CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)


Franz Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Himmelpfortgrund, một làng nhỏ ở ngoại ô Vienna trong một gia đình có nguồn gốc Bohemia. Cha của Schubert là một thầy giáo làng chơi được violin và cello, mẹ ông vốn là đầu bếp. Cha mẹ Schubert có cả thảy 15 người con nhưng 10 người trong số họ đã chết ngay từ khi còn nhỏ, chỉ còn lại 5 người. Schubert có 3 người anh trai Ignaz (1785), Ferdinand (1794), Karl (1796) và một cô em gái Theresia (1801). Chính người cha và anh trai Ignaz đã dạy cho Schubert những bài học âm nhạc đầu tiên.

FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)

Lớn lên trong một gia đình mà mọi thành viên đều có niềm đam mê âm nhạc lớn lao nhưng lại có nền kinh tế tỷ lệ nghịch với niềm đam mê đó, thời thơ ấu của Schubert là những chuỗi ngày ông không thể nào quên cho đến cuối cuộc đời. Luôn sống trong cảnh nghèo đói, những kí ức tuổi thơ buồn bã thường xuyên xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của Schubert sau này. Năm 1804, khi mới 7 tuổi, Schubert được gửi tới nhà thờ Lichtenthal ở Vienna để học chơi đàn organ. Năm 1808, để gia đình giảm bớt một miệng ăn, Schubert tới học ở trường nội trú Convict nơi có nhà soạn nhạc nổi tiếng Antonio Saliari – người cùng thời với Mozart làm hiệu trưởng. Tuy được miễn hoàn toàn học phí cũng như tiền ăn, tiền trọ nhưng cuộc sống hà khắc nơi đây thật quá sức chịu đựng của một cậu bé mới 10 tuổi. Trong thời gian 5 năm sống tại đây, Schubert còn phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của những người bạn học vốn là con của những gia đình giàu có. Cũng trong thời gian này, Schubert ban đầu chơi ở bè violin 2 sau đó chuyển lên bè violin 1 trong dàn nhạc của trường. Những sáng tác đầu tiên của cậu bé cũng bắt đầu xuất hiện trong đó nổi tiếng nhất là bản Fantasia cho 2 Piano (1810).

Rời truờng nội trú năm 16 tuổi, để san sẻ gánh nặng cho gia đình, Schubert định đi đăng lính nhưng vì cận thị quá nặng, bị quân đội từ chối, ông đành nghe theo lời cha đi làm thầy giáo tại Annegasse. Tuy công việc khá nhàm chán không làm thoả mãn nhà soạn nhạc trẻ vốn đầy hoài bão, ước mơ nhưng vì thực tế cuộc sống Schubert đành phải tạm bằng lòng với bản thân. Trong thời gian 3 năm dạy học, Schubert đã sáng tác được 2 tứ tấu đàn dây, những bản giao hưởng đầu tiên, một vài Piano sonata, Mass số 1 giọng Fa trưởng. Tác phẩm Mass số 1 giọng Pha trưởng lần đầu tiên được vang lên vào tháng 10 năm 1814 tại nhà thờ Lichtenthan với giọng hát chính do ca sĩ trẻ Therese Grob đảm nhiệm, người mà Schubert đem lòng yêu mến. Sau này Schubert đã ngỏ lời cầu hôn nhưng bị gia đình cô gái từ chối và từ đó Schubert luôn mang trong mình vết thương lòng sâu sắc cũng như không bao giờ nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.

Thời gian này các tác phẩm của Schubert xuất hiện với số lượng thật đáng kinh ngạc. Năm 1814, Schubert hoàn thành vở opera đầu tiên Des Teufels Lustschloss D.84 cũng như 17 lied trong đó có những bài nổi tiếng như “Der Taucher” D.77/111 hay “Gretchen am Spinnrade” D.118 (dựa theo thơ của Goethe). Một năm sau, 145 lied và 4 vở opera khác ra đời, những con số thật ấn tượng. Có cảm giác không phải Schubert sáng tác mà những bài hát tuôn trào dưới tay ông như một dòng thác.

