Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”


CA KHÚC “ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY”

  • Thơ: Quang Dũng
  • Phổ nhạc: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: Thập niên 1970
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Duy Trác, Hoài Bắc

Bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Phạm Đình Chương là một trong những tên tuổi lớn của làng nhạc Sài Gòn thập niên 1950. Ngoài những ca khúc bất tử như Xóm đêm, Hội trùng dương, Ly rượu mừng… ông còn gây tiếng vang ở mảng phổ nhạc cho thơ với những tuyệt phẩm: Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Mắt buồn (Lưu Trọng Lư), Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền)… và không thể không nhắc đến “Đôi mắt người Sơn Tây” (thơ Quang Dũng).



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doi-mat-nguoi-son-tay-cua-pham-dinh-chuong-7
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã khiến “Đôi mắt người Sơn Tây” nổi đình nổi đám ở Sài Gòn

Ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây” được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ “Mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng. Bên cạnh đó, 4 câu đầu tiên trong ca khúc được lấy từ một bài thơ khác của tác giả Quang Dũng là “Đôi bờ”:

“Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

Sông xa từng lớp lớp mưa dài

Mắt em, ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh

Khi chớm thu về khi chớm thu về một sớm mai”

Bài thơ “Mắt người Sơn Tây” (được Phạm Đình Chương phổ nhạc thành ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây) được thi sĩ Quang Dũng sáng tác vào năm 1949. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ ca Quang Dũng: Lãng mạn, tràn tính nhạc, pha trộn với chất bi hùng trong thời chiến. 

“Mắt người Sơn Tây” là bài thơ gồm 7 khổ thơ. Trong đó có 5 khổ thơ vẽ lên khung cảnh ở thời hiện tại với cảnh chiến tranh đau thương. Giữa khung cảnh bi thương đó, “nàng thơ” – nhân vật chính xuất hiện với “vầng trán em mang trời quê hương/ mắt em dìu dịu buồn Tây Phương”. 

Với tình cảm yêu quê hương như thế, hai khổ thơ cuối dẫn ra một mong ước ở thì tương lai như viễn tưởng đồng quê trở lại cảnh thanh bình, dẫu cho ngày đó còn xa: “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng/Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trắng…”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doi-mat-nguoi-son-tay-cua-pham-dinh-chuong-0
“Mắt người Sơn Tây” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng

Về hoàn cảnh sáng tác. “Mắt người Sơn Tây” được Quang Dũng viết vào năm 1949 để tặng cho “người tình thơ” của ông. Người đó là cô gái tên là Nhật. Cô còn có mỹ danh khác là Akimi.

Dưới đây là lời ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây” do Phạm Đình Chương phổ nhạc: 

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

Sông xa từng lớp lớp mưa dài

Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh

Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai

Đôi mắt Người Sơn Tây

U uẩn chiều luân lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây,

Buồn viễn xứ khôn khuây

Em hãy cùng ta mơ

Mơ một ngày đất mẹ

Ngày bóng dáng quê hương

Đường hoa khô ráo lệ

Tôi từ chinh chiến đã ra đi

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc

Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay

Em vì chinh chiến thiếu quê hương

Sài Sơn , Bương Cấn mãi u buồn

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em có bao giờ, Em có bao giờ, Em thương nhớ thương

Đôi mắt Người Sơn Tây

U uẩn chiều luân lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây, buồn viễn xứ khôn khuây

Em hãy cùng ta mơ

Mơ một ngày đất mẹ

Ngày bóng dáng quê hương

Đường hoa khô ráo lệ

Đôi mắt Người Sơn Tây

Đôi mắt Người Sơn Tây

Buồn viễn xứ khôn khuây …

Điều ít biết về bóng hình mỹ nhân trong “Đôi mắt người Sơn Tây”

Cả hai bài thơ “Đôi bờ” và “Mắt người Sơn Tây” được Quang Dũng viết vào giai đoạn 1948 – 1949. Nhân vật chính là cô gái tên Nhật.

Nhắc về người con gái trong “Mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng, nhạc sĩ Phạm Duy – bạn học cùng lớp tại trường Thăng Long (Hà Nội) của thi sĩ từng chia sẻ như sau: Quang Dũng ngồi phía sau Phạm Duy, cách hai bàn. Ông to con, nước da trắng, thân hình rắn rỏi, khỏe mạnh, đẹp trai, trông như Tây nhưng hiền lành. Lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trong Trung đoàn Tây Tiến đóng ở Hòa Bình thì Phạm Duy cũng ở trong ban Văn công hoạt động tại đấy. Quang Dũng được nghỉ phép về thăm gia đình ở làng Phùng Xá, tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội khoảng 40 cây số, gần Sơn Tây (sau này Hà Đông và Sơn Tây nhập lại thành tỉnh Hà Tây, bây giờ nhập vào Hà Nội), nơi có con sông Đáy đẹp như tranh vẽ. Từ Hòa Bình ở phía Nam đi lên phía Bắc về Hà Đông phải đi qua Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên Kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người yêu tên Nhật.

