Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng


VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI

  • Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi
  • Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng
  • Thể loại: Trữ tình
  • Năm ra đời: 1965
  • Nằm trong album:
  • Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Vũ Khanh, Trần Thu Hà, Tuấn Ngọc

Nỗi lòng người đi của Anh Bằng được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Nhạc sĩ Anh Bằng (1926 – 2015) là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và ở hải ngoại sau năm 1975. Ông đã để lại cho đời, cho nền âm nhạc Việt Nam đến 650 tình khúc.

Theo lời những bạn bè thân thích nhận xét, Anh Bằng tính tình hiền lành, vui vẻ nhưng ít nói chuyện và được lòng phái nữ. Trong cuộc hay trong cuộc sống thường nhật, Anh Bằng trầm lặng, ít nói, không thích xuất hiện trước đám đông hