Hoàn cảnh ra đời “Dã tràng ca” – nhạc phẩm “bí ẩn” nhất của Trịnh Công Sơn


VỀ TRƯỜNG CA “DÃ TRÀNG CA”

  • Tên ca khúc: Dã tràng ca (hoặc Tiếng hát dã tràng)
  • Nhạc sĩ sáng tác: Trịnh Công Sơn
  • Thể loại: Trường ca
  • Năm ra đời: 1962 (theo thống nhất của gia đình)
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ánh Tuyết, Đức Tuấn

“Dã tràng ca” – bản trường ca đầu tiên của Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông cũng là nhạc sĩ có số lượng đĩa bán chạy nhất. Chưa có thống kê chính xác, nhưng ước chừng ông đã để lại cho hậu thế không dưới 600 nhạc phẩm, phần lớn là tình ca. Tuy nhiên, ông cũng viết cả trường ca, đó là “Dã tràng ca”. Thể loại này được ông viết khi nhạc Trịnh còn chưa thịnh hành. 

“Dã tràng ca” được nhiều người xác nhận là bản trường ca đầu tiên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại dấu ấn, ảnh hưởng đến cả cuộc đời sáng tác sau này của nhạc sĩ. 

Đến nay, các thông tin về “Dã trường ca” khá manh mún, không có nhiều. Theo báo Đồng Nai, tên gọi bài trường ca này có khi là “Tiếng hát dã tràng”, có khi là “Dã tràng ca”. Nhưng có lẽ phổ biến nhất và được gọi nhiều nhất vẫn là cái tên “Dã trường ca”.

Về năm ra đời nhạc phẩm “Dã trường ca”, có nhiều tài liệu ghi các số liệu rất khác nhau. Có tài liệu ghi năm 1962, lại có tài liệu chép năm 1963 hoặc 1964.

Mãi sau này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thống nhất thời gian ra đời là năm 1962. 



hoan-canh-ra-doi-da-trang-ca-cua-nhac-si-trinh-cong-son-0
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi còn học ở Sư phạm Quy Nhơn

Về thời gian biểu diễn đầu tiên, theo báo Đồng Nai, “Dã trường ca” được biểu diễn trong lễ mãn khóa giáo sinh 1 của Trường Sư phạm Quy Nhơn năm 1964 (khi ấy, Trịnh Công Sơn là giáo sinh khóa đó). Con theo Tạp chí Tri thức (Zing.vn), trong giai đoạn sinh thời của nhạc sĩ, “Dã tràng ca” cũng chỉ được biểu diễn một lần vào năm 1963 (thông tin gia đình nhạc sĩ cung cấp). Chính sự mập mờ về thời gian ra đời đã phủ lên tác phẩm một màn sương huyền thoại, bí ẩn. 

Từ đó cho đến nay, “Dã tràng ca” được chính thức nhắc đến thêm 2 lần. Lần đầu là vào năm 2009, ca sĩ Ánh Tuyết dàn dựng và biểu diễn tại Nhà hát Hòa Bình trong ngày giỗ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Làn tiếp theo là trong sự kiện tưởng nhớ 18 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4/2001 – 1/4/2019), ca sĩ Đức Tuấn cùng với nhạc sĩ Lê Thanh Tâm đã cho ra đời bản ghi âm chính thức dưới hình thức gọn gàng hơn với gần 12 phút so với bản gốc dài hơn 20 phút. Nhịp điệu của bài hát cũng được Lê Thanh Tâm soạn lịa hoành tráng, mang hơi thở của âm nhạc đương đại. 

Khi ấy, bà Trịnh Vĩnh Trinh – đại diện gia đình Trịnh Công Sơn cũng đã giúp Đức Tuấn rất nhiều trong việc tìm lại các tư liệu về nhạc phẩm này. Bà bày tỏ sự cảm kích trước thử thách mà Đức Tuấn đã tự đặt ra trong việc làm sống lại “Dã tràng ca”. 

Hành trình đưa “Dã tràng ca” trở về

Chỉ đến khi ông mất, nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân (người quê Quảng Nam, là bạn của Trịnh Công Sơn) mới dày công tìm hiểu. Và nói như cách của ông Nguyễn Đắc Xuân, rằng “trời không phụ lòng người”, nhạc phẩm ấy đã trở về một cách nguyên vẹn, đến với những ai yêu âm nhạc của nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh.  

Trước đây, trong nhiều cuộc hàn huyên, Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc Trịnh Công Sơn về việc lưu giữ các tư liệu cho đời sau, xa hơn là mở không gian lưu niệm. Ông Xuân nói vậy là bởi trong suy nghĩ biết bạn mình sẽ trở thành nhạc sĩ lớn của dân tộc. Nói vậy cũng đồng nghĩa với việc, ông Xuân đã chuẩn bị cho mình nhiều tư liệu về người bạn thân. Và năm 2001, khi Trịnh qua đời cũng là lúc ông bắt đầu sưu tầm nhiều hơn các tư liệu liên quan đến bạn. 



hoan-canh-ra-doi-da-trang-ca-cua-nhac-si-trinh-cong-son-8
Nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân

Không lâu sau ngày mất của Trịnh Công Sơn, từ nước Mỹ xa xôi, họa sĩ Đinh Cường đã viết cuốn sách và trích một chương gửi cho ông Xuân. Chương sách này có nhắc đến Trịnh Công Sơn cùng “Dã tràng ca”: “Ca khúc rất hay!”. Họa sĩ Đinh Cường có bản chép tay ca khúc ấy nhưng vì điều kiện gìn giữ không đảm bảo nên đã bị hư hỏng.

