“Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao: 20 năm khải hoàn rực sáng


CA KHÚC “MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN”

  • Tên các khúc: Mùa xuân đầu tiên

  • Nhạc sĩ: Văn Cao

  • Năm phát thành: 1976

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác không nhiều, khoảng chừng 50 ca khúc, nhưng nhạc phẩm nào của ông cũng được công chúng đón nhận và có sức sống bền bỉ. Trong gia tài âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này, “Mùa xuân đầu tiên” được xem là một tuyệt phẩm, ghi nhận sự “hồi sinh” trong tâm hồn người nhạc sĩ sau nhiều năm gác bút và được xem là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông.

Kể lại hoàn cảnh ra đời ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” con trai trưởng nhạc sĩ Văn Cao là họa sĩ Văn Thao cho biết: “Lúc nghe tin giải phóng miền Nam thì niềm vui vỡ òa, niềm vui ấy bây giờ không thể tả lại hết được. Mọi người ai cũng vui mừng nhảy nhót ngoài phố, mừng ngày đất nước được thống nhất. Những người bạn của cha tôi cũng thế, đặc biệt là những người bạn miền Nam tập kết như nhạc sĩ Trương Quang Lục, Nguyễn Ngọc Thế, họa sĩ Nguyễn Sáng,… Hẳn cha tôi khi ấy cảm nhận được cái mừng rất lớn của cả dân tộc, của những người con xa quê, xa vợ xa chồng bao nhiêu năm giờ đây cuối cùng cũng gặp lại được vợ con, thăm lại quê hương. Những ngày đó cha tôi vui lắm, nhưng sau những phút vui ấy tôi vẫn thấy cái trầm lắng ở cha, tôi hiểu ông đang ấp ủ một điều gì đó. Khi ấy, tôi nghe cha bảo rằng: “Trong tình hình này bố phải sáng tác một bài gì đó”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-xuan-dau-tien-cua-nhac-si-van-cao (2)
Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác “Mùa xuân đầu tiên” vào năm 1976

Thế là vào một ngày Tết Bính Thìn (1976), mùa xuân đầu tiên của đất nước sau này hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, nhạc sĩ Văn Cao lại một lần nữa ngồi vào cây đàn dương cầm sau một thời gian dài vắng bóng. “Lâu lắm rồi tôi mới thấy ông ngồi bên cây piano cũ, ông say sưa và một điệu valse rất nhẹ, rất đẹp vang lên trong căn phòng nhỏ trên gái hai ở số 108 Yết Kiêu Hà Nội. Khi viết xong bài hát, cha bảo với tôi rằng: “Bố sẽ đặt tên bài hát này là “Mùa xuân đầu tiên”. Cả đời bố đi theo cách mạng, trải qua rất nhiều thăng trầm buồn vui và cái đích cuối cùng để bố đi theo đã hoàn thành. Đất nước được thống nhất, đối với bố đấy mới chính là mùa xuân đầu tiên. Hôm nay, mùa xuân đó đã đến với bố, đến với dân tộc mình. Có lẽ bố sẽ phải sớm cùng mẹ con vào Nam để tìm lại bác con”.

Và thế là ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” đã ra đời với giai điệu valse nhẹ nhàng, dìu dặt khiến lòng người bỗng dưng thư thái, nhẹ nhàng lạ thường khi nghe đến. Những cung bậc cảm xúc chân thành, dung dị cứ thế ùa về mừng cho mùa xuân độc lập đầu tiên của đất, của dân tộc.

