Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”


CA KHÚC “ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY”

  • Thơ: Quang Dũng
  • Phổ nhạc: Phạm Đình Chương
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm ra đời: Thập niên 1970
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh, Duy Trác, Hoài Bắc

Bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Phạm Đình Chương là một trong những tên tuổi lớn của làng nhạc Sài Gòn thập niên 1950. Ngoài những ca khúc bất tử như Xóm đêm, Hội trùng dương, Ly rượu mừng… ông còn gây tiếng vang ở mảng phổ nhạc cho thơ với những tuyệt phẩm: Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Mắt buồn (Lưu Trọng Lư), Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền)… và không thể không nhắc đến “Đôi mắt người Sơn Tây” (thơ Quang Dũng).



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doi-mat-nguoi-son-tay-cua-pham-dinh-chuong-7
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã khiến “Đôi mắt người Sơn Tây” nổi đình nổi đám ở Sài Gòn

Ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây” được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ “Mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng. Bên cạnh đó, 4 câu đầu tiên trong ca khúc được lấy từ một bài thơ khác của tác giả Quang Dũng là “Đôi bờ”:

“Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

Sông xa từng lớp lớp mưa dài

Mắt em, ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh

Khi chớm thu về khi chớm thu về một sớm mai”

Bài thơ “Mắt người Sơn Tây” (được Phạm Đình Chương phổ nhạc thành ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây) được thi sĩ Quang Dũng sáng tác vào năm 1949. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ ca Quang Dũng: Lãng mạn, tràn tính nhạc, pha trộn với chất bi hùng trong thời chiến. 

“Mắt người Sơn Tây” là bài thơ gồm 7 khổ thơ. Trong đó có 5 khổ thơ vẽ lên khung cảnh ở thời hiện tại với cảnh chiến tranh đau thương. Giữa khung cảnh bi thương đó, “nàng thơ” – nhân vật chính xuất hiện với “vầng trán em mang trời quê hương/ mắt em dìu dịu buồn Tây Phương”. 

Với tình cảm yêu quê hương như thế, hai khổ thơ cuối dẫn ra một mong ước ở thì tương lai như viễn tưởng đồng quê trở lại cảnh thanh bình, dẫu cho ngày đó còn xa: “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng/Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trắng…”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doi-mat-nguoi-son-tay-cua-pham-dinh-chuong-0
“Mắt người Sơn Tây” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng

Về hoàn cảnh sáng tác. “Mắt người Sơn Tây” được Quang Dũng viết vào năm 1949 để tặng cho “người tình thơ” của ông. Người đó là cô gái tên là Nhật. Cô còn có mỹ danh khác là Akimi.

Dưới đây là lời ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây” do Phạm Đình Chương phổ nhạc: 

Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

Sông xa từng lớp lớp mưa dài

Mắt em ơi mắt em xưa có sầu cô quạnh

Khi chớm thu về, khi chớm thu về một sớm mai

Đôi mắt Người Sơn Tây

U uẩn chiều luân lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây,

Buồn viễn xứ khôn khuây

Em hãy cùng ta mơ

Mơ một ngày đất mẹ

Ngày bóng dáng quê hương

Đường hoa khô ráo lệ

Tôi từ chinh chiến đã ra đi

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc

Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay

Em vì chinh chiến thiếu quê hương

Sài Sơn , Bương Cấn mãi u buồn

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em có bao giờ, Em có bao giờ, Em thương nhớ thương

Đôi mắt Người Sơn Tây

U uẩn chiều luân lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây, buồn viễn xứ khôn khuây

Em hãy cùng ta mơ

Mơ một ngày đất mẹ

Ngày bóng dáng quê hương

Đường hoa khô ráo lệ

Đôi mắt Người Sơn Tây

Đôi mắt Người Sơn Tây

Buồn viễn xứ khôn khuây …

Điều ít biết về bóng hình mỹ nhân trong “Đôi mắt người Sơn Tây”

Cả hai bài thơ “Đôi bờ” và “Mắt người Sơn Tây” được Quang Dũng viết vào giai đoạn 1948 – 1949. Nhân vật chính là cô gái tên Nhật.

Nhắc về người con gái trong “Mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng, nhạc sĩ Phạm Duy – bạn học cùng lớp tại trường Thăng Long (Hà Nội) của thi sĩ từng chia sẻ như sau: Quang Dũng ngồi phía sau Phạm Duy, cách hai bàn. Ông to con, nước da trắng, thân hình rắn rỏi, khỏe mạnh, đẹp trai, trông như Tây nhưng hiền lành. Lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trong Trung đoàn Tây Tiến đóng ở Hòa Bình thì Phạm Duy cũng ở trong ban Văn công hoạt động tại đấy. Quang Dũng được nghỉ phép về thăm gia đình ở làng Phùng Xá, tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội khoảng 40 cây số, gần Sơn Tây (sau này Hà Đông và Sơn Tây nhập lại thành tỉnh Hà Tây, bây giờ nhập vào Hà Nội), nơi có con sông Đáy đẹp như tranh vẽ. Từ Hòa Bình ở phía Nam đi lên phía Bắc về Hà Đông phải đi qua Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên Kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người yêu tên Nhật.

