“Mắt biếc” – Bản tình ca tâm đắc nhất của Ngô Thụy Miên


CA KHÚC “MẮT BIẾC”

  • Tên ca khúc: Mắt biếc
  • Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên
  • Thể loại: Tình ca
  • Năm ra đời: Trước 1975
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Duy Trác

Ca khúc “Mắt biếc” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên chính là “cha đẻ” của những bản tình ca nổi tiếng trong thập niên 60,70 của thế kỷ trước. Từ Việt Nam chuyển qua Mỹ sinh sống, ông đã cho ra mắt hơn 70 ca khúc, hầu hết đều là những bản tình ca đẹp cả về giai điệu lẫn ca từ. 

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người hâm mộ bởi băng nhạc “Miên tình khúc” – 17 tình khúc Ngô Thụy Miên được thực hiện vào năm 1974. “Miên tình khúc” được xem là băng nhạc hay nhất của nhạc trữ tình Việt Nam. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mat-biec-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-9
Tờ nhạc “Mắt biếc”

Sở dĩ băng nhạc này được đánh giá rất cao là bởi, các ca khúc trong đó đều trở thành bất hủ, được yêu mến qua nhiều thập kỷ. Bài hát đầu tiên trong băng nhạc là “Chiều nay không có em”. Bài hát kết thúc băng nhạc là “Mắt biết”.

Trong khuôn khổ bài viết này, Amnhac.net tập trung chia sẻ những thông tin thú vị về hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mắt biếc” – cái kết của băng nhạc “Miên tình khúc”.

Theo nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ca khúc “Mắt biếc” được viết vào năm 1972. Đây là bản tình ca mà ông tâm đắc nhất. Khác với nhiều nhạc phẩm trước đó, khi viết “Mắt biếc”, Ngô Thụy Miên đã có sự “cứng cấp” và từng trải nhất định trong cuộc sống và âm nhạc. 

“Mắt biếc” kể về câu chuyện tình dang dở giữa chàng trai có trái tim đa sầu đa cảm và cô gái sở hữu mái tóc dài thướt tha và dáng vẻ yêu kiều. Nội dung ca khúc dẫu không mang quá nhiều sự đặc sắc hay éo le nhưng ca khúc vẫn gợi lên được cảm xúc bồi hồi, lưu luyến. Và đâu đó là sự hoài niệm về mối tình đẹp đẽ trong quá khứ.

“Mắt biếc” đã cho thấy được nét tài tình trong việc xây dựng một cấu trúc nhạc gãy gọn, nghệ thuật sử dụng từ ngữ chân phương nhưng giàu sức gợi. Bằng giai điệu Boston da diết và chậm rãi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên như ru đưa người nghe vào miền ký ức tươi đẹp với bao mộng ước tuổi trẻ…

Người đầu tiên thể hiện ca khúc “Mắt biếc” là Thanh Lan trong băng nhạc Phạm Mạnh Cương. Người hát thứ hai là ca sĩ Duy Trác trong băng nhạc “Miên tình khúc” năm 1974. Nhưng khi nhắc đến ca khúc này, công chúng thường nghĩ về giọng ca của Tuấn Ngọc và Sĩ Phú. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mat-biec-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien-8
Poster phim điện ảnh “Mắt biếc”

Vào năm 2019, tác phẩm “Mắt biếc” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành phim điện ảnh. Tác phẩm này cũng nói về mối tình thơ mộng nhưng không thành. Đó là mối tình “như kiếp mây trôi”. Ở phần kết phim và của tiểu thuyết không trọn vẹn, đều day dắt và ám ảnh như lời ca khúc “Mắt biếc” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Đó là cái kết khác hẳn với những cái kết có hậu ở nhiều tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh. Phải chăng, khi chắp bút tiểu thuyết này, nhà văn đã có sự đồng cảm sâu sắc với nhạc phẩm “Mắt biếc” của Ngô Thụy Miên. 

Tên ca khúc “Mắt biếc” cũng được sử dụng để đặt cho đêm nhạc kỷ niệm 60 năm tình Ngô Thụy Miên vào năm 2023. Đêm nhạc đã đưa khán giả chìm vào trong những bản tình ca qua bàn tay dàn dựng, phối khí đầy mới mẻ của nhạc sĩ Nguyễn Quang. 

“Mắt biếc – Dĩ vãng như bao cung tơ…”

Ca khúc “Mắt biếc” là sản phẩm hội tụ những trải nghiệm nhất định trong cả đời sống và âm nhạc của Ngô Thụy Miên. Vì thế mà lời hát sâu lắng, điệu nhạc lả lướt hòa quyện vào nhau khiến người nghe chìm trong ký ức êm ả:

“Nhớ tới năm xưa bên nhau

bước trong chiều mưa phím ru nhẹ đưa

Bến cũ đam mê say sưa

lá thu còn rơi người xa vắng người…

Mắt biếc năm xưa nay đâu

cánh sao còn đây tóc mây nào bay

Phố vắng mênh mang mưa rơi

ước mơ nào nguôi tình đã phai rồi…”

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, mắt biếc là ánh mắt của tuổi trẻ, tuổi thơ ngây khi đời vẫn còn nét long lanh hiếm có. Đôi mắt ấy như hình ảnh viên ngọc xanh chói sáng, chưa hề tì vết sầu bi, thất vọng của cuộc đời. Phải chăng sự trong sáng và hồn nhiên trong ánh mắt ấy đã làm xao động trái tim chàng nhạc sĩ trẻ, khiến anh rung động, nhớ mãi chẳng quên.