Nghe đến đây, ông xuân vừa buồn vừa tiếc. Ông dò hỏi nhiều người từng sống và học với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời ở Quy Nhơn và gần như ai cũng biết đó là một tuyệt phẩm. Nhưng tiếc là không ai nhớ nguyên vẹn cũng như giữ lại bản nhạc. Vì thế ông lặn lội vào tận Quy Nhơn để tìm hiểu. 

Có không ít người đã kể với ông Xuân rằng năm 1962, Trường ĐH Quy Nhơn yêu cầu chàng sinh viên Trịnh Công Sơn viết một ca khúc để trình diễn cho đêm nhạc hội. Ngay lập tức, ông viết “Dã tràng ca” với 13 đoạn. Khi ca khúc được hát lên trong buổi tập dợt, ban tổ chức đã trầm trồ khen ngợi. 

Một số người từng sống cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn kể, vào thời điểm ấy ở Quy Nhơn, ca khúc này đã mở đầu đầu và quan trọng nhất trong đêm nhạc hội diễn ra ở Trường ĐH Quy Nhơn vào ngày 13/1/1963. Mặc dù được đón nhận nồng nhiệt nhưng khi nhạc hội qua đi, “Dã tràng ca” bị rơi vào quên lãng mà không rõ nguyên nhân. 



 hoan-canh-ra-doi-da-trang-ca-cua-nhac-si-trinh-cong-son
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ huy dàn hợp xướng trình diễn “Dã tràng ca” ở Sư phạm Quy Nhơn

Ông Nguyễn Đắc Xuân lại tiếp tục hành trình đi vào Nha Trang tìm hiểu. Ở đây, ông gặp vài người bạn của Trịnh. Có người đã cho ông Xuân xem lại ảnh biển diễn trong đêm nhạc hội do Trịnh Công Sơn chỉ huy ban hợp xướng. Quá bất ngờ, ông Xuân hỏi: “Vậy, trường ca Dã tràng ca còn không? Có ai đang giữ nó?”, thì người này lắc đầu.

Ông Xuân trở về Huế với nhiều tiếc nuối nhưng ông từ bỏ. Ông lại tiếp tục tìm “manh mối” từ những người bạn học ở Quy Nhơn của nhạc sĩ họ Trịnh. Trong trí nhớ của họ, “Dã tràng ca” vẫn còn đó nhưng để có được một bản đầy đủ thì gần như không. Họ nhớ được đoạn này thì mất đoạn kia. Không còn cách nào khác, ông Xuân đành mời tất cả bạn bè của Trịnh Công Sơn về nhà mình để hát, ghi băng, kí âm. 

Khi ông Xuân chuẩn bị thực hiện thì “Dã tràng ca” bất ngờ trở về như thấu được nỗi lòng của ông. Trong số những người ở Huế từng học với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn kể rằng còn lưu giữ một bản chép tay về “Dã trường ca” và đang cất giữ tại phường An Hòa, TP Huế. Nghe xong, ông Xuân tức tốc xin ra nhà người đó  để chụp lại nguyên vẹn 7 trang giấy chép tay đầy đủ bản trường… 

Theo ông Nguyễn Đắc Xuân đánh giá, “Dã trường ca” là triết lý vô thường, thể hiện tình yêu, tình người, quê hương, ca ngợi hòa bình và lên tiếng chống chiến tranh. Có thể nói, tất cả âm nhạc Trịnh Công Sơn xuất phát từ “Dã tràng ca”.

“Dã trường ca” – 2 phần với 13 đoản khúc xoay quanh thân phận con người

Khoảng những nhăm đầu thập niên 1960, Trịnh Công Sơn là giáo sinh tại Trường Sư phạm Quy Nhơn (nay là ĐH Quy Nhơn). Và trường ca “Dã tràng ca” được ra đời tại đây.

“Dã tràng ca” gồm 2 phần, có 13 đoản khúc với những tiêu đề riêng:

Phần 1 gồm 5 đoản khúc: Lời biển vọng, Tiếng hát của dã tràng – biển cát và thân phận đó, Bãi cát và lời vỗ về của người khác lạ, Niềm đau vô vàn của thân phận, Lời nói trên không.

Phần 2 có 8 đoản khúc: Tuổi 20 vào đời, Niềm đau khoảng không, Buồn vui và tuổi đó, Chốn nương náu, Lời buồn thánh, Bốn mùa là niềm vô vọng, Ngỏ ý và Chốn trú ẩn cuối cùng (đoản khúc 13 này có có tên phụ là Tình yêu mọc cánh thiên thần).



hoan-canh-ra-doi-da-trang-ca-cua-nhac-si-trinh-cong-son-7
“Dã tràng ca” được thu âm và phát hành lần đầu tiên qua giọng hát Đức Tuấn

Đoản khúc thứ 10/13 có tên “Lời thánh buồn”. Cái tên này dễ khiến khán giả liên tưởng đến nhạc phẩm “Lời buồn thánh” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, ca từ của đoản khúc trong trường ca và ca khúc có khác nhau nhiều. Thêm nữa, nhạc phẩm “Lời buồn thánh” viết trong giai đoạn 1964 – 1967, đó là khi Trịnh Công Sơn đã tốt nghiệp và lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) dạy học. 

Có người từng nhận xét, “Dã tràng ca” là đoàn chim “báo bão” hàng loạt ca khúc của Trịnh Công Sơn về con người, tuổi trẻ và dân tộc. “Dã tràng ca” chất chứa những tinh thần cơ bản của âm nhạc Trịnh Công Sơn, mở đường cho dòng ca khúc thân phận đã làm nên tên tuổi của ông, và quen thuộc với công chúng sau này với tên “Ca Khúc Da Vàng”.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...