“Trăng thanh bình” của Lam Phương – Niềm hy vọng về một cuộc sống yên bình


CA KHÚC “TRĂNG THANH BÌNH”

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trăng thanh bình”

 “Trăng thanh bình” là một trong những ca khúc đầu tay trong sự nghiệp lừng lẫy của nhạc sĩ Lam Phương. Bài hát được ông sáng tác vào năm 1953, khi vừa tròn 16 tuổi. Tên bài hát là “Trăng thanh bình” nhưng nội dung lại xen kẽ rất nhiều hình ảnh đau thương và hãi hùng. Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác ca khúc này trước thời điểm đất nước chưa bị chi cắt, nhưng khi ấy khói lửa chiến tranh đã lan tràn khắp các miền quê.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-trang-thanh-binh-cua-nhac-si-lam-phuong (1)
Bìa ca khúc “Trăng thanh bình” của Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương từng kể lại rằng, năm ông 7 tuổi, năm 1944 khi quân đội Pháp trở lại đánh chiếm miền Nam, ông đã phải theo mẹ di tản về miền đồng quê. Trong khoảng thời gian này, ông đã được chứng kiến  khung cảnh làng quê yên bình với trăng thang gió mát, gặt lúa giã gạo,… Và những hình ảnh đẹp ấy đã in sâu vào tâm trí của chàng nhạc sĩ trẻ, sau này trở thành những tư liệu sinh động để ông đưa vào các nhạc phẩm đầu tay của mình, trong đó có ca khúc “Trăng thanh bình”.

Bài hát này của nhạc sĩ Lam Phương đã gắn liền với tên tuổi nam ca sĩ Duy Khánh, được ông chọn trình diễn và đem về giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ tại Đài phát thanh ở Huế. Khi đó, ca sĩ Duy Khánh cũng chỉ mới 18 tuổi và “Trăng thanh bình” chính là ca khúc khởi đầu làm nên sự nghiệp sáng chói của ông sau này. Về sau, Duy Khánh cũng nhiều lần thể hiện lại ca khúc này trên khắp các sân khấu lớn nhỏ.

Đôi lời bình phẩm về ca khúc “Trăng thanh bình”

Nhạc sĩ Lam Phương mở đầu ca khúc “Trăng thanh bình” bằng những hình ảnh vô cùng đau thương và vãi hùng, vẽ nên một bức tranh chân thực ở miền quê trong những ngày mưa bom bão đạn:

Ngày nào súng biên cương rền nổ khắp đồng xanh

Bao la súng rền vang xa xa

Xác thù tràn đầy khắp sơn hà

Tựa hờn ai trong đêm trăng tà

Vì ai giữa đêm thâu từng lớp sóng người rơi

Thây phơi trong rừng sâu âm u

Trăng sầu nhìn cuộc sống dương trần còn lầm than xui bao điêu tàn



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-trang-thanh-binh-cua-nhac-si-lam-phuong-1


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-trang-thanh-binh-cua-nhac-si-lam-phuong-2

Trăng từ xưa đến nay luôn được xem là biểu tượng của sự vĩnh cữu, bởi suốt bao đời nay, khi trái đất còn hỗn mang, đến khi loài người xuất hiện, trăng vẫn ở đấy, trên cao nhìn xuống. Rồi đến một ngày, con người thì thù hận mà gieo cho nhau những xót xa, điêu tàn. Ánh trăng vời vợi trên cao như một người mẹ già, chứng kiến các con mình bất chấp luân lý, giẫm đạp lên nhau nên không tránh được nỗi sầu thương vô hạn.

Về cùng vui đêm nay trăng ơi !

Xa cung hằng trần thế chơi vơi.

Đêm lắng sầu nhìn lá phai màu

Tình lúa trăng ơi chan chứa đêm dài

Rồi một ngày nọ, một chàng nhạc sĩ thiếu niên 16 tuổi xuất hiện, thấu hiểu, đồng cảm được với tâm tư của ánh trăng. Trong một đêm dương trần, ngẫm nghĩ mãi anh liền gọi mời trăng hay tạm quên đi nỗi sầu nhân thế để cùng hát khúc hoan vui ngày mùa.

Lặng nghe dưới sương đêm

Nhạc tấu khúc tình trăng

Say mơ yêu đồng xanh xanh lơ

Mơ màng ngồi nhìn ánh trăng vàng

Lòng mừng vui trăng lên huy hoàng

Lặng nghe dưới sương đêm nhạc tấu khúc tình trăng

Say mơ yêu đồng xanh xanh lơ

Mơ màng ngồi nhìn ánh trăng vàng

Lòng mừng vui trăng lên huy hoàng

Giờ đây ánh trăng lên rọi xuống khắp đồng quê

Bao la la bao la a…a…

Có một đàn cò trắng bay về, về đồi xa xa, xa xa vời

Khác với không khí tang thương, u buồn đầu bài khác, từ đoạn điệp khúc về sau nhạc sĩ Lam Phương đã chuyển cảnh, vẽ nên một bức tranh hoan ca, say sưa yêu đời của những người dân khắp đồng quê. Những nốt nhạc vui tươi ấy là tiếng lòng của chàng nhạc sĩ trẻ, hy vọng về một ngày mai bình yên sẽ tràn về khắp chốn, hận thù sẽ được hóa giải, mọi người sẽ được tận hưởng cuộc sống yên bình dưới ánh trăng.

