Tình yêu vĩnh cửu vợ chồng “ông hoàng tình ca” Từ Công Phụng qua những điệu nhạc hạnh phúc


Nhạc sĩ Từ Công Phụng là một người con rất tài hoa của quê hương Ninh Thuận. Ông tự học mà thành tài, rồi lại cùng Lê Uyên Phương lập ban nhạc ở Đà Lạt, đi biểu diễn, để lại dấu ấn khá lớn.

Năm 18 tuổi, Từ Công Phụng đã cho ra mắt ca khúc đầu tay “Bây giờ tháng mấy” và sau đó là một loạt các bản tình ca bất tử: Mắt lệ cho người, Tuổi xa người, Giọt lệ cho ngàn sau, Tình tự mùa xuân, Mùa xuân mây ngàn, Như chiếc que diêm… Thậm chí, ông còn rất thành công trong lĩnh vực phổ nhạc với các ca khúc rất nổi tiếng như: Trên ngọn tình sâu, Giữ đời cho nhau…

Trong một cuộc phỏng vấn ở quá khứ, Từ Công Phụng từng chia sẻ khá nhiều về con đường sự nghiệp của mình. Ông nói: “Từ bước đầu bước lên nấc thang của âm nhạc thì tôi vẫn tự dặn lòng là tôi chọn con đường tình ca để tôi viết. Bởi tình ca là một điều vĩnh cửu, ngày nào còn những đôi tình nhân thì còn những bài tình ca để mà ca ngợi tình yêu từ thế hệ này sang thế hệ kia, không bao giờ chấm dứt, ngay cả mấy trăm năm qua, mấy ngàn năm qua”.



nhac-si-tu-cong-phung-va-cuoc-hon-nhan-vien-man-voi-nguoi-vo-thu-9
Tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận trong âm nhạc của Từ Công Phụng

Đúng như nhạc sĩ Từ Công Phụng nói, tình yêu ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách âm nhạc và các sáng tác của ông. Trong đời, nhạc sĩ Từ Công Phụng có hai cuộc hôn nhân với hai người phụ nữ xinh đẹp, đó là Từ Dung và Kim Ái. 

Có thể nói, tình yêu với Từ Dung đã tạo ra mạch nguồn cảm xúc sáng tác dồi dào cho Từ Công Phụng. Nhưng trong nhiều năm gắn bó với Từ Dung, âm nhạc của ông ngày càng nặng trĩu nỗi lòng, sự dằn vặt trong tâm hồn. Cùng với đó là những lời ca cha chứa niềm xót xa và u uẩn trong tình yêu. Điều này được thể hiện rõ nhất trong tuyển tập “Tình khúc Từ Công Phụng” và “Trên ngọn tình sầu”.

Mối tình đầu tiên tan vỡ dường như đã được Từ Công Phụng “tiên tri” với những lời ca đầy sầu muộn trong nhạc phẩm “Như chiếc que diêm”:

“Thôi cũng đành một kiếp trăm năm đời người sẽ qua

Cũng đành một thoáng chiêm bao tình người cũng xa

Cũng phôi pha những điêu ngoa, theo vết môi cười tàn tạ

Thôi cũng đành một kiếp phong ba

Rồi người cũng xa, cũng xa ta, cũng xa ta theo dòng nghiệt ngã mù lòa…”

Nhưng khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với bà Kim Ái, dường như âm nhạc của Từ Công Phụng mang màu sắc tươi sáng, say mê hơn rất nhiều. Có vẻ như, Từ Công Phụng đã tìm được chỗ dựa tinh thần vững chắc, một nguồn cảm hứng sáng tác mang màu sắc của tình yêu vĩnh cửu: “Nếu có điều gì vĩnh cửu được/ Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta” – đó là 2 câu đầu trong nhạc phẩm “Mãi mãi bên em” của Từ Công Phụng. Ca khúc này được ông sáng tác để tặng cho người vợ thứ hai là bà Kim Ái. 

Với một người phụ nữ, dù có đi qua bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu gian khó trên đời thì chỉ cần có được câu nói đó của người bạn đời thì cũng đủ cảm thấy hạnh phúc. Nguyện một đời son sắt chung đôi.

