“Thói đời” – “Bi thảm khúc” vận vào cuộc đời nghèo khổ của Trúc Phương sau này


CA KHÚC “THÓI ĐỜI”

  • Tên các khúc: Thói đời

  • Nhạc sĩ: Trúc Phương

  • Năm phát thành: 1970

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Chế Linh

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương

Nếu có một bài hát nào vận vào đời tác giả như một định mệnh rõ rệt nhất thì phải nhắc đến trường hợp của nhạc sĩ Trúc Phương với ca khúc “Thói đời”.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh trong một lần trò chuyện đã từng nhắc đến trường hợp “nhạc vận vào đời” của Trúc Phương như sau: “Cuộc đời của nhạc sĩ rất dễ bị buồn bã giống như những gì họ viết ra. Như nhạc sĩ Trúc Phương, người đã viết ra một bản “bi thảm khúc” với đầy những bi quan, bế tắc về cuộc sống là “Thói đời”, để rồi những gì trong bài hát nhắc đến đều ứng với cuộc sống sau này của người nhạc sĩ tài hoa này!”.

Về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nửa đêm ngoài phố” của Trúc Phương, trong chương trình Paris By Night 137, Phương Hồng Quế đã kể lại như sau: “Nhạc sĩ Song Ngọc khi còn là đại úy trong chính quyền cũ đã chỉ huy rất nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như Trúc Phương, Thanh Sơn, La Thoại Tân,… Trúc Phương khi ấy thường xuyên trốn trình diện tại đơn vị để đi chơi với các cô gái trẻ. Song Ngọc vì nể tình bạn bè nên đã làm ngơ những chuyện này, sau đó ông bị cấp trên phát hiện và khiển trách. Lâm vào đường khó lòng bao che, chối cãi Song Ngọc bè tố cáo Trúc Phương và khiến cho Trúc Phương phải chịu hình phạt kỷ luật với mức án 3 ngày tù. Nhạc sĩ Trúc Phương rất buồn vì bị bạn bè bán đứng nên đã viết ca khúc “Thói đời” trong tù”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thoi-doi-cua-nhac-si-truc-phuong
Bìa ca khúc “Thói đời” của nhạc sĩ Trúc Phương

Ngoài câu chuyện trên, trên mạng mọi người cũng lan truyền một giai thoại khác về ca khúc này như sau: Sau khi chia tay vợ, nhạc sĩ Trúc Phương chìm trong đau khổ, cô đơn nên đã vùi mình vào trong men rượu để giải sầu. Bạn bè thường gặp ông ngồi lặng lẽ bên ly rượu trong một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10. Có lẽ, “hơi men” khi ấy là liều thuốc tốt nhất để người nhạc sĩ ấy tạm quên đi cay đắng cuộc đời. Và “Thói đời” đã xuất hiện trong nỗi đau thương cùng cực, pha lẫn chút chán chường trước nhân tình thế thái của người nhạc sĩ tài hoa như thế.

Thế nhưng, thông tin này sau đó đã được người con trai của nhạc sĩ Trúc Phương đính chính. Người này bảo nhạc sĩ không bao giờ uống rượu. Việc này cũng được ca sĩ Chế Linh xác nhận, ông là người thường xuyên gặp gỡ Trúc Phương thời đó và nhạc sĩ chỉ hút thuốc và uống coca chứ không uống rượu bao giờ.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thoi-doi-cua-nhac-si-truc-phuong-2
Lời ca khúc “Thói đời” của nhạc sĩ Trúc Phương


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-thoi-doi-cua-nhac-si-truc-phuong-3
Lời ca khúc “Thói đời” của nhạc sĩ Trúc Phương

Dù hoàn cảnh ra đời chính xác của ca khúc “Thói đời” là gì, thì chúng ta đều không thể phủ nhận đây là một ca khúc bất hủ, suốt nhiều năm qua vẫn sống trong lòng công chúng yêu nhạc. Bài hát này đã gây xúc động rất lớn cho biết bao con người cùng chung số phận nghiệt ngã trong xã hội. Với riêng nhạc sĩ Trúc Phương, “Thói đời” là lời tiên tri vô cùng chính xác cho 25 năm cuối đời của ông, tức là từ năm 1971 – 1995.  Bởi sau năm 1975, hầu hết tất cả các ca khúc của Trúc Phương đều bị cấm trình diễn, không có nghề nghiệp gì trong tay, ông phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Sau vài lần vượt biên không thành công, Trúc Phương bị giam giữ một thời gian. Sau khi được thả ra, với hai bàn tay trắng, ông đã lang thang khắp mọi nơi. Trong một thời gian dài, Trúc Phương đã phải ngủ ở bến xe miền Tây vì không có nơi để ở. Sống trong đau khổ, nghèo khó suốt mấy mươi năm, rồi ông âm thầm từ giã cõi đời trong một căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp.