Schubert chuyển đến dạy học tại trường Laibach ở Slovenia vào năm 1816. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được ông sáng tác vào thời gian này. Tiêu biểu có các lied “Erlkonig” (Chúa rừng), “Gesange des Harfners”, giao hưởng số 4 “Tragic” giọng Đô thứ D.417, giao hưởng số 5 giọng Si giáng trưởng D.485. Tháng 6 năm 1816, Schubert bắt tay vào viết bản cantata “Prometheus”.

Một năm trước đó, trong một lần đến thăm Linz, Schubert gặp Franz von Schober – một chàng trai trẻ rất đáng mến và họ trở thành những người bạn thân nhất của nhau. Là con một gia đình khá giả, chính Schober là người giúp đỡ Schubert nhiệt tình nhất trong cuộc sống sau này. Nghe theo lời khuyên của Schober, Schubert đã rời bỏ nghề dạy học để thành một nhà soạn nhạc tự do, điều mà Schubert luôn khao khát. Năm 1817, trở lại Vienna thời gian đầu, Schubert sống tại nhà của Schober. Tại đây Schubert gặp Johann Michael Vogl, giọng nam trung nổi tiếng nhất Vienna thời bấy giờ. Sự cộng tác giữa họ đã tạo nên những buổi hoà nhạc rất ấn tượng thu hút được nhiều sự chú ý mà công chúng Vienna hồi đó gọi là Schubertiaden. Tuy nhiên điều này cũng không che giấu được thực tế là chàng trai 20 tuổi Franz Schubert vẫn rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình. Các nhà xuất bản chỉ trả cho Schubert những khoản nhuận bút rất thấp khi in ấn các tác phẩm của ông và Schubert vẫn phải ở nhờ nhà bạn.

Với bản tính vui vẻ, thích giao thiệp Schubert kết giao được rất nhiều bạn bè và một người trong số đó Anselm Huttenbrenner đã giới thiệu ông đến làm việc tại lâu đài của công tước Esterhazy – nơi mà Haydn vĩ đại đã từng sống. Thời gian đầu tại đây Schubert còn cảm thấy hạnh phúc nhưng dần dần nỗi buồn xâm chiếm ông và trong vòng chưa đầy một năm ông đã trở về Vienna.

Bức họa FRANZ SCHUBERT (1797 – 1828)

Mùa hè năm 1819, một niềm vui nhỏ đến với Schubert. Trong chuyến lưu diễn cùng với Vogl tại Upper, Áo, các lied của ông được đón giới yêu âm nhạc nơi đây rất yêu thích trong đó nổi bật có lied “Die Forelle” (Cá hồi) và Ngũ tấu Piano giọng La trưởng D.667 còn có tên khác là Ngũ tấu “Cá hồi”. Năm 1820, Schubert hoàn thành Piano Sonata giọng La trưởng, D.664, tác phẩm thính phòng xuất sắc Tứ tấu đàn dây giọng Đô thứ Quartettsatz D.703, âm nhạc cho vở kịch Die Zauberharfe D.64 và vở opera Die Zwillingsbrüder D.647.

Lúc này Schubert đã trở nên nổi tiếng nhưng sự nghèo khó vẫn không chịu buông tha ông. Các nhà xuất bản chỉ chịu trả cho Schubert những khoản tiền ít ỏi để in những tác phẩm của ông. Thường xuyên phải nhịn đói, đã có lần để đổi lấy một bữa ăn Schubert phải sáng tác một bài hát tặng ông chủ quán.

Năm 1822 sự nghiệp âm nhạc của Schubert có một bước ngoặt vĩ đại. Ông sáng tác bản giao hưởng số 8 giọng Si thứ “Bỏ dở” D.759 nổi tiếng. Không hiểu vì lý do gì bản giao hưởng chỉ có 2 chương thay vì 4 chương như thông thường. Nếu như những tác phẩm được sáng tác trong thời gian đầu của Schubert còn mang hơi hướng của trường phái cổ điển Vienna thì đến bản giao hưởng này đã cho thấy một ngôn ngữ thể hiện hoàn toàn khác vượt qua những qui tắc khắt khe, chặt chẽ để đến với những sáng tạo, tìm tòi mới tạo lập nên một trường phái mới: Trường phái lãng mạn mà sau này đã lan rộng ra khắp châu Âu trong suốt thế kỷ XIX trong đó Franz Schubert chính là “người vĩ đại đầu tiên”. Tổng phổ tác phẩm này bị thất lạc trong hơn 60 năm kể từ ngày được Schubert viết chỉ được tìm thấy một cách tình cờ trong ngăn kéo tại nhà Anselm Huttenbrenner. Cùng trong năm 1822 này, Schubert hoàn thành bản Mass giọng La giáng trưởng D.678 và tác phẩm nổi tiếng Wanderer fantasy cho Piano D760 (sau này Liszt đã phối khí lại cho Piano và dàn nhạc). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bản nhạc này dựa trên lied “Der Wanderer” của Schubert.