Theo lời nhạc sĩ Từ Công Phụng, trên đời này không có gì tồn tại mãi mãi. Đời người hữu hạn, tất cả mọi thứ rồi cũng phai tàn theo tháng năm. Nhưng nếu có một điều vĩnh cửu thì đó là tình yêu. Vì khi xác thân con người có không còn nữa, tình yêu là thứ duy nhất có thể để lại trên thế gian này.

Bà Kim Ái là người vợ thứ hai của Từ Công Phụng, họ đến với nhau trong khoảng thời gian nhạc sĩ chênh vênh nhất, đau buồn nhất (1975 – 1980). Nhưng rồi dưới vực thẳm tuyệt vọng, lẻ loi đã có mầm mống của hạnh phúc, sum vầy nâng tinh thần con người bừng sống dậy. Gặp và yêu thương vào thời điểm đó hẳn sẽ khiến con người ta trở nên trân quý nhau trong từ khoảnh khắc của cuộc sống.



nhac-si-tu-cong-phung-va-cuoc-hon-nhan-vien-man-voi-nguoi-vo-thu-7
Nhạc sĩ Từ Công Phụng có cuộc hôn nhân viên mãn với bà Kim Ái

Năm 1980, Từ Công Phụng và Kim Ái quyết định vượt khỏi nỗi đau, di chuyển sang xứ người để xây dựng tổ ấm. Họ bên nhau từng giây từng phút, cùng nhau đi qua những hạnh phúc, những biến cố của đời người. Mang ơn người vợ song hành cùng mình, nhạc sĩ đã sáng tác những tuyệt phẩm lãng mạn mang tên “Tình tự mùa xuân”:

“em, lại đây với anh

ngồi đây với anh

trong cuộc đời này

nghe thời gian lướt qua

mùa xuân khẽ sáng

chừng như không gian đang sưởi ấm

những giọt tình nồng

tay này tay nắm tay

nhìn nhau đắm say

như chưa bao giờ

nghe chừng trong mắt nâu

hồn anh đã tan thành mùa xuân

ngọt ngào phủ ấm thiên đường đôi ta…”

Đó là những lời ca đầy ngọt ngào và trìu mến. Để có được những giây phút tình tự mùa xuân này, họ đã thực sự trải qua nhiều phong ba của đời người:

“đã qua đi ngày tháng

úa môi sầu nhớ

tình người buồn tênh

em chút giọt lệ ấm

khóc mừng một ngày

hạnh phúc miên man…

Qua, ngày buồn đã qua

vì đã có ta trong cuộc đời này

em, ngồi đây với anh

cùng nhau lắng nghe giòng sông đang thầm thì trong tóc

những khúc nhạc tình…”

Nhưng dường như Từ Công Phụng được sinh để trải qua những thử thách, biến cố. Những tưởng cuộc sống êm đềm với người vợ thứ hai cứ thế trôi qua, song một lần nữa, ông đối diện với lằn ranh sinh tử. Ông mắc bạo bệnh, hai lần ung thư vào năm 2006 và 2010. Nhưng sau những năm tháng kiên trì chữa bệnh cùng sự chăm sóc hết lòng của vợ, ông đã chiến thắng bệnh tật, trở lại cuộc sống bình yên. 

Khi trải qua hết thảy mọi thăng trầm trong đời người, ông chiêm nghiệm ra rằng, tình yêu cuộc sống và tình yêu dành cho người chính là sự cứu rỗi linh hồn. Những nỗi buồn của quá khứ cần được sưởi ấm bằng tình yêu và tương lai tốt đẹp. Vì thế, ông đã sáng tác “Mãi mãi bên em” với những ca từ đầy tính chiêm nghiệm:

“Nếu có điều gì vĩnh cửu được

Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta

Dù mai đây trăng có úa bên thềm

Và ngày buồn thu tàn kéo qua đây

Rồi mùa đông vội vã đến bên ta

Anh giữ mãi lời nguyền cùng bên em…”



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...