Do nàng tên “Nhật” lại đẹp như người Nhật nên bạn bè thường gọi đùa là “Akimi”. Bà mẹ Akimi khi chạy tản cư từ thị xã Sơn Tây xuống Kinh Đào, có mở một quán cà phê nhỏ để bán tạm, Quang Dũng mỗi lần về ngang qua quán thường hay ghé vào uống. Nàng chính là “người đẹp Sơn Tây”, là nguồn cảm hứng cho Quang Dũng làm “Đôi mắt người Sơn Tây” đầy cảm xúc.

Cũng theo Phạm Duy, Akimi sống với mẹ ở quán nước đơn sơ này. Nhà thơ Quang Dũng thường hay lui tới và có lần sáng tác cả một bài thơ ngợi ca nàng dán lên vách nứa:

“Tóc như mây cuốn, mắt như thuyền

Khuấy nước Kinh Đào sóng nổi lên

Ý nhị mẹ cười sau nếp áo

Non sông cùng đắm giấc mơ tiên”

(Đây là đoạn trích bài thơ mới phát hiện sau này do chính Akimi – định cư ở Hoa Kỳ cung cấp). 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-doi-mat-nguoi-son-tay-cua-pham-dinh-chuong-5
Danh ca Thái Thanh là một trong những người thể hiện rất thành công ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây”

Họ gặp nhau trong buổi chiều luân lạc, buồn viễn xứ khôn khuây vì đất nước còn hôn loạn giữa khói lửa điêu tàn. Nếu nghĩ về tình riêng chỉ thấy một con đường mịt mùng. Lúc đó, Quang Dũng đang mang phận là chinh nhân, năm 1947, tốt nghiệp trường quân sự Sơn Tây rồi trở thành Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ở hoàn cảnh đó, họ chỉ mong thấy được hòa bình:

“Tôi từ chinh chiến đã ra đi 

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì 

Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc 

Non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay. 

Em vì chinh chiến thiếu quê hương 

Sài Sơn, Bương Cấn mãi u buồn 

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm 

Em có bao giờ, em có bao giờ 

Em thương nhớ thương…”

Nhìn về nơi cố hương, Ba Vì đã bị khuất bóng những chiều xanh khi dấu lửa binh lan tràn trên đất mẹ, người trai tạm biệt quê nhà phủ Quốc (Oai) để lên đường đi chiến đấu vì không đành lòng nhìn nước non u hoài. Người con gái phải rời quê, nên những Sài Sơn, Bương Cấn hay xứ Đoài mây trắng năm xưa chỉ còn là ký ức…

Năm 1948, người tình Akimi rời vùng tản để “dinh tê” về thành, để lại nỗi u sầu cho thi sĩ. Trước nỗi buồn viễn xứ, nàng về thành, ta ở biên ải, chàng thi sĩ thốt lên:

“Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự,

kinh thành em có nhớ ta chăng?

Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến,

Năm 1954, Akimi di cư vào Sài Gòn và từng có một thời làm kiều nữ của vũ trường Tự Do. Đến năm 1975 thì sang Mỹ định cư:

“Em đi áo mỏng buông hờn tủi 

Dòng lệ thơ ngây có dạt dào…”

Có lẽ định mệnh sắp xếp đôi người họ “mỗi ngày một xa cách”. Từ lúc về thành đã thấy như ở đôi bờ nhưng càng ngày càng xa thăm thẳm, đến cách cả một đại dương, để lại thi nhân nỗi buồn ly biệt chỉ biết mơ về bóng nàng như câu chuyện của chàng Trương năm xưa:

“Thoáng hiện em về trong đáy cốc

Nụ cười như chuyện một đêm mơ”

Quang Dũng không chỉ là người lính, ông còn là người nghệ sĩ tài hoa. Có lẽ vì vậy mà ông không ở trong quân ngũ lâu. Năm 1951, ông xuất ngũ, chuyển sang làm báo, viết văn và có liên quan đến Nhân Văn – Giai Phẩm.

Lúc đó, ở miền Nam, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây” trở nên nổi tiếng trong giới nghe nhạc ở Sài Gòn khi được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc và thường được Thái Thanh, hoặc chính ca sĩ Hoài Bắc – Phạm Đình Chương hát ở phòng trà Đêm Màu Hồng thập niên 1970. Ca khúc này còn gắn liền với một giọng hát thượng thặng khác là Duy Trác. Một điều đặc biệt, đó là thi sĩ Quang Dũng là người Sơn Tây, nhạc sĩ Phạm Đình Chương là người Sơn Tây, và danh ca Duy Trác cũng là một người Sơn Tây. Những tinh hoa gốc Sơn Tây đó hội tụ trong bản thu âm tuyệt vời.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...