Nhạc sĩ Văn Cao trong mắt người bạn đời: “Tôi gặp ông ấy trong âm nhạc, tôi biết ông ấy là trong âm nhạc”


Lắng nghe những nhạc phẩm của Văn Cao, người nghe dễ dàng cảm nhận được khung trời lãng mạn, không vương bụi trần. Từ cõi “Thiên Thai” với “ánh trăng mơ tan thành suối trần gian” đến “Suối mơ” với “dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng”. Nên hầu hết mọi người yêu mến nhạc của vị nhạc sĩ này đều nghĩ ông là người có tâm hồn bay bổng, nên thơ.

Thế nhưng, vợ nhạc sĩ Văn Cao – bà Nghiêm Thúy Băng lại nói rằng: “Người sáng tác bao giờ cũng sống với trí tưởng tượng phong phú. Nhưng ông nhà tôi cũng rất thực tế, không như lời hát đâu”. Thậm chí, bà còn “bật mí” thêm, nhạc sĩ Văn Cao cũng như bao người chồng, người cha khác, ông không đứng ngoài chuyện cơm áo của gia đình: “Ông cũng kiếm tiền bằng cách vẽ tranh, làm trang trí sân khấu, làm nhạc phim, nhạc kịch, nhạc rối, nhạc chèo,… để nuôi gia đình”.

Cuộc sống vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao tuy vất vả song họ vẫn vượt qua được nhờ tình yêu chân thành dành cho nhau: “Dù hai đứa chúng ta/Chưa lúc nào sung sướng/Những ngày đau khổ ấy/Khuôn mặt em/Như mảnh trăng những đêm rừng cháy”.



nhac-si-van-cao-trong-mat-nguoi-ban-doi-ba-nghiem-thuy-bang
Nhạc sĩ Văn Cao chụp ảnh bên vợ con

Vợ nhạc sĩ Văn Cao kể về những năm tháng đất nước gian lao: “Gia đình tôi là gia đình tư sản. Tham gia cách mạng, chúng tôi mang kiềng vàng, xuyến vàng, dây chuyền vàng và cả lạng vàng để ủng hộ cho phong trào Tuần lễ Vàng. Nhà tôi để lại một ít vàng, đánh thành từng chiếc nhẫn tròn để khi cần dùng mang đi bán cho dễ. Đến khi tiêu hết vàng, chúng tôi bàn nhau nuôi gà để lấy trứng, trứng nở thành gà con, cứ vậy gà trở thành cơm gạo áo quần. Hồi ấy, Tây chiếm nhà, chúng tôi làm trại gà ở Việt Bắc. Những người theo cụ Hồ lên đây ai nấy đều hăng say lao động, trồng rau nuôi gà, chặt tre, đan thúng, đan mẹt,… chuyện gì cũng làm. Những người thợ may còn mang theo máy khâu lên để may quần áo cho bộ đội”.

Dù cuộc sống vật chất không đủ đầy, song cảm hứng âm nhạc trong Văn Cao luôn dồi dào. Ông không chỉ là chủ nhân của những ca khúc lãng mạn, man mác buồn mà còn là tác giả của những ca khúc hào hùng, rộn rã tình yêu quê hương xứ sở, hăng say lao động như: “Trường ca sông Lô”, “Bắc Sơn”, “Làng tôi”, “Ngày mùa”,…

“Khi tôi sinh người con đầu lòng được một tháng thì bài “Trường ca sông Lô” của ông nhà tôi ra đời”, bà Thúy Băng nhớ lại.

Không kể ngày đêm, cứ có cảm hứng sáng tác là nhạc sĩ Văn Cao lại ngồi vào bàn. Nhưng chủ yếu ông làm việc về đêm: “Tôi có cái áo dài nhung, chồng tôi thường mang nó đệm vào cái đàn cho tiếng đỡ vang cho mọi người ngủ. Hồi đó, ông chỉ có đàn guitar, về sau mới sắm thêm đàn piano.”, bà Băng chia sẻ.



nhac-si-van-cao-trong-mat-nguoi-ban-doi-ba-nghiem-thuy-bang (1)
Bà Nghiêm Thúy Băng và bức tranh Văn Cao vẽ chân dung vợ

Những ca khúc của nhạc sĩ Văn Cao viết dù ra đời trong hoàn cảnh nào thì lời ca vẫn luôn đẹp đẽ và trau chuốt:

“Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u

Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói thu

Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu nước Sông Lô xưa”

(Trích Trường ca Sông Lô).

Văn Cao là một nhạc sĩ say mê sách vở. Theo vợ cố nhạc sĩ chia sẻ: “Ông ham đọc sách lắm. Ngày xưa ở Việt Bắc ông vẫn có tủ sách tiếng Pháp mang từ Hà Nội lên. Chồng tôi giỏi tiếng Pháp”.

Bà Thúy Băng còn chia sẻ thêm, cố nhạc sĩ Văn Cao là người chưa từng bi quan, chán nản hay than thở về cuộc đời sáng tạo nghệ thuật. Ông say mê thi ca, hội họa, âm nhạc: “Lúc nào không làm nhạc ông lại vẽ tranh, không thích vẽ tranh thì làm thơ”.

Khi được hỏi: “Nếu không viết nhạc, chỉ chuyên tâm vẽ tranh, có lẽ nhạc sĩ Văn Cao cũng thành họa sĩ nổi tiếng?”. Với bà Nghiêm Thúy Băng không có chuyện “nếu như”, bà bình thản đáp: “Tôi gặp ông ấy trong âm nhạc, tôi biết ông ấy là trong âm nhạc”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...