.

Chế Linh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1962. Khi đó, ông tham gia đoàn văn nghệ Biệt chính Biên Hòa, cùng hát với Châu Kỳ, Trúc Phương. Khoảng 2 năm sau, đoàn tan rã, ông chuyển sang làm tài xế cùng với nhạc sĩ Bằng Giang. Biết Chế Linh đam mê ca hát, Bằng Giang đã động viên ông trở về Sài Gòn để phát triển. Đến năm 1964, Chế Linh hợp tác với hãng dĩa Continental, cho ra đời đĩa than đầu tay “Vùng biển trời và màu áo em”.

Đáng nói, hãng dĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – người thầy nâng đỡ Thanh Tuyền từ cô bé đam mê ca hát thành giọng ca vàng. Vị nhạc sĩ này (cùng với người bạn là nhạc sĩ Mạnh Phát) đã phát hiện ra giọng của Chế Linh rất hợp với học trò Thanh Tuyền nên đã thử ghép song ca chung để tạo ra sự mới lạ cho công chúng. 



che-linh-thanh-tuyen-cap-song-ca-bat-hu-va-dinh-dam-nhat-viet-nam-0
Ca sĩ Chế Linh – Ca sĩ Thanh Tuyền

Trong một lần tâm sự, Chế Linh kể, năm đó, nhạc sĩ Mạnh Phát có nhắn: “Chú tới nhà anh xem con gà mái này gáy hay lắm”. Chế Linh tưởng thật nên tới nhà Mạnh Phát hỏi con gà mái đâu. Mạnh Phát chỉ vào Thanh Tuyền và nói “con gà mái đây”, khiến Chế Linh vô cùng bất ngờ. 

Đó cũng là lần đầu tiên Chế Linh gặp Thanh Tuyền. Ấn tượng đầu tiên của anh về đàn em là cái nhìn khác lạ. Ông kể lại: “Thanh Tuyền mặc bộ đồ ở nhà, trông không giống ca sĩ chút nào hết. Tôi tự than, chết cha rồi, cô này mới ra nghề, chẳng biết hát có hat không. Nếu hát hay thì đỡ cho mình, còn không hay thì kéo mình đi xuống luôn. Tôi đã xấu trau rồi, cô này cũng không được đẹp gái mấy, nên hát mà không hay nữa thì chết”.

Nhưng đến khi thử giọng, Chế Linh mới ngỡ ngàng rằng trời đã cho ông một con gà mái quá đẹp. Sự nghiệp của ông gắn liền với Thanh Tuyền từ đó.

Về phần mình, ca sĩ Thanh Tuyền cũng từng hé lộ về lần đầu gặp Chế Linh: “Hôm đến phòng thu, lần đầu tiên gặp Chế Linh tôi nghĩ, trời ơi sao anh này đen quá. Sau khi thu âm ca khúc, Chế Linh cầm bàn tay tôi nói cho hôn cái nha, còn khen bàn tay giống nải chuối”. 

Không phụ lòng mong đợi của nhạc sĩ Mạnh Phát và nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Chế Linh – Thanh Tuyền kết hợp rất ăn ý, tạo thành cặp song ca nhạc vàng nổi tiếng. Nhưng chính sự nổi tiếng và lòng yêu mến dữ dội từ khán giả đã tạo áp lực lớn cho Chế Linh và Thanh Tuyền.

Chế Linh từng tâm sự: “Tôi với Thanh Tuyền lúc nào cũng phải tập, tập kinh khủng, tập còn hơn ngày xưa nữa. Càng lớn tuổi chúng tôi càng tập nhiều hơn. Chúng tôi tập vì khán giả. Nếu không còn khán giả nữa thì có tập cũng chẳng để làm gì. Một khi còn khán giả là phải tập để ra sân khấu không làm khán giả phật ý, không bị chới với”.

Hai giọng ca, một cao chót vót, một trầm ấm ngọt ngào đã hòa quyện vào nhau. Nhiều nhạc phẩm sau đó được viết ra để khai thác sự ăn ý của cặp đôi này như: Tình bơ vơ, Ngày buồn của nhạc sĩ Lam Phương; Đừng nói xa nhau, Con đường xưa em đi của nhạc sĩ Châu Kỳ.

