Tình bạn giữa Phạm Duy và Hoàng Cầm: Thân thiết đến độ “chung chăn chung chiếu chung chè chén”


Tình bạn “chung chăn chung chiếu chung chè chén”

Nhà thơ Hoàng Cầm là trong những người bạn vô cùng thân thiết với nhạc sĩ Phạm Duy. Sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã chia sẻ không ít câu chuyện đời sống, nghệ thuật về người bạn thân Hoàng Cầm.

Phạm Duy cho biết, hai người có khoảng 2 năm sống chung gắn bó. Tình bạn thân thiết đến độ “chung chăn chung chiếu chung chè chén”. Chưa có người bạn nào tâm đầu ý hợp với ông như Hoàng Cầm. Vì thế mà sau này, dù cách nhau nửa vòng trái đất, hai người vẫn thường xuyên thư từ, điện đóm thăm hỏi nhau. 

Về phần Hoàng Cầm, khi được Phạm Duy bày tỏ lòng yêu mến, nhà thơ cũng ân cần phúc đáp bằng “Phạm Duy trong tôi”. Đó là một cách biểu hiện tình cảm chân thành, rất đẹp của hai con người đã cùng nhau đi qua gần hết thăng trầm, hạnh phúc.

Chia sẻ về mối duyên tình bạn, Hoàng Cầm viết trong “Phạm Duy trong tôi” như sau: “Vào một buổi chiều cuối thu năm 1947, trên đường đê sông Máng đi từ đập Takim (tiếng Pháp đặt thay tiếng Việt: tên gọi đập Thác Huống) có 3 người, 1 quàng guitar, 1 đeo accordéon, 1 cầm clarinette đang ngơ ngác hỏi thăm chỗ đóng quân của đội văn nghệ tuyên truyền Khu 12. Đó là các anh Phạm Duy, Ngọc Bích và Ngọc Hiền, đang tìm về với đội văn nghệ của Hoàng Cầm sau khi Đoàn kịch Chiến thắng của các anh giải thể. Tối đó, trong căn nhà ấm cúng ven rừng yên Thế, trong ánh sáng ngọn đèn măng sông, ông Lê Quảng Ba giới thiệu ba chặng văn nghệ sĩ với tôi. Ồ, có gì lạ nhau đâu, Phạm Duy đây mà, với giọng nói cố làm ra vẻ trịnh trọng: ‘Tôi ở trên ban văn nghệ trung ương, nghe tin anh Hoàng Cầm mới lập đội văn nghệ lưu động, tôi và hai người bạn đây nhất quyết về với các bạn Khu 12, vì toàn là trẻ trung cả’. Rồi qua cặp kính trắng rất tài tử, Phạm Duy chớp chớp đôi mắt lẳng lơ nhìn các nữ diễn viên trẻ đẹp của tôi: Tuyết Khanh, Thúy Nga, Kim Oanh, đến nỗi cả ba cùng ngượng nghịu, đưa mắt nhìn nhau, tủm tỉm. Tôi và Phạm Duy quen biết nhau từ Cách mạng Tháng Tám. Chỉ biết qua loa về gia cảnh anh, hình như có chuyện éo le gì đó. Mới 15 tuổi anh đã bỏ nhà đi theo những bậc đàn anh như Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Đàm Quang Thiện, học được cách ghi xướng âm và những điều cơ bản về âm nhạc, chẳng bao lâu tài năng bộc lộ, anh chịu khó chắt lọc, sử dụng tinh hoa dân ca miền Bắc. Vốn thông minh, học một biết hai, anh đã có thể đi đàn ở các tiệm nhảy để mưu sinh…”.



chuyen-it-biet-ve-tinh-ban-than-thiet-giua-pham-duy-va-hoang-cam-9
Nhạc sĩ Phạm Duy và nhà thơ Hoàng Cầm có tình bạn bè, thân thiết, dù sống nhau nửa vòng trái đất vẫn thường xuyên thư, điện hỏi thăm nhau

Về phần mình, Phạm Duy từng kể, ông gặp Hoàng Cầm và “yêu nó ngay”. Vì hai người bằng tuổi nhau nên xưng “mày – tao”. “Trong khi tôi thích đùa giỡn thì nó như một ông đồ non, lúc nào cũng ngồi hút thuốc là, rung đùi, trầm ngâm”. Thế, hai con người sinh ra để gây duyên nợ, thành thử việc Phạm Duy quyết định phổ thành nhạc cho ‘Bên kia sông Đuống’ của Hoàng Cầm cũng là chuyện rất đỗi bình thường”, Phạm Duy nói.