Bài hát “Thói đời” của nhạc sĩ Trúc Phương được ca sĩ Hương lan thu âm lần đầu tiên trong dĩa nhựa của “Dĩa hát Việt Nam”, sau đó lại tiếp tục thu trong băng nhạc Chế Linh 1 qua tiếng hát của danh ca Chế Linh, rồi tiếp tục đến Giang Tử trong chương trình nhạc Anh Việt Thu và Phương Hồng Quế trong băng nhạc Tuấn Khanh 2,… Đến nay, ca khúc này vẫn rất được yêu thích, bởi lẽ dù ở thời điểm nào kẻ: “giàu sang quên kẻ tâm giao”.

Lời bài hát “Thói đời của nhạc sĩ Trúc Phương

Đường thương đau đầy ải nhân gian

Ai chưa qua chưa phải là người.

Trông thói đời cười ra nước mắt

Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu

Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao

Còn gian dối cho nhau

Người yêu ta rồi cũng xa ta

Nên chung thân ta giận cuộc đời.

Đôi mắt nào từng đêm buốt giá

Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở.

Tiền đổi tay khi rũ cơn mê

Để chua xót trên bước về

Rượu trần ai gội niềm cay đắng

Những suy tư in đậm đường hằn

Mình còn ai đâu để vui

Khi trót sa vũng lầy nhân thế.

Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi.

Bạn quên ta, tình cũng quên ta

Nên chân đêm thui thủi một mình

Soi bóng đời bằng gương vỡ nát

Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt

Đoạn buồn xa ta đã đi qua

Ngày vui tới ta vẫn chờ.

Cả bài hát là những triết lý sống, những lời chán chường mang đầy tâm sự nhân tình thế thái, với những bi quan, cay đắng khi nhìn rõ sự đời. Cuộc sống này là vậy, lúc nào cũng phải đối mặt với những lọc lừa, gian dối, phụ bạc. Sau khi nếm trải đủ mùi vị cay đắng của cuộc đời và tình người, người nhạc sĩ đã viết lên những lời ca đầy phẫn uất và chua xót để cho ta thấy được sự chua chát của tình đời. Thế nhưng, trong nỗi buồn bi quan ấy, đâu đó người nhạc sĩ vẫn gửi gắm một niềm lạc quan tin tưởng rằng đoạn buồn rồi sẽ đi qua, ngày vui sẽ lại tới.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Hợp âm xem nhiều

01. Trái tim lầm lỡ (Có một ngày không nhớ em – Nà yǒu yī tiān bù xiǎng nǐ – 那有一天不想你) - Nhạc Hoa

02. Hạt gạo Tuy Hòa - Vĩnh An

03. Trái đắng - Tuấn Sông Thu

04. Futari zake (Sake for two – ふたり酒) - Testuya Gen

05. Tình xưa nghĩa cũ 1 (Dùng tình yêu đánh cắp trái tim – 用爱将心去偷 ) - Nhạc Hoa

06. Yuki ressha (Snow train – 雪列車) - Ryuichi Sakamoto

07. Chiều công viên xưa - Hoàng Thượng Dung

08. Anh đang nơi đâu - Khắc Hưng

09. Xin hỏi đời (Nói với người tình chế) - Nhạc chế

10. Chỉ còn một đêm - Quang Hùng MasterD

11. Quên người tình cũ - Vũ Lai

12. Chúa đã hiến mình - Lm. Thái Nguyên

13. Tình duyên đẹp nhất (Zuì měi dí qíng yuán – 最美的情缘) - Nhạc Hoa

14. Nếu mộng không thành - Trần Quý

15. Vẫn như ngày thơ ấu - Thái Thịnh

16. Mơ trong giấc mộng - Nhạc Hoa

17. Thánh vịnh 14-C - Thanh Lâm

18. Những ngày không em - Lê Mây

19. Đoản khúc thu Hà Nội - Trịnh Công Sơn

20. Hát về Vũ Thư - Đang cập nhật

21. Bạn có tình, tôi có nghĩa - Nhạc Hoa

22. Xót xa tình buồn - Quốc Vượng

23. Cánh cò và dòng sông - Hàn Châu

24. Rapcoustic 3 - Đen

25. Tháng năm bên nhau - Vũ Cát Tường

26. Nụ hôn tình nồng - Đình Dương

27. Tình quân dân (Theo nhạc bài Mặt trời bé con) - Nhạc chế

28. Tưởng nắm chặt rồi - Lynh Nghy

29. Yêu em như là - Sơn Mạch

30. Thư người lính trận - Hàn Châu