Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!


CA KHÚC “TRÚC ĐÀO”

  • Tên các khúc: Trúc đào
  • Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng
  • Phổ thơ: “Trúc đào” của Nguyễn Tất Nhiên
  • Năm phát thành: 1980
  • Ca sĩ trình bày thành công nhất: Mạnh Đình

Lời bài hát và lời bài thơ “Trúc đào”

Lời bài hát “Trúc đào” do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác năm 1980:

Chiều xưa có ngọn trúc đào

Mùa thu lá rụng bay vào sân em.

Chiều thu lá rụng êm đềm

Vàng sân lá đổ cho mềm chân em

Tại vì hai đứa ngây thơ

Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn

Nhìn vầng trăng sáng lung linh

Nhìn em mười sáu như cành hoa lê

Rồi mùa thu ấy qua đi

Chợt em mười tám chợt nghe lạnh lùng

Thuyền đành xa bến sang sông

Hàng cây trút lá tình đi lấy chồng

Chiều nay nhớ ngọn trúc đào

Mùa thu lá rụng bay vào sân em

Người đi biết về phương nào

Bỏ ta với ngọn trúc đào bơ vơ.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-truc-dao-cua-nhac-si-anh-bang (1)
Ca khúc “Trúc đào” của nhạc sĩ Anh Bằng

Lời bài thơ “Trúc đào” của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên sáng tác năm 1973:

Trời nào đã tạnh cơn mưa

Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn

Nhà người tôi quyết không sang

Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng

Quên người – nhất quyết tôi quên

Mà sao gặp lại còn kiên nhẫn chào

Chiều xưa có ngọn trúc đào

Mùa thu lá rụng bay vào sân em

Mùa thu lá rụng êm đềm

Như cô với cậu cười duyên dại khờ

Bởi vì hai đứa ngây thơ

Tình tôi dạo ấy là… ngơ ngẩn nhìn

Thế rồi trăng sáng lung linh

Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ

Sang năm mười bảy không ngờ

Tình tôi nít nhỏ ngồi mơ cũng thừa

Tôi mười bảy tuổi buồn chưa

Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày

Chiều nay ngang cổng nhà ai

Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào

Nhưng mà không hiểu vì sao

Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười?

Hoàn cảnh ra đời bài thơ – nhạc nổi tiếng “Trúc đào”

Lắng nghe “Trúc đào” của nhạc sĩ Anh Bằng nhiều người không để ý biết rằng đây là ca khúc được phổ từ bài thơ cùng tên của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên viết từ năm 1973. Bởi lẽ ca khúc “Trúc đào” của Anh Bằng quá mượt mà và trữ tình, không giống với ý thơ thường thấy của Nguyễn Tất Nhiên.

Những ai yêu thích thơ của Nguyễn Tất Nhiên đều có thể nhận thấy, thơ của chàng thi sĩ này thường không chắt lọc, chải chuốt, tô son điểm phấn cho chữ nghĩa mà sử dụng những ngôn từ vừa mộc mạc, tự nhiên lại vừa sáng tạo độc đáo.

Hơn nữa, dù chỉ nghe nhạc khán thính giả cũng dễ nhận thấy ca khúc “Trúc đào” có nhiều câu lục bát, mà nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên lại hiếm khi dùng thể thơ này.

Trong bài thơ “Trúc đào”, Nguyễn Tất Nhiên đã lồng vào những hình ảnh “kinh điển” của thơ ca truyền thống như “trăng sáng lung linh”, hay “mùa thu lá rụng”,… và nhạc sĩ Anh Bằng đã tinh tế bắt lấy những câu từ chải chuốt ấy đưa vào nhạc tạo thành một ca khúc trữ tình, lãng mạn.

Bài thơ “Trúc đào” được nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên sáng tác khi ông vừa tròn 21 tuổi, với những cảm xúc bồi hồi khi nhớ lại mối tình vô vọng trong những năm tháng học trò. Dù bao năm tháng đã trôi qua, nhưng những giông tố ngày cũ vẫn khiến nỗi lòng tan nát, xót xa.

Trời nào đã tạnh cơn mưa

Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn

Nhà người tôi quyết không sang

Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng…

Sau này, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có kể lại rằng, năm 14 tuổi ông có đem lòng tương tư cô bạn tên Bùi Thị Duyên và làm thơ tình để tặng nàng. Những cảm xúc mãnh liệt khi ấy đã khiến chàng thi sĩ tuôn tràn ý thơ, viết thành nguyên một tập thơ mang tên “Thiên tai”. Từ tập thơ đó mà tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên thời ấy được giới sinh viên, học sinh yêu mến, thần tượng. Ấy vậy mà người đẹp kia vẫn thờ ơ với chàng.

Cô Duyên sau này có tâm sự rằng: “Dĩ nhiên là tôi có xúc động, bởi nguyên một quyển thơ viết cho mình mà. Nhưng tôi đã nói với anh Nhiên ngay từ đầu là mình làm bạn thôi, nếu có ý gì đó thì tôi sẽ không gặp nữa. Về sau, anh Nhiên cũng phải công nhận là muốn làm bạn để còn tiếp tục được gặp tôi. Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm!”.

Mặc dù đồng ý làm bạn, nhưng cuộc tình học trò ấy vẫn để lại trong lòng chàng thi sĩ niềm day dứt, thậm chí là sầu hận, uất ức nhiều năm trời. Mãi nhiều năm sau, ở độ tuổi ngoài 20, trải qua nhiều mối tình, chàng thi sĩ vẫn nhớ đến nàng Duyên với những vần thơ phẫn uất:

“Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc

nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền

nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang

nhớ duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt

ta sẽ nhớ dặn dò lòng nên tha thiết

nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ

nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ

nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt!…”

Quay trở lại với bài thơ “Trúc đào”, ta cũng thấy chàng thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên vẫn gieo vào lòng người đọc những câu từ hờn trách độc đáo hiếm thấy: “Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng…”.

Nắm bắt tinh thần và hoàn cảnh ra đời của bài thơ, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết lại ca khúc “Trúc đào” cũng về mối tình ngây thơ, vô vọng nhưng lại mang một phong vị khác, hoài niệm, lãng mạn và nhẹ nhàng hơn. Dù có đôi điều khác biệt, nhưng cả bài hát và bài thơ đều được công chúng gật gù công nhận… rất hay!



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...