Tuổi xế chiều của NSƯT Diệu Hiền: Lui về ở ẩn, vào viện dưỡng lão để không là “gánh nặng”


NSƯT Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, là một nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Bà “chuyên trị” những vai đào võ, sở hữu giọng ca đầy chất kim cao vút, lại điểm xuyết đâu đó sắc thổ. Mỗi khi lên sân khấu, bà khiến khán giả si mê bởi giọng ca trời phú, phong thái hiên ngang và uy nghi hiếm có. Cũng vì thế, NSƯT Diệu Hiền được mệnh danh là “đệ nhất đào võ” nức tiếng một thời.

Diệu Hiền từng kết hôn với nghệ sĩ Út Hậu, có với nhau 5 người con. Nhưng rồi vì không hợp tính, mâu thuẫn chồng chất, cả hai đã chia tay. Bà một mình nuôi 5 người con, miệt mài đi biểu diễn để kiếm tiền. Vì nữ nghệ sĩ bận rộn công việc, nên mẹ ruột đã thay bà chăm sóc các con, nuôi nấng tất cả nên người.

Nhưng khổ nỗi, vì chuyện này mà các con của NSƯT Diệu Hiền chỉ thân với bà ngoại, coi là mẹ ruột. Khi còn nhỏ, họ gọi bà là “chị Hiền”, nhắc nhở mãi cũng không thay đổi. Đến khi tất cả lớn hơn, nữ nghệ sĩ mới quyết tâm “dạy dỗ” lại các con.



tuoi-xe-chieu-cua-de-nhat-dao-vo-nsut-dieu-hien-ra-sao
Một bức ảnh hiếm ngày trẻ của NSƯT Diệu Hiền

Diệu Hiền nhớ lại: “Tết năm đó, tôi buộc 5 con xếp hàng chúc Tết, không cho gọi ‘chị Hiền’ mà bắt gọi bằng mẹ. Vài đứa mắc cỡ khi kêu mẹ, có đứa khóc và nói mong Tết nào cũng được mẹ lì xì, vì mẹ cứ đi biền biệt, rất khó gặp mặt. Tôi nghe con nói cũng bật khóc!”. Tuy vậy, sau đó tình cảm mẹ con đã thắm thiết hơn, không còn xa cách nữa.

Giờ đây, ở tuổi xế chiều, nữ nghệ sĩ chọn rời xa ánh đèn sân khấu, tĩnh dưỡng an nhàn ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ. Điều này khiến nhiều người hâm mộ bất ngờ, thậm chí đặt nghi vấn là con cái không đối xử tốt với bà.

Đáp lại những điều đó, NSƯT Diệu Hiền khẳng định rằng việc dọn vào viện dưỡng lão ở là quyết định của bà. Nữ nghệ sĩ kể, gia đình bà khá đông người, sống chen chúc trong một căn hộ chung cư nhỏ. Họ sống tạm vì thu nhập không quá cao, tuy cũng có tận dụng lan can để mở rộng căn hộ nhưng không đáng kể.

Nữ nghệ sĩ nhớ lại: “Căn hộ gia đình nằm ở lầu một, tôi tuổi cao sức yếu, nhiều bệnh, đi lại rất khó khăn. Mỗi khi đi giao lưu, đi hát ở đâu về, cháu nội phải đứng chờ ở cầu thang bế tôi lên lầu. Có đợt tôi hai lần phải cấp cứu, con cái đều cố gắng chạy chữa thuốc men. Căn phòng của tôi chỉ trú được từ chiều đến 8h sáng, thời gian còn lại trong ngày rất nóng bức”.

Một lần nọ, các anh chị đồng nghiệp ở Hội sân khấu TP.HCM và Viện dưỡng lão nghệ sĩ thành phố sang thăm nhà bà. Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, họ đã động viên bà làm đơn xin vào viện dưỡng lão. Diệu Hiền bộc bạch: “Tôi suy nghĩ rất nhiều ngày trước khi quyết định làm đơn. Tôi nghĩ đó là lựa chọn tốt cho tuổi già của mình”.



tuoi-xe-chieu-cua-de-nhat-dao-vo-nsut-dieu-hien-ra-sao
Nữ nghệ sĩ quyết định chuyển vào viện dưỡng lão sống để không là gánh nặng cho con cháu

Nữ nghệ sĩ cũng khẳng định, các con bà rất có hiếu, khi biết bà muốn vào viện dưỡng lão đã phản đối. Bà phải tâm sự rất nhiều, thuyết phục một thời gian dài thì các con mới đồng ý. Bà cho rằng, ở nhà chỉ biết quanh quẩn mấy bức tưởng, bởi con cháu bận đi làm đi học suốt. 

Bà cảm thấy mình nên có sự tự chủ riêng, vào sống ở trong viện cũng có cơ hội trò chuyện, gặp gỡ đồng nghiệp năm xưa. Đến giờ, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với quyết định này. “Đệ nhất đào võ” nói thêm rằng, khi biết bà vào viện ở, không ít người hâm mộ, nghệ sĩ trẻ cũng như mạnh thường quân đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết.

“Đệ nhất đào võ” tâm sự, khi còn trẻ bà chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình tới viện dưỡng lão sống. Lúc còn khỏe, bà cũng từng ghé thăm nơi này biểu diễn cho đồng nghiệp xem, đùa rằng có khi sau này sẽ vào. Nào ngờ đùa vui thành thật, giờ đây bà lại chọn tĩnh dưỡng tuổi già trong viện dưỡng lão.



tuoi-xe-chieu-cua-de-nhat-dao-vo-nsut-dieu-hien-ra-sao
Diệu Hiền luôn giữ tâm thế lạc quan, yêu đời

Ở tuổi 79, NSƯT Diệu Hiền gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Bà bị bệnh về tim, gai cột sống, thấp khớp… nên di chuyển khá khó khăn, cần có xe lăn. Chưa kể, ngày trẻ bà từng bị bỏng nặng, giờ tuy đã không còn đau nữa nhưng sẹo vẫn còn.

Dẫu cho cuộc đời nhiều biến cố, tuổi xế chiều cô đơn, nhưng nữ nghệ sĩ vẫn giữ tâm thế lạc quan. Bà khẳng định bản thân không thích sự yếu đuối, khóc lóc hay nước mắt. Tuy rằng đã rời xa sân khấu, nhưng bà không thấy bản thân bị đối xử bạc bẽo hay tủi thân. Với bà, khán giả đã tặng cho bà quá nhiều thứ, nghề hát đã giúp cho bản thân nữ nghệ sĩ và cả gia đình vượt qua khốn khó.

NSƯT Diệu Hiền chia sẻ: “Cuộc sống luôn có những quy luật riêng. Có thể ngày trước, bạn từng là ngôi sao nhưng khi tuổi tác đến, các ngôi sao mới nổi lên, bạn phải chấp nhận thực tại một cách vui vẻ. Tôi đã ngừng hát sân khấu lớn nhiều năm nhưng lúc đau bệnh vẫn có khán giả đến thăm. Như vậy là tiếng hát của tôi vẫn còn sống được trong lòng mọi người”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...