Do nàng tên “Nhật” lại đẹp như người Nhật nên bạn bè thường gọi đùa là “Akimi”. Bà mẹ Akimi khi chạy tản cư từ thị xã Sơn Tây xuống Kinh Đào, có mở một quán cà phê nhỏ để bán tạm, Quang Dũng mỗi lần về ngang qua quán thường hay ghé vào uống. Nàng chính là “người đẹp Sơn Tây”, là nguồn cảm hứng cho Quang Dũng làm “Đôi mắt người Sơn Tây” đầy cảm xúc.

Cũng theo Phạm Duy, Akimi sống với mẹ ở quán nước đơn sơ này. Nhà thơ Quang Dũng thường hay lui tới và có lần sáng tác cả một bài thơ ngợi ca nàng dán lên vách nứa:

“Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền

Khuấy nước Kinh Đào sóng nổi lên

Ý nhị mẹ cười sau nếp áo

Non sông cùng đắm giấc mơ tiên”

(Đây là đoạn trích bài thơ mới phát hiện sau này do chính Akimi – định cư ở Hoa Kỳ cung cấp). 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doi-mat-nguoi-son-tay-cua-pham-dinh-chuong-5
Danh ca Thái Thanh là một trong những người thể hiện rất thành công ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây”

Họ gặp nhau trong buổi chiều luân lạc, buồn viễn xứ khôn khuây vì đất nước còn hôn loạn giữa khói lửa điêu tàn. Nếu nghĩ về tình riêng chỉ thấy một con đường mịt mùng. Lúc đó, Quang Dũng đang mang phận là chinh nhân, năm 1947, tốt nghiệp trường quân sự Sơn Tây rồi trở thành Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ở hoàn cảnh đó, họ chỉ mong thấy được hòa bình:

“Tôi từ chinh chiến đã ra đi 

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì 

Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc 

Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay. 

Em vì chinh chiến thiếu quê hương 

Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn 

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm 

Em có bao giờ, em có bao giờ 

Em thương nhớ thương…”

Nhìn về nơi cố hương, Ba Vì đã bị khuất bóng những chiều xanh khi dấu lửa binh lan tràn trên đất mẹ, người trai tạm biệt quê nhà phủ Quốc (Oai) để lên đường đi chiến đấu vì không đành lòng nhìn nước non u hoài. Người con gái phải rời quê, nên những Sài Sơn, Bương Cấn hay xứ Đoài mây trắng năm xưa chỉ còn là ký ức…

Năm 1948, người tình Akimi rời vùng tản để “dinh tê” về thành, để lại nỗi u sầu cho thi sĩ. Trước nỗi buồn viễn xứ, nàng về thành, ta ở biên ải, chàng thi sĩ thốt lên:

“Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự,

kinh thành em có nhớ ta chăng?

Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến,

Năm 1954, Akimi di cư vào Sài Gòn và từng có một thời làm kiều nữ của vũ trường Tự Do. Đến năm 1975 thì sang Mỹ định cư:

“Em đi áo mỏng buông hờn tủi 

Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…”

Có lẽ định mệnh sắp xếp đôi người họ “mỗi ngày một xa cách”. Từ lúc về thành đã thấy như ở đôi bờ nhưng càng ngày càng xa thăm thẳm, đến cách cả một đại dương, để lại thi nhân nỗi buồn ly biệt chỉ biết mơ về bóng nàng như câu chuyện của chàng Trương năm xưa:

“Thoáng hiện em về trong đáy cốc

Nụ cười như chuyện một đêm mơ”

Quang Dũng không chỉ là người lính, ông còn là người nghệ sĩ tài hoa. Có lẽ vì vậy mà ông không ở trong quân ngũ lâu. Năm 1951, ông xuất ngũ, chuyển sang làm báo, viết văn và có liên quan đến Nhân Văn – Giai Phẩm.

Lúc đó, ở miền Nam, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây” trở nên nổi tiếng trong giới nghe nhạc ở Sài Gòn khi được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc và thường được Thái Thanh, hoặc chính ca sĩ Hoài Bắc – Phạm Đình Chương hát ở phòng trà Đêm Màu Hồng thập niên 1970. Ca khúc này còn gắn liền với một giọng hát thượng thặng khác là Duy Trác. Một điều đặc biệt, đó là thi sĩ Quang Dũng là người Sơn Tây, nhạc sĩ Phạm Đình Chương là người Sơn Tây, và danh ca Duy Trác cũng là một người Sơn Tây. Những tinh hoa gốc Sơn Tây đó hội tụ trong bản thu âm tuyệt vời.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...