Sau này, Thanh Tuyền có song ca với nhiều nam danh ca khác như Duy Khánh, Nhật Trường…; Chế Linh cũng song ca với nhiều nữ ca sĩ khác như Thanh Tâm… Nhưng khán giả không thể nào quên được sự kết hợp đầy ăn ý của Chế Linh – Thanh Tuyền. 

Vậy nên nhiều người yêu nhạc mới nói: Thanh Tuyền có đi hát với ai chăng nữa khán giả cũng không thể quên được Chế Linh này. Ngược lại, Chế Linh có hát với cô nào đẹp đến mấy người ta cũng không thể quên được Thanh Tuyền.

Một số bài song ca hay nhất của Chế Linh – Thanh Tuyền

Xin giới thiệu đến công chúng yêu nhạc một số ca khúc song ca đầy ăn ý của Chế Linh – Thanh Tuyền:

Ca khúc “Hái hoa rừng cho em” (Trương Hoàng Xuân)

Đây là bài song ca đầu tiên của Chế Linh – Thanh Tuyền. Ca khúc này thường bị nhầm tên thành “Hái trộm hoa rừng” (là 4 chữ đầu tiên của bài hát). 

Về chi tiết “hái trộm”, nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân từng giải thích, vì khi đó ông đang thụ huấn ở quân trường khắc nghiệt. Trong lúc tập luyện, thấy có nhiều cành hoa dại rất đẹp mọc ven quân trường, với ý định sẽ ép hoa trong thư gửi cho người yêu nên anh lính trẻ đã lén hái hoa nhân lúc sĩ quan huấn luyện không để ý. Nếu bị phát hiện không nghiêm túc tập luyện thì sẽ bị phạt nặng. Vậy nên mới trở thành “hái trộm hoa rừng”.

Ca khúc “Con đường xưa em đi” (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương)

Vợ nhạc sĩ Châu Kỳ từng cho biết, con đường đã làm nên cảm hứng cho nhạc sĩ cùng người bạn thân – nhà thơ Hồ Đình Phương viết nên “Con đường xưa em đi” là con đường đất nằm sau nhà máy giấy Tân Mai thuộc tỉnh Biên Hòa vào thập niên 1960 (nay là tỉnh Đồng Nai).

Chế Linh – Thanh Tuyền đã song ca ca khúc này và khiến cho nó in sâu vào trong tâm trí người nghe tạo thành nhạc phẩm bất hủ.



che-linh-thanh-tuyen-cap-song-ca-bat-hu-va-dinh-dam-nhat-viet-nam-7

Ca khúc “Tình bơ vơ” (nhạc sĩ Lam Phương)

Thập niên 1960, Lam Phương sáng tác khá nhiều bài hát về tình đơn phương của ông dành cho danh ca Bạch Yến: Chờ người, Tiễn người đi, Tình bơ vơ… Lúc đó, Bạch Yến đã rời Việt Nam sang châu Âu du học.

Ca khúc này đã được Chế Linh – Thanh Tuyền thể hiện một cách vô cùng hay. Cho đến nay đây vẫn là một trong những cặp đôi song ca ca khúc này hay nhất. 

Ca khúc “Nếu chúng mình cách trở” (Chế Linh sáng tác với bút danh Lưu Trần Lê)

Chế Linh – Thanh Tuyền nổi lên không bao lâu thì Thanh Tuyền đi lấy chồng và hạn chế đi hát. Chế Linh không còn bạn hát song ca ăn ý nên đã tìm kiếm một nữ ca sĩ khác, đó chính là Thanh Tâm (sau này là vợ của nhạc sĩ Bảo Thu). Lúc đó, Chế Linh sáng tác “Mai lỡ  mình xa nhau” dành cho đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm. 

Ca khúc rất ăn khách nên sau đó ông sáng tác thêm Mai Lỡ Mình Xa Nhau 2 với cái tên Nếu Chúng Mình Cách Trở. Đó cũng là thời gian Thanh Tuyền đi hát trở lại và tái hợp với Chế Linh để song ca bài hát này.

Ngoài ra, Chế Linh – Thanh Tuyền còn cùng song ca: Ngày buồn, Nói với người tình, Đừng nói xa nhau, Tình chỉ đẹp, Tâm sự chúng mình… 



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...