Nhạc sĩ Châu Kỳ gửi tâm tư thương nhớ vào nhạc phẩm “Đừng nói xa nhau”: Yêu là chết ở trong lòng một ít


CA KHÚC “ĐỪNG NÓI XA NHAU”

Tên các khúc: Đừng nói xa nhau

Nhạc : Châu Kỳ/ Lời: Hồ Đình Phương

Năm phát thành: 1950

Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Trường Vũ – Hạ Vy, Tuấn Vũ – Trúc Mi,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đừng nói xa nhau”

Ca khúc “Đừng nói xa nhau” là nhạc phẩm nổi tiếng được hợp soạn bởi nhạc sĩ Châu Kỳ và thi sĩ Hồ Đình Phương. Hai người là đôi bạn tâm giao, cùng nhau hợp soạn nên rất nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như: “Khi bóng trăng vàng lên khơi”, “Xin làm người tình cô đơn”, “Khuya nay anh đi rồi”, “Con đường xưa em đi”,…

Theo vài nguồn tin, ca khúc “Đừng nói xa nhau” được nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác giữa thập niên 1950, khi ông vừa trở lại Sài Gòn sau thời gian dài chìm đắm trong đau khổ ở Huế vì chia tay danh ca Mộc Lan, người vợ đầu của ông. Chính vì thế mà từ ngay tựa đề bài hát, Châu Kỳ đã bày tỏ khát khao trong lòng đó về một tình yêu vững bền, son sắt, trường tồn theo thời gian.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dung-noi-xa-nhau-cua-nhac-si-chau-ky (1)
Bìa ca khúc “Đừng nói xa nhau” của nhạc sĩ Châu Kỳ

Bài hát được nhạc sĩ Châu Kỳ viết nhạc trước, sau đó dược Hồ Đình Phương phổ lời. Vì hiểu được tâm ý và hoàn cảnh của bạn, bởi hơn ai hết nhà thơ Hồ Đình Phương là chính là người chứng kiến người bạn mình yêu và đau khổ vì tình yêu như thế nào, nên những lời ông viết ra tựa như tiếng lòng trong sâu thẳm tâm tư của người nhạc sĩ tài hoa – Châu Kỳ. Ca khúc “Đừng nói xa nhau” được nhạc sĩ Châu Kỳ viết trên nền nhạc Bolero trữ tình, ngọt ngào, da diết khiến người nghe cảm nhận được sự bùi ngùi lẫn niềm ưu sầu trong tình yêu đôi lứa.

Đôi lời bình phẩm về ca khúc “Đừng nói xa nhau”

Đừng nói xa nhau, cho tâm hồn đau khổ.

Đừng nói xa nhau cho mắt lệ hoen mờ.

Lời thiết tha qua tâm tư tròn mộng tròn mơ

Vết tình khắc lên môi đưa mấy tuổi yêu vẫn chờ

Ngay từ mở đầu ca khúc, nhạc sĩ Châu Kỳ đã gửi gắm thẳng thắn trái tim mình, ông ước rằng cả hai “đừng nói xa nhau” để cho tâm hồn này đau khổ, để cho mắt lệ hoen mờ, ước gì cuộc tình mình vẫn còn đó, vẫn như giây phút mộng mơ ban đầu. Tình yêu là vậy, đến khi thực sự chia lìa con người ta mới biết hối tiếc, mãi đến khi rời xa mới biết bản thân đã yêu nhiều đến nhường nào. Tiếng lòng ấy không chỉ của riêng Châu Kỳ mà cho tất cả những ai đã yêu, đã đến được với nhau thì xin đừng nói lời xa nhau.

Mình đã đi chung trên con đường máu nhuộm.

Mình đã gieo neo, nghe chớp bể mưa nguồn.

Màu áo xưa em đan cho người nặng hành trang.

Có bạc trắng với phong sương vẫn còn đậm tình thương



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-dung-noi-xa-nhau-cua-nhac-si-chau-ky (2)
Lời bài hát “Đừng nói xa nhau” của nhạc sĩ Châu Kỳ

Những lúc buồn, những lúc gian nan muốn buông xuôi hãy nhớ về những kỷ niệm ngày xưa. Ngày ấy, mình đã cùng nhau vượt qua bao gian khổ, cùng nhau trèo đèo lội suối, nương tựa vào nhau vượt qua bao cơn sóng lớn. Vậy nên đừng để chút trở ngại hay phút yếu lòng khiến đôi tim tan vỡ. Hãy chậm lại, thấu hiểu và thông cảm cho nhau, để mai này khi mái tóc đã bạc màu phong sương, thì đôi mình vẫn vậy, vẫn kề cạnh yêu thương.

Đời hay nói rằng: Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được, được người yêu

Cho, cho rất nhiều nhưng nhận chẳng có bao nhiêu

Người ta phụ hoặc thờ ơ, chẳng biết

Những ai yêu thích âm nhạc của Châu Kỳ thì đều có thể nhận thấy, trong những sáng tác của ông ngoài tình yêu trai gái thấm đẫm thì cũng chứa không ít lời trách móc, tủi hờn. Thế nhưng, ông không trực tiếp nói mà dùng từ “đời” để bày tỏ hộ lòng mình. Bởi đã nói là đời thì có mấy ai giải thích hết được sự tận tường ấy, chỉ có tự mình trải nghiệm và cảm nhận mà thôi. Tình yêu đâu phải cứ cho đi là sẽ nhận lại được, có những mối tình mình cho đi nhiều nhưng nhận lại “chẳng bao nhiêu”. Thế nhưng, khi yêu nào ai đem những điều đó đi so đo tính toán, chỉ là khi thấy người “thờ ơ chẳng biết” thì lòng mình tan nát trách hờn vu vơ, mong rằng người sẽ hiểu.

Chỉ có đôi ta không bao giờ ly biệt,

Chỉ có đôi ta tha thiết mộng ban đầụ

Đừng khóc cho tương lai mai thuyền ngược về đâu

Với một tiếng tin yêu nhau… mối tình đẹp ngàn sau.

Khép lại bài hát, nhạc sĩ Châu Kỳ viết “Với một tiếng tin yêu nhau… mối tình đẹp ngàn sau”. Đó là những gì ông đúc kết được sau mối tình không trọn vẹn của bản thân. Để có được một mối duyên tình đẹp mãi ngàn sau thì niềm tin giữa đôi lứa là điều quan trọng nhất. Nhưng thật tiếc, nó lại nằm ở đoạn cuối câu hát, khi kết thúc một mối tình con người ta mới nhận ra. Chính điều muộn màng, dang dở ấy làm người mãi ôm giấc mơ hoài niệm mãi về sau…

Nhà thơ Hồ Đình Phương (1927 – 1979), sinh ra và lớn lên tại Huế. Trước năm 1975, Hồ Đình Phương với tên thật hoặc bút hiệu như Nhật Hồ hay Phương Nhật Hồ đã cộng tác với nhiều báo chí, tập san viết rất nhiều thơ nhạc. Hồ Đình Phương đã viết nhiều tập thơ có giá trị như: Hai cuộc sống, Ai tìm ý tưởng, Sưởi nắng, Hương thời gian,… Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết lời cho nhiều bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ như Châu Kỳ, Lam Phương, Hoài An, Hoàng Trọng, Song Ngọc,… Thi sĩ Hồ Đình Phương đã sáng tác với tất cả tâm hồn của một người nghệ sĩ để ca tụng quê hương, cái đẹp thuần tuý của tình người mà lời nhạc sâu sắc, đầy xúc cảm còn lưu lại đến hôm nay.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...