HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ NHẬT BẰNG
- Tên thật: Nguyễn Nhật Bằng
- Nghệ danh: Nhật Bằng
- Năm sinh – năm mất: 1930 – 2004
- Quê quán: Hà Nội
- Gia đình: 1 vợ và 5 con
- Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
- Thể loại sáng tác: Nhạc tiền chiến; Tình khúc 1954 – 1975
- Ca khúc nổi tiếng: Bóng chiều tà; Khúc nhạc ngày xuân; Thuyền trăng; Chiến sĩ ca…
- Thời gian hoạt động: 1947 – 2004
Nhạc sĩ Nhật Bằng là ai?
Nhạc sĩ Nhật Bằng (tên đầy đủ là Nguyễn Nhật Bằng, 1930 – 2004) sinh ra trong gia đình Nho giáo. Ông nội từng làm chức Án sát, cha làm công chức cao cấp thời Pháp thuộc và Đệ Nhất cộng hòa.
Nhật Bằng là anh lớn trong gia đình, đằng sau còn có 3 người em lần lượt là Nhật Phượng, Hồng Hảo và Thể Tần.
Thời tiểu học, ông theo học tại trường Công giáo. Đến năm 1944, ông nhập học trưởng Bưởi (Hà Nội). Tại mái trường này, ông kết thân được với nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Vũ Đức Nghiêm.
Năm 1946, Nhật Bằng theo gia đình tản cư vào Thanh Hóa. Ông tiếp tục theo học ở trường Trung học công lập Đoàn Duy Từ và tốt nghiệp bằng thành chung 1949.
Nhật Bằng đam mê âm nhạc từ tấm bé. Trong những năm đi học và kháng chiến, ông chăm chỉ học ký âm pháp, hòa âm, vĩ cầm. Ông cũng có thời gian tập sáng tác cùng em họ là nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt. Sân khấu đầu tiên của ông là dưới mái trường.
Nhạc sĩ Nhật Bằng sinh sống và làm nhạc tại Việt Nam đến tháng 8/1990. Tháng 9/1990, ông và gia đình sang Mỹ định cư tại tiểu bang Virginia theo diện HO.
Tại nơi đất khách quê người, ông mở lớp luyện ca sĩ, soạn hòa âm, đồng thời lập ban nhạc cho 3 người con có nơi hoạt động. Bên cạnh đó, ông còn tiếp tay Hưng Ca Việt Nam và Cao Trào Nhân Bản. Năm 1991, ông soạn “Ngày Quốc Tế” cho Cao Trào Nhân Bản làm nhạc hiệu cho tổ chức đấu tranh nhân quyền này.
Về đời tư, nhạc sĩ Nhật Bằng có cuộc hôn nhân viên mãn với bà Vũ Thị Tường Huệ. Ông bà có với nhau 5 người con (4 trai, 1 gái).
Các con của nhạc sĩ Nhật Bằng là: Nghệ sĩ guitar Trần Nhật Hải, Trần Thị Bích Vân, Trần Nhật Hùng (bass), Trần Nhật Huấn (keyboard) và Trần Nhật Hào (ca sĩ Nhật Hào). Họ đang định cư tại Virginia.
Gia đình nhạc sĩ Nhật Bằng được cộng đồng người Việt ở Washington biết đến nhiều qua ban nhạc “The Blue Ocean” (sau đổi tên là Five Stars). Ban nhạc này chơi cho nhiều trung tâm băng đĩa nhạc hải ngoại. Các con của nhạc sĩ Nhật Bằng từng hợp tác với The Diamond Club với tên ban nhạc The NIGHT Band.
Sau 9 năm định cư ở Mỹ, năm 1998, Nhật Bằng về thăm Thanh Hóa, sau đó trở về Mỹ. Ngày 7/5/2004, ông qua đời vì tai biến mạch máu não.
Nhạc sĩ Nhật Bằng và những cống hiến tạo nên nền âm nhạc phong phú
Nhạc sĩ Nhật Bằng bắt đầu sự nghiệp sáng tác năm 1947 với nhạc phẩm đầu tay “Hoa trăng” ở Thanh Hóa. Ca khúc này ghi dấu về mối tình học trò của ông khi còn sinh sống ngoài Hà thành. Ca khúc này được nhạc sĩ Phạm Đình Chương đưa vào miền Nam và phổ biến trong thập niên 1950. Ca khúc từng được đề nghị đổi tên thành “Đợi chờ”.
Nhạc sĩ Nhật Bằng từng hoạt động trong Đoàn văn nghệ Liên khu 4 cùng thời với Hoài Bắc, Phạm Đình Chương, Hoài Trung, Phạm Duy và Phạm Đình Viêm. Tại Liên khu 4 Thanh Hóa, học bắt đầu mày mò tự học guitar.