Lúc sinh thời, Phạm Duy luôn miệng khẳng định, Hoàng Cầm là nhà thơ lớn trong kháng chiến. Còn Hoàng Cầm thì nói: “Tôi thường chiều ý Phạm Duy, vì biết cứ xê dịch luôn, có cảnh đẹp lạ mắt, có những cô gái xinh tươi thì thể nào Phạm Duy cũng bật ra được những giai điệu say mê, trữ tình, mặc dù đề tài nhiều bài ca nổi tiếng của anh không phải là chuyện tình nam nữ hoặc chuyện xa cách nhớ nhung, thở ngắn than dài như một số ca khúc buồn trước cách mạng”. 

Suốt những năm tháng kề vai sát cánh, họ luôn hỗ trợ, chắp cánh cho nhau. Rất dễ dàng nhận thấy Hoàng Cầm đã ảnh hưởng khá lớn đến sự nghiệp của Phạm Duy. Trong một giai đoạn của cuộc đời soạn nhạc, âm nhạc của Phạm Duy đậm đà dấu ấn Hoàng Cầm: Giai đoạn Hoàng Cầm ca, dù khi ấy, họ đang xa nhau đến nửa vòng trái đất. 

“Nghệ thuật đã rửa hồn chúng tôi”

Với Phạm Duy, chỉ có thơ của Hoàng Cầm mới làm cho miền đất Kinh Bắc lung linh và hiển hách hơn bất cứ một giọng thơ nào khác. Thơ kháng chiến của Hoàng Cầm không chỉ có hình ảnh Vệ quốc quân mà còn rất quan tâm đến dân thường như mẹ già, người vợ hiền, cô hàng xén răng đen, đàn trẻ thơ… Khi những bài thơ này được ngâm lên, ai mà không muốn chiến đấu để giữ gìn cảnh vật và những con người thân yêu đó.

Những bài thơ kháng chiến đã được Hoàng Cầm và Phạm Duy diễn ngâm trong rừng sâu, trên đồi cao hay trong những hang đá dưới ánh đuốc bập bùng… Trong ba lô của bất cứ một vệ quốc quân nào cũng có những bài thơ chép tay của nhà thơ Hoàng Cầm.

“Trước hết, trong thi ca Việt Nam có một giai đoạn được gọi là ‘thời kỳ kịch thơ’ thì ai cũng phải công nhận đó là thời kỳ của Hoàng Cầm. So với các thi sĩ khác, kịch thơ của Hoàng Cầm chói lọi nhất (mặc dù về sau, kịch thơ không còn đất đứng)”.



chuyen-it-biet-ve-tinh-ban-than-thiet-giua-pham-duy-va-hoang-cam-7
Thơ của Hoàng Cầm ảnh hưởng khá lớn đến âm nhạc của Phạm Duy

“Anh đã sống một đời thơ như thế, câu nào, chữ nào cũng chan chứa vị quê hương”, Phạm Duy chia sẻ.

Thế nhưng, tình bạn tri âm tri kỷ ấy cũng phải đến ngày cách biệt âm dương. Khi phải vĩnh biệt người bạn thân thiết, Phạm Duy mới càng thấm thía câu chuyện mà hai người từng nói với nhau, rằng “rốt cuộc đều thấy đời mình chỉ là một cuộc chơi”.

Cuộc chơi đã đưa hai người bạn lên rất cao, rồi cũng đã dìm họ xuống rất sâu. Nhưng cả hai kẻ lãng tử này đều được cứu rỗi bởi một sợi dây bí ẩn. Đó là sợi dây cảm nhận, rung động, sáng tạo nghệ thuật – nó làm cho họ, sau nhiều cơn vật vã vẫn có thể gạn đục khơi trong rồi làm ra những vần thơ điệu nhạc lung linh sức sống diệu kỳ của con người.

“Vâng! Nghệ thuật đã rửa tâm hồn chúng tôi, như Hoàng Cầm đã nói: ‘Ton art purifie ton âme’ và đã giúp anh đi nốt con đường đã chọn: CON ĐƯỜNG TÌNH, tình nước, tình người.

Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1922 tại Bắc Ninh. Ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.

Sự nghiệp thơ ca của ông có những tác phẩm nổi bật như: Bên kia sông Đuống, Kinh Bắc, Lá diêu bông…

Năm 2007, nhà thơ Hoàng Cầm được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật. 

Ông tạ thế vào ngày 6/5/2010 sau một cơn bạo bệnh, hưởng thọ 89 tuổi.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...