CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ALEXANDER GLAZUNOV (1865-1936)


Alexander Glazunov là nhà soạn nhạc lớn người Nga, ngoài ra ông còn là một nhạc sư có nhiều ảnh hưởng, nhạc trưởng, nhà hoạt động xã hội, thành viên nhóm Beliaev. Mối quan hệ với các nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng như M.A. Balakiriev, A.P. Borodin, P.I. Tchaikovsky, X.I. Taneev, V.V. Stassov có ảnh hưởng lớn đến sự định hình phong cách và các nguyên tắc sáng tạo của Glazunov.

Alexander Glazunov (1865 – 1936)

Alexander Konstantinovich Glazunov sinh ngày 10 tháng 8 năm 1865 tại thành phố St Petersburg. Ông học âm nhạc dưới sự hướng dẫn của nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng Nikolai Rimsky-Korsakov theo lời giới thiệu của Mily Balakirev, người mà ông gặp gỡ ở tuổi mười bốn.

Alexander Glazunov sáng tác từ rất sớm. Bản giao hưởng đầu tiên trong số 9 giao hưởng của ông được công diễn năm ông mới 16 tuổi. Bản thơ giao hưởng nổi tiếng Stenka Razin của ông cũng ra đời trong giai đoạn này. Tác phẩm của ông sớm trở nên nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nga một phần nhờ sự ủng hộ tích cực của nhà soạn nhạc người Hungary Franz Liszt.

Alexander Glazunov bắt đầu sự nghiệp chỉ huy dàn nhạc năm 1888. Từ đó ông thường xuyên biểu diễn ở Nga và nước ngoài với tư cách nhạc trưởng. Ông cũng được bổ nhiệm làm nhạc trưởng của mùa hòa nhạc giao hưởng Nga năm 1896. Ông cũng là nhạc trưởng tại buổi công diễn lần đầu đầy thảm khốc bản giao hưởng No. 1 của Sergei Rachmaninov. Hình như buổi công diễn này thất bại hoàn toàn phần nào do Glazunov đã uống say tại thời điểm đó.

Năm 1899, Glazunov trở thành giáo sư tại trường âm nhạc St Petersburg. Năm 1905 ông từ nhiệm để bày tỏ sự bất đồng chính kiến với ban giám đốc và trở lại Nhạc viện vào cuối năm đó với vai trò Giám đốc. Ông đã làm việc tại đây cho đến khi xảy ra những sự kiện vĩ đại năm 1917. Sau khi thế chiến thứ nhất kết thúc, Glazunov tích cực tham gia vào xây dựng nền văn hoá Xô viết, cải cách giáo dục âm nhạc, tham gia vào các hoạt động xã hội phổ biến âm nhạc hàn lâm. Ông đã đóng góp tâm huyết vào việc tái lập nhạc viện Leningrad.

Glazunov rời nước Nga năm 1928. Ông đã sang Vienna tham gia Ban giám khảo cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Shubert, nhưng do tình trạng sức khoẻ nên không thể trở lại Nga. Ông đã tới châu Âu và Hoa Kỳ rồi định cư ở Paris, nơi ông qua đời. Ông luôn khẳng định rằng việc ông rời xa nước Nga liên tục như thế là vì lý do sức khỏe ; điều này khiến ông vẫn được coi là nhà soạn nhạc đáng kính ở Liên Xô, không giống như Igor Stravinsky và Rachmaninov, những người đã rời bỏ nước Nga vì những lý do khác.

Alexander Glazunov và vợ năm 1929

Glazunov là một trong các nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng nhất thời kỳ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Ông tiếp tục các truyền thống âm nhạc của Tchaikovsky và nhóm Khoẻ, đồng thời kết hợp tài tình hai dòng nhạc trữ tình anh hùng ca và trữ tình chính kịch trong âm nhạc Nga. Trong sự nghiệp sáng tác của ông nhạc giao hưởng chiếm một vị trí quan trọng với các hình tượng anh hùng của anh hùng ca dân gian Nga, các bức tranh phong cảnh quê hương, hiện thực Nga, các bài ca dân gian của các dân tộc Slav và phương Đông.

Các tác phẩm của Glazunov nổi bật với các đề tài đậm nét, mọi nhạc cụ trong dàn nhạc vang rõ, tròn đầy, cách sử dụng kỹ thuật phức điệu điêu luyện. Nối tiếp các truyền thống của Tchaikovsky, ông nâng cao đáng kể vai trò của âm nhạc trong ballet. Ông cũng soạn lại một số lượng lớn dân ca Nga, Séc, Hy lạp, hoàn chỉnh opera Công tước Igor (với những vũ khúc Polovetsian nổi tiếng) cùng với Rimsky-Korsakov, ghi lại theo trí nhớ phần đầu bản giao hưởng số 3 của Borodin, tham gia vào quá trình biên tập chuẩn bị xuất bản toàn tập tác phẩm của M.I. Glinka. Ông dàn dựng nhiều tác phẩm của các nhà soạn nhạc Nga và thế giới.

Glazunov là tác giả của 9 bản giao hưởng (bản cuối cùng chưa hoàn thành). Trong các tác phẩm này tính anh hùng ca và màu sắc âm nhạc dân gian kết hợp chặt chẽ hài hoà với kỹ thuật điêu luyện. Âm nhạc của Glazunov ấm áp, chân thành, rõ ràng và thể hiện xúc cảm cân bằng. Các giao hưởng được coi như đỉnh cao của nhà soạn nhạc có thể kể giao hưởng số 5 (1895) trong sáng, tràn trề nghị lực và lòng dũng cảm, các giao hưởng số 6 (1896) và số 8 (1906) đầy tâm trạng kịch tính và các suy tư triết học sâu sắc. Ông cũng viết hàng loạt các tác phẩm thể loại thơ giao hưởng, mà nổi tiếng nhất là thơ giao hưởng “Stenka Razin” (1885), và tổ khúc “Từ thời Trung cổ” (1902). Một trong các tác phẩm đỉnh cao của Glazunov là concerto cho violin và dàn nhạc (1904). Ngoài ra còn có các vở ballet “Raimonda” (do nhà hát Mariinsky St.Peterburg dàn dựng năm 1898), “Tiểu thư-người hầu, hay là Thử thách của Damis” (do nhà hát Ermitage, St. Peterburg dàn dựng năm 1900) và “Bốn mùa” (do nhà hát Ermitage , St. Peterburg dàn dựng năm 1900) cùng 7 tứ tấu, 2 sonata và nhiều tác phẩm khác cho piano, các romance.

Năm 1929, Glazunov chỉ huy một dàn nhạc gồm những nhạc công Paris trong bản thu điện trọn vẹn đầu tiên vở ballet một màn “Bốn mùa” của mình. Bản thu này, về sau được phát hành lại trên đĩa LP và CD, cho chúng ta thấy ông là một nhà chỉ huy điêu luyện.

Trong sự nghiệp của mình, Alexander Glazunov nhận được rất nhiều vinh dự. Ông là Phó chủ tịch danh dự của Hội Nhạc giao hưởng Nga tại Anh (1906), Giáo sư danh dự các trường Đại học Cambridge và Oxford (1907), Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Quốc gia Santa Cecilia (1914), Viện sĩ Viện Hàn lâm Âm Nhạc Stockholm (1929). Từ năm 1885 đến năm 1903 ông được trao tặng giải thưởng Glinka hàng năm. Năm 1922 ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân Nga.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...