Từ 1949 – 1950, nhạc sĩ Nhật Bằng về Hà Nội và tiếp tục việc học đệ nhị cấp. Không lâu sau đó, ông bị động viên đi Nam Định. Vì muốn theo âm nhạc chuyên nghiệp nên ông tình nguyện gia nhập Ban quân nhạc Đệ tam Quân khu cùng thời với các nhạc sĩ Đan Thọ, Nguyên Túc, Văn Phụng…
Năm 1951, ông thành lập ban hợp ca Hạc Thành (tiếng con chim Hạc của Hà Nội) với ba người em và trình diễn với phong thái tài tử trên đài phát thanh Hà Nội và các nhạc hội sinh viên học sinh. Ban nhạc của ông được giới học sinh sinh viên yêu thích.
Mặc dù các em của Nhật Bằng vẫn đang là học sinh nhưng vì đam mê âm nhạc và tinh thần tự học cao nên họ đều có kiến thức nhạc lý căn bản. Trong thời gian này, nhạc sĩ Nhật Bằng viết một số ca khúc như: Khúc nhạc ngày xuân, Ánh sáng đồng quê, Dạ tương sầu, Một chiều thu…
Đến năm 1952, ông gia nhập quân nhạc cùng nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Đan Thọ, Văn Phụng… Năm 1954, khi đất nước bị chia cắt bởi Hiệp định Geneve, gia đình ông di cư vào miền Nam. Tại đây, nhạc sĩ Nhật Bằng gia nhập và tòng sự tại Nha Chiến tranh Tâm lý , Đài Phát thanh Quân đội.
Các em của nhạc sĩ Nhật Bằng sau khi hoàn tất bậc trung học thì người đi làm, người tiếp tục học lên đại học nên ban Hạc Thành chỉ còn trình diễn trên Đài phát thanh Sài Gòn và Quân đội. Trong thời gian này, Nhật Bằng sáng tác thêm các ca khúc: Vọng cố đô, Bóng quê hương, Tiếng vọng rừng xanh… Ông cũng có một số ca khúc viết chung cùng nhạc sĩ Đan Thọ.
Năm 1956, ông vào Sài Gòn. Ban đầu, ông làm việc tại Đài phát thanh Quân đội của VTNV (Đài Vô tuyến Việt Nam). Ca khúc “Về đây anh” do ông và nhạc sĩ Nguyễn Hiền sáng tác được dùng làm nhạc hiệu cho chương trình “Chiêu hồi” của đài này.
Cũng trong thời gian này, ông thành lập ban nhạc mang tên Nhật Bằng, chủ yếu hoạt động trên đài phát thanh Sài Gòn và đài Quân đội. Ông cũng là nhạc sĩ sử dụng ontrebasse cho các ban nhạc Hoàng Trọng, Văn Phú, Nghiêm Phú Phi, Tiếng Hát Tâm Tình, Vũ Thành trên đài Sài Gòn. Bên cạnh đó, ông là người soạn hòa âm cho các ban nhạc trên đài phát thanh, đài truyền hình Việt Nam cũng như nhiều hãng băng, hãng dĩa khác.
Năm 1963, Nhật Bằng thành lập ban tam ca nam Đô Si La cùng với Văn Phụng và Anh Ngọc. Ban nhạc chuyên trình bày những ca khúc vui tươi. Ban nhạc nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán thính giả qua trang phục biểu diễn lạ mắt như áo nhiều màu sọc caro hay những hình vẽ chim cò sặc sỡ. Sau này có không ý kiến cho rằng, nhạc sĩ Nhật Bằng cùng với Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Trịnh Hưng… là những người góp công tạo nên một nền âm nhạc phong phú.
Trong thời gian ở Sài Gòn, nhạc sĩ Nhật Bằng từng phục vụ cho phòng Văn nghệ thuộc Cục Tâm lý chiến với cấp bậc chuẩn úy. Đến năm 1968, ông được trao giải sáng tác nhạc quân đội hay nhất năm với ca khúc “Chiến sĩ ca”. Ngoài ra, ông còn từng cộng tác với các vũ trường, câu lạc bộ. Tiêu biểu nhất là vũ trường Đêm màu hồng chung với Nguyễn Hiền, Nghiêm Phú Phi.