Số phận long đong của ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”

Tuy nhiên, so với những bài hát ra đời cùng thời điểm này, “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao bị coi là “lạc điệu”. Bởi hầu hết những bài hát lúc bấy giờ như “Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên,… đều được viết ở giọng trưởng, mang âm hưởng hào hùng, sảng khoái với ca từ hân hoan, hừng hực khí thế. Trong khi đó, nhạc sĩ Văn Cao lại viết về mùa xuân, về đất nước về tình yêu với mạch cảm hứng đầy bình dị, gần gũi với “tiếng gà gáy trưa bên sông” hay “nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh” ngày hội ngộ”. Chính vì sự lạc điệu ấy mà ca khúc ban đầu được dự tính đăng trên báo “Sài Gòn Giải Phóng” mừng xuân Bính Thìn đã lập tức được dịch lời và in ở Nga và phải rất lâu sau đó mới được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.

9 năm sau đó, vào năm 1985, khi Tỉnh ủy Nghĩa Bình mời nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Thụy Kha sáng tác cho tỉnh nhân 10 năm giải phóng, ca khúc này mới một lần nữa xuất hiện. Năm 1988, Nhà xuất bản Trẻ đề nghị in một tập nhạc của nhạc sĩ Văn Cao (do Nguyễn Thụy Kha biên tập), đó là  tập “Thiên Thai” thì ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” cũng đưa đưa vào để in.

Năm 1990, một bộ phim ca nhạc về nhạc sĩ Văn Cao được dựng, bài hát “Mùa xuân đầu tiên” đã được sử dụng để đưa vào trong cảnh ông về thăm quê qua giọng hát của ca sĩ Quốc Đông. Đến năm 1993, một chương trình âm nhạc được tổ chức mang tên “Văn Cao – Một đồng hành với tuổi trẻ”, ca sĩ Minh Hoa đã hát bài hát này rất hay trên sân khấu, nhưng “Mùa xuân đầu tiên” vẫn chìm trong “im lặng” với lớp bụi thời gian.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mua-xuan-dau-tien-cua-nhac-si-van-cao (1)
20 năm sau ngày ra đời, ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao mới được công chúng biết đến

Số phận long đong của tuyệt phẩm “Mùa xuân đầu tiên” kéo dài tới 20 năm, thật sự là phải đến sau ngày nhạc sĩ Văn Cao mất vào năm 1995, bài hát này mới được công chúng biết đến. Vào dịp giỗ 49 ngày của ông, một đêm nhạc Văn Cao đã diễn ra với sự trình diễn của tốp diễn viên Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật quân đội, trong đêm ấy “Mùa xuân đầu tiên” đã được nhóm Tam ca áo trắng trình diễn. Cùng năm ấy, đạo diễn Đinh Anh Dũng đã thực hiện phim ca nhạc mang tên “Văn Cao – Buổi sáng có trong sự thật”, trong đó “Mùa xuân đầu tiên” đã được ca sĩ Thanh Thúy trình bày rất thành công. Từ đó “Mùa xuân đầu tiên” ngày càng lan tỏa ra đời sống và trở thành một trong những bài hát về mùa xuân hay nhất.

“Như vậy, kể từ khi ra đời năm 1976, đúng 20 năm sau “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao mới xuất hiện rộng rãi trước công chúng và lập tức trở thành cổ điển, đó là một khúc khải hiền rất đẹp”, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha khẳng định.

Đến nay, những giai điệu dìu dặt, khoai thai theo đàn chim én bay trong bài hát vẫn làm ấm lòng trái tim những người Việt khi Tết đến xuân về. Nói về giai điệu đẹp đến nao lòng ấy, nhà thơ Thanh Thảo đã từng ví von rằng: “Cả một dòng sông vui nhưng không trào cuộn ồn ào mà như lắng lại, nghe kỹ thấy những lượn sóng đang run run, những lượn sóng như nhắn nhủ cái gì, báo trước điều gì”.

Lời bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường mùa vui nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

Một trưa nắng thu cho bao tâm hồn.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về

Người mẹ nhìn đàn con nay đã về

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên

Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh

Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.

Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.

Từ đây người biết quê người

Từ đây người biết thương người

Từ đây người biết yêu người.

Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.

Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu

Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông

Một trưa nắng thu hôm nay mênh mông.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...