Nhạc sĩ Nhật Ngân: Còn đâu một Trúc Phương hào hoa, phong nhã ngày ấy!


Nhạc sĩ Trúc Phương – ông vua không ngai của làng nhạc vàng miền Nam, những tưởng với tài năng và khối nhạc phẩm đình đám ấy ông sẽ có một cuộc đời sung túc, vẻ vang. Nào ngờ đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay, người nhạc sĩ tài hoa ấy vẫn nặng nỗi ưu tư về chữ tình, chữ nghèo.

Âm nhạc
Amnhac.net

Cách đây vài tháng, trong 1 buổi chiều Sài Gòn chuyển mưa, bầu trời xám xịt. Trong dòng người hối hả chạy tránh mưa trên tuyến đường bụi mù, nghẹt đầy xe gắn máy, xe đạp từ Lái Thiêu đổ về trung tâm thành phố, thông qua đường Hạnh Thông Tây, nhạc sĩ Trúc Phương trên một chiếc xe gắn máy nhỏ xíu, cũ mềm, ọp ẹp, thấp lè tè, chạy song song với chiếc Honda Hoàng Trang chở tôi từ nhạc Mặc Thế Nhân về lại Sài Gòn sau một buổi họp mặt của anh em nhạc sĩ nhân chuyến tôi về thăm nhà vào tháng 7 năm 1995 vừa qua.

Nhìn dáng vẻ tiều tụy, khô cằn của anh tôi thấy lòng mình se lại, rồi nhớ đến hình ảnh của một nhạc sĩ Trúc Phương trai trả ngày nào của thời trước 1975. Thời ấy, những ca khúc của anh như “Trên 4 vùng chiến thuật”, “24 giờ phép”, “Thói đời”,… đang làm bá chủ thị trường. Khi đó anh luôn xuất hiện bên những người đẹp trên những chiếc xe gắn máy, xe hơi đắt tiền và những buổi chiều dạo chơi, gặp gỡ bạn bè ở nhà hàng Kim Sơn trên đường Lê Lợi.

Nhà Mặc Thế Nhân ở Lái Thiêu, cách Sài Gòn khoảng chừng 12 cây số, tuy địa điểm hơi xa nhưng những cuộc gặp gỡ của anh chị em nhạc sĩ hay được tổ chức ở đây vì khung cảnh ấm cúng và biệt lập với thành phố.

Hôm tôi về thì có ngỏ lời mời anh chị em ăn cơm nhân tiện gặp gỡ mọi người thì Thanh Sơn liền đề nghị tổ chức tại nhà Mặc Thế Nhân. Khi đó tôi nghĩ ngay tới nhạc sĩ Trúc Phương và sợ là xa vậy không biết anh có tới được không? Nghe vậy thì Thanh Sơn cười bảo, tuy bị bệnh nhưng Trúc Phương vẫn có thể chạy xe gắn máy được: “Trúc Phương tuy yếu nhưng những cuộc họp mặt, gặp gỡ kiểu này hắn đều có mặt. Nhật Ngân cứ yên tâm đi… tôi đảm bảo mà!”.

Và hôm đó, anh Trúc Phương đã đến, sau khi ngồi thở dốc chừng 5-10 phút, với một giọng thều thào đứt quãng, anh đã lần lượt hỏi thăm hết bạn bè đồng nghiệp. Tôi còn nhớ anh hỏi Duy Khánh ra sao, có khá không? Hỏi Thanh Thúy, Hoàng Oanh bây giờ thế nào, sao không thấy về chơi? Anh hỏi anh Phạm Duy, Song Ngọc, Trầm Tử Thiêng, Ngọc Chánh,… cuộc sống thế nào? Anh hỏi nhiều lắm, làm tôi trả lời muốn không kịp. Khi ấy, tôi có cảm tưởng như anh hỏi như thể sẽ không bao giờ được hỏi nữa. Trước mắt tôi lúc đó, anh Trúc Phương tuy có vàng võ, tiều tụy nhưng vẫn nồng nhiệt, dí dỏm như ngày nào.



nhung-ngay-thang-cuoi-doi-buon-tui-cua-nhac-si-truc-phuong
Nhạc sĩ Trúc Phương trong những ngày tháng cuối đời

Lúc tiệc tàn, khi mọi người sửa soạn chia tay ra về thì Trúc Phương kéo tôi ra riêng một góc nói: “Cậu về bên đó nhắn với anh chị em tôi gửi lời thăm hỏi và thành thật cảm ơn những thâm tình mà anh chị em đã gửi tới tôi trong cơn bệnh hoạn này. Tôi thấy dạo này mình tệ lắm rồi, sợ không còn đủ dịp để gặp gỡ anh chị em nữa đâu”.

Do hụt hơi và quá xúc động nên anh dừng lại ít phút, rồi rút từ trong túi ra một bản nhạc đưa cho tôi và nói: “Đây là ca khúc cuối cùng tôi vừa hoàn tất trong tháng qua. Cậu đem về bên đó phổ biến dùm, coi như đây là lời tạ từ của tôi đến mọi người”.

Nói đến đây, một cơn ho sặc sụa bất ngờ ập đến, anh ngồi xuống ghế, tay ôm lấy ngực, mặt đỏ bừng, mồ hôi ướt tươm trên mặt. Mọi người ai nấy đều nhìn anh ái ngại, nhưng chỉ khoảng dăm phút sau anh đã đứng dậy, cười cười bảo: “Bệnh của tôi nhìn cứ như giả bộ vậy đó, giờ tôi lại khoe rồi. Thanh Sơn ra đạp xe nổ giùm tôi đi, tụi mình về liền không thôi trời lại đổ mưa thì khổ”.

Về tới Mỹ chưa được 1 tháng thì Mặc Thế Nhân và Đỗ Lễ gọi qua báo tin nhạc sĩ Trúc Phương đã ra đi. Hai anh cho biết anh chị em nghệ sĩ, nhạc sĩ ở Sài Gòn đã lo ma chay cho Trúc Phương thật đàng hoàng và giờ thì anh đã mồ yên mả đẹp rồi. Mặc Thế Nhân còn nói thêm, anh chị em nhạc sĩ ở Sài Gòn đang dự trù thực hiện một băng nhạc để tưởng nhớ nhạc sĩ Trúc Phương gồm những ca khúc do anh em sáng tác dành riêng cho người nhạc sĩ tài hoa này để kỷ niệm. Anh có đề nghị tôi đóng góp một bài. Thế là trong niềm cảm xúc dâng trào, tôi đã viết “Cát bụi từ đây” (Gửi người về cát bụi) để tưởng nhớ anh Trúc Phương – người nhạc sĩ kính mến.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...