Nhật Bằng sáng tác hăng say nhất trong giai đoạn từ 1956 đến 1969. Ông cho ra mắt hơn trăm nhạc phẩm với nhiều thể loại khác nhau: nhạc quê hương, tình ca, nhạc chiến đấu… Rất nhiều ca khúc của ông nói lên nỗi sầu ly hương như “Vọng cố đô”, “Anh về một mùa trăng”…
Nhắc đến đời sáng tác của nhạc sĩ Nhật Bằng, ca sĩ Anh Ngọc chia sẻ: “Loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu là các bản: Thuyền trăng, Dạ tương sầu, Lỡ làng, Bóng chiều tà, Một chiều thu… Trong thời kỳ quân ngũ, Nhật Bằng sáng tác các bài thuộc thể loại chiến đấu như “Bóng người chiến sĩ”, nhất là bài “Chiến sĩ ca” được phổ biến khắp các quân trường”.
Đến năm 1969, nhạc sĩ Nhật Trường dừng hẳn việc sáng tác. Lúc này, khối “tài sản” âm nhạc của ông đã lên đến gần 100 ca khúc với đủ các thể loại khác nhau.
Sau sự kiện 30/4/1975, ông bị đi tù 7 năm vì từng phục vụ trong ngành tâm lý chiến. Đến 1986, ông cùng nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu và một số nhạc sĩ trẻ khác ôm đàn đi diễn nhạc tiền chiến ở một số nơi như trường đại học, khách sạn…
Có thể nói, suốt sự nghiệp sáng tác, ông đã miệt mài viết, miệt mài đóng góp giúp nền âm nhạc Việt Nam trở nên phong phú hơn. Nhiều tác phẩm của ông đến nay vẫn được khán giả yêu thích, thường xuyên hát đi hát lại.
Danh sách sáng tác riêng và chung của nhạc sĩ Nhật Bằng
Như đã chia sẻ, nhạc sĩ Nhật Bằng có nhiều nhạc phẩm sáng tác riêng và cũng có nhiều nhạc phẩm kết hợp cùng các nhạc sĩ tên tuổi khác. Dưới đây là danh sách nhạc phẩm của ông.
Danh sách sáng tác riêng của nhạc sĩ Nhật Bằng
- Ánh sáng đồng quê
- Anh về một mùa trăng
- Bóng chiều tà
- Bóng người chiến sĩ
- Chiều nhớ quê
- Chiến sĩ ca
- Dạ tương sầu
- Hãy quên đi niềm thương nhớ
- Khúc nhạc ngày xuân
- Lỡ làng
- Một chiều thu
- Mùa đông tuyết trắng
- Mùa ly biệt
- Mưa đầu mùa
- Nàng tiên trắng
- Nhịp sống miền Nam
- Nước mắt quê hương
- Sau lũy tre xanh
- Tiếng đàn trong đêm
- Vui hát trên đường
Danh sách sáng tác chung của nhạc sĩ Nhật Bằng
- Ánh sáng miền Nam (Xuân Lôi & Nhật Bằng)
- Bên quán vắng (Đan Thọ & Nhật Bằng)
- Bóng quê xưa (Đan Thọ & Nhật Bằng)
- Chiều cuối thôn (Thanh Châu & Nhật Bằng)
- Chờ anh em nhé (Xuân Tiên & Nhật Bằng)
- Cùng một mái nhà (Xuân Tiên & Nhật Bằng)
- Đàn vui (Nhật Bằng & Thanh Nam)
- Đợi chờ (Nhật Bằng & Phạm Đình Chương)
- Hãy hát cùng tôi (Nhật Bằng & Thanh Nam)
- Hãy trả lời em (Trần Thiện Thanh, Đào Duy & Nhật Bằng)
- Hương quê (Nhật Bằng & Huỳnh Hiếu)
- Ngày tươi sáng (Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)
- Nhắn bạn (Xuân Tiên & Nhật Bằng)
- Nếu em có về thăm quê cũ (thơ: Phạm Thế Trường)
- Nỗi lòng chinh phụ (Văn Phụng & Nhật Bằng)
- Sài Gòn nắng nhớ mưa thương (thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung)
- Sắc hương tàn (Trịnh Kim & Nhật Bằng)
- Thu ly hương (Nhật Bằng & Đan Thọ)
- Thuyền trăng (Nhật Bằng & Thanh Nam)
- Tiếng than miền Bắc (Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)
- Tình nghệ sĩ (Nhật Bằng & Thanh Nam)
- Tình tuyệt vọng (thơ: Hồng Thủy)
- Ước mơ (thơ: Phan Khâm)
- Về đây anh (Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)
- Về làng cũ (Xuân Lôi & Nhật Bằng)
- Vọng cố đô (Đan Thọ & Nhật Bằng)
- Xin em đừng hỏi (Trần Thiện Thanh, Đào Duy & Nhật Bằng)
- Xuân nhớ kinh kỳ (Nguyễn Túc & Nhật Bằng)
- Ý nhạc ngày xanh (Nhật Bằng & Thanh Nam)