Toàn bộ các sáng tác của Schubert đều mang đậm màu sắc trữ tình, trữ tình đến mức nhiều nhà phê bình sau này không lý giải được và họ phải thốt lên: “chất trữ tình đầy đậm đà như mặt nước của con sông Rhein trôi êm đềm”. Phải chăng cuộc sống nghèo khổ lại là nguồn cảm hứng bất tận và âm nhạc là người bạn sẻ chia mọi nỗi buồn đau?

(Nguồn: nhaccodien.vn)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Top 3 ca khúc nhạc dân ca hay nhất của NSND Thanh Huyền
Top 3 ca khúc nhạc dân ca hay nhất của NSND Thanh Huyền
[ad_1] NSND Thanh Huyền không chỉ nổi tiếng với những bài hát nhạc cách mạng, mà còn từng rất được yêu mất với những ca khúc nhạc dân ca. Nguồn:...

Ca khúc “Tiếng sông Hương” – nốt trầm trong trường ca Hội trùng dương của Phạm Đình Chương
Ca khúc “Tiếng sông Hương” – nốt trầm trong trường ca Hội trùng dương của Phạm Đình Chương
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG SÔNG HƯƠNG" Tác giả: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Trích trong: Trường ca Hội trùng dương Năm ra đời: Thập niên 1950 Ca...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Nhà cách mạng nhiệt huyết, “cha đẻ” của những bản hùng ca giải phóng
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Nhà cách mạng nhiệt huyết, “cha đẻ” của những bản hùng ca giải phóng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC Tên thật: Lưu Hữu Phước Bút danh: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí Năm sinh - năm...

Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
Cuộc đời kỳ lạ của ca sĩ Vũ Khanh: Vinh quang và sa ngã!
[ad_1] Vinh quang Ca sĩ Vũ Khanh (tên đầy đủ là Vũ Công Khanh) sinh năm 1954 tại Hà Nội trong gia đình Công giáo. Khi còn nhỏ, Vũ Khanh...

Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh: Ca sĩ ngày nay gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn!
Phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh: Ca sĩ ngày nay gọi là “hét sĩ” thì đúng hơn!
[ad_1] Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh lúc sinh thời do ký giả Bích Xuân thực hiện ở hải ngoại. Trong bài phỏng vấn này, ông đã chia sẻ...

Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Vũ Khanh
Top 5 ca khúc hay nhất của ca sĩ Vũ Khanh
[ad_1] Vũ Khanh là một trong những ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, với nhiều ca khúc "để đời" rất được khán giả yêu thích. Nguồn: Internet Vũ Khanh tên...

“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
“Cánh thiệp đầu xuân” của Lê Dinh – Minh Kỳ: Khúc hoan ca mừng mùa xuân mới
[ad_1] CA KHÚC "CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN” Sáng tác: Lê Dinh – Minh Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1963 Thể hiện: Lệ Thanh, Thanh Thúy, Giao...

Nhạc sĩ Thẩm Oánh: Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật
Nhạc sĩ Thẩm Oánh: Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ THẨM OÁNH Tên thật: Thẩm Ngọc Oánh Nghệ danh: Thẩm Oánh Ngày sinh: 1916 - 1996 Quê quán: Hà Nội Nghề nghiệp: Nhạc...

“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
“Sông quê” – nhạc phẩm đầu tiên đưa Phi Nhung đến với khán giả yêu nhạc
[ad_1] Sau 5 năm lăn lội với nghề (làm ca sĩ hát lót, đi bán dĩa nhạc dạo để quảng bá tên tuổi), Phi Nhung lần đầu tiên được giới...

Ads Bottom