Mừng vui lúa tung tăng hò reo lúa mừng trăng

Reo vang tang tình tang lúa reo

Lúa mừng cuộc đời sống thanh bình đã về đây với dân yên lành

Cùng cười lên thắm tươi lúa ơi, cho nhân loại được sống yên vui

Cho cung Hằng cùng hé môi cười

Cười lả lơi trong nhân thế yêu đời

Hò khoan ánh trăng lên rọi xuống khắp trần gian

Xa xôi lúa đầy vơi trăng ơi

Trăng về là nguồn sống yên lành của toàn dân yêu trăng thanh bình

Trong ca khúc này, ánh trăng đối với nhạc sĩ Lam Phương chính là nguồn sống, là nguồn vui gieo xuống cho nhân thế.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Em đi rồi” của Lam Phương: Tình khúc sầu thương về chuyện tình của danh ca Họa Mi và nghệ sĩ Lê Tấn Quốc
“Em đi rồi” của Lam Phương: Tình khúc sầu thương về chuyện tình của danh ca Họa Mi và nghệ sĩ Lê Tấn Quốc
[ad_1] CA KHÚC “EM ĐI RỒI” Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Em đi rồi” Người đời thường nói nghệ sĩ là người “thương vay khóc mướn”, nghĩa là không...

Vì sao ca sĩ Thái Hằng được gọi là “thần hộ mệnh” của nhạc sĩ Phạm Duy?
Vì sao ca sĩ Thái Hằng được gọi là “thần hộ mệnh” của nhạc sĩ Phạm Duy?
[ad_1] Duyên lành từ quán Thăng Long Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy từng thừa nhận mình là người "nghiện yêu", mỗi tình khúc của ông đều liên quan...

Nhạc sĩ “Mùa xuân, làng lúa, làng hoa”: Nông thôn gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu
Nhạc sĩ “Mùa xuân, làng lúa, làng hoa”: Nông thôn gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu
[ad_1] "Đằng sau mỗi bài hát luôn có một bóng hồng, bóng hồng này có thể là thật, có thể là trong mơ. Riêng bài này, tôi thừa nhận có...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRITZ KREISLER (1875-1962)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA FRITZ KREISLER (1875-1962)
[ad_1] “Thiên tài là từ thường bị lạm dụng. Thế giới chỉ ghi nhận được khoảng nửa tá thiên tài. Tôi chỉ mấp mé mức đó thôi.” – Fritz Kreisler Trong...

Cảm nhận về những bức tranh màu sắc trong âm nhạc Phạm Duy thập niên 1948 – 1958
Cảm nhận về những bức tranh màu sắc trong âm nhạc Phạm Duy thập niên 1948 – 1958
[ad_1] Nhìn vào gia tài âm nhạc của Phạm Duy, ai chẳng giật mình. Tổng cộng vượt quá con số ngàn. Những đứa con tinh thần của ông được nuôi...

Nhạc phẩm “Tình ca” và ước mơ gắn kết tình cảm con dân nước Việt về một mối của cố nhạc sĩ Phạm Duy
Nhạc phẩm “Tình ca” và ước mơ gắn kết tình cảm con dân nước Việt về một mối của cố nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC "TÌNH CA" Tên ca khúc: Tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1952 Ca sĩ thể hiện...

CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
CÓ NÊN LỰA CHỌN ĐÀN GUITAR CŨ HAY KHÔNG?
[ad_1] Thị trường đàn Guitar hiện nay vô cùng rộng lớn, người chơi đàn cũng nhiều, người bán đàn cũng không hề thiếu, vậy nên lựa chọn đàn guitar cũ...

 “Sao chưa thấy hồi âm” của Châu Kỳ – Lời hờn trách của người con gái khi yêu
 “Sao chưa thấy hồi âm” của Châu Kỳ – Lời hờn trách của người con gái khi yêu
[ad_1] CA KHÚC “SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM” Tên các khúc: Sao chưa thấy hồi âm Nhạc sĩ: Châu Kỳ Năm phát thành: 1965 Ca sĩ trình bày tiêu biểu:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Top 5 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
Top 5 ca khúc nhạc đồng quê hay nhất của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc Việt Nam rất nhiều ca khúc bất hủ. Trong số đó không thể không nhắc đến...

Mối tình văn nghệ giữa nhạc sĩ Diệu Hương và nam ca sĩ Quang Dũng
Mối tình văn nghệ giữa nhạc sĩ Diệu Hương và nam ca sĩ Quang Dũng
[ad_1] Những ai yêu mến âm nhạc của Diệu Hương chắc hẳn đều biết đến Quang Dũng, đó là sự kết hợp hoàn, đưa danh tiếng của cả hai bay...

Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
Ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao: Thanh âm vang vọng khắp miền quê
[ad_1] CA KHÚC "LÀNG TÔI’ Tên các khúc: Làng tôi Nhạc sĩ: Văn Cao Năm phát thành: 1947 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Bích Liên, Quỳnh Giao, nhóm Năm...

Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
Nhạc sĩ Văn Cao – Bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
[ad_1] Chuyện xảy ra đã lâu, song tôi vẫn còn nhớ như một kỷ niệm khó quên trong đời. Tôi bị áp xe, cánh tay sưng, người sốt cao, phải...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GEORGE FRIDERIC HANDEL (1685-1759)
[ad_1] George Frideric Händel, có lẽ là nhạc sĩ tiêu biểu nhất thời kì Baroque, sinh ra tại Halle ngày 23 tháng 2 năm 1685, cùng năm với nhạc sĩ...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...