Đôi mắt năm xưa long lanh như những vì tinh tú trên cao, lúc nào cũng trong sáng, lấp lánh. Nhưng đã xa mãi rồi, chẳng còn hiện hữu bên cạnh người con trai ấy nữa, dù cánh sao vẫn còn nhưng mắt biếc đã mất, làn tóc mây năm nào cũng nhẹ thoảng bay về nơi phương xa, cuốn theo ước mơ đôi lứa, làm nhạt màu đoạn tình cảm năm xưa. Thứ còn lại có chăng là con phố đìu hiu với từng đợt mưa rơi khiến không gian càng thêm cô quạnh. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-mat-biec-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien
Bản tình ca “Mắt biếc” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên

Nỗi nhớ còn đây, bến cũ còn đây, lá thu còn đây, cánh sao còn đây, phố vắng mênh mang còn đây nhưng “người xa vắng rồi”… Và khi khúc hát chìm xuống, nặng trĩu với những đúc kết đớn đau về tình yêu:

“Tình yêu như mây khói thoảng theo gió buồn mơ hồ

Tình yêu như giông tố qua phố đìu hiu”

Nhưng rồi lẫn trong tiếng thở dài đầy bi quan về tình yêu ấy, mối tình xưa, hình bóng cũ vẫn phủ tràn trong tâm trí, không hề nguôi ngoai. Bởi đã trót yêu quá nhiều:

“Nhớ dáng xưa yêu kiều

Trong chiều nhạt nắng, cung đàn gợi ý

Chờ nhau trong tê tái…

Mắt biếc năm xưa nay đâu

Bến ga tịch liêu vắng xa người yêu

Lá úa đơn côi bơ vơ

Cuốn theo chiều rơi người xa cách rồi

Dĩ vãng như bao cung tơ

Lướt theo chiều mơ kết muôn bài thơ

Nuối tiếc yêu chiều mơ kết muôn bài thơ

Nuối tiếc yêu đương xa xưa

Tháng năm nào trôi để nhớ nhung hoài

Tình yêu như kiếp mây trôi…”

Cung tư một khi đã vướng thì cả đời lạc lối, bài thơ đã thuộc thì muôn đời nhớ mãi, như lòng ta yêu sẽ nuối tiếc hoài một mảnh tình xưa. Dẫu tháng năm có trôi, dòng đời có đưa đẩy thì phần tình cảm ấy vẫn in hằn vết tích, những nhung nhớ buồn vẫn ngự trị nơi đáy tim. “Tình yêu như kiếp mây trôi…” – mây trên cao làm sao với tới, mây trôi mãi làm sao đuổi được. Tình yêu đẹp và huy hoàng như chẳng thể chạm ngón tay, lòng ta dù có đuổi theo đến cùng trời thì vẫn không thể bên nhau…

Ca khúc “Mắt biếc” của Ngô Thụy Miên được chia thành nhiều đoạn cân xứng theo thứ tự mà bày tỏ những kỷ niệm tươi đẹp trong quá khứ và sự cô đơn miên man của hiện tại. Ca khúc tự như lời tự sự, bật mí bí mật riêng về một kỷ niệm tình yêu đã đi qua những ngày giông bão nhưng chẳng hề bị cuốn trôi theo gió mây. Vì nó đã in hằn trong tâm trí, đưa sâu vào nơi miền ký ức dù cho người ấy có ở nơi xa… 

Nghe “Mắt biếc” của Ngô Thụy Miên, người nghe như đi lạc vào những giai âm của dòng nhạc tiền chiến, cứ ngỡ như Ngô Thụy Miên đã ngả theo con đường nhạc của Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn, Cung Tiến, Văn Cao… Bên cạnh chất nhạc du dương, trầm bổng và những lời ca dịu dàng là những hình ảnh đầy chất thơ của thập niên 20, 50: lá thu, bến cũ, cung đàn, phím ru, lá úa, cung tơ… Tất cả tạo nên không khí hoài niệm.

Được biết, phần đa các ca khúc của Ngô Thụy Miên viết cho người vợ – bà Đoàn Thanh Vân. Trong đó, ca khúc đầu tay là “Chiều nay không có em”, sau đó là “Mùa thu cho em”. Mối tình này bắt đầu từ năm 17 tuổi, nhưng trải qua nhiều sóng gió, mang nhiều ray rứt, tiếc nuối từng được nhắc đến trong “Niệm khúc cuối”, “Bản tình cuối” và đương nhiên là cả ca khúc “Mắt biếc”. 

Theo lời chia sẻ của tác giả, cho dù nhạc của ông cũng có những chia ly và đổ vỡ nhưng tình yêu trong âm nhạc Ngô Thụy Miên luôn trong sáng, nhẹ nhàng, không quá bi lụy, luôn mở ra những cánh cửa tươi sáng. Đến cuối dùng, dù trải qua nhiều sóng gió bà Vân và nhạc sĩ Miên vẫn có một cái kết đẹp.

Chưa đầy 1 năm sau khi sáng tác “Mắt biếc”, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đính hôn với bà Đoàn Thanh Vân. Đám cưới dự định được tổ chức sau khi bà Vân tốt nghiệp đại học. Nhưng dự định chưa thành thì biến cố xảy ra, bà Vân theo ra đi di tản, còn Ngô Thụy Miên bị kẹt lại.

Năm 1978, Ngô Thụy Miên sang Mã Lai và ở đây 6 tháng trước khi được bảo lãnh sang Canada vào tháng 4/1979. Khi đó, bà Vân từ Mỹ đã đến Canada để gặp lại người yêu, nối lại mối tình dang dở hơn 10 năm vì thời cuộc. Trong năm 1979, họ kết hôn và hiện đang định cư tại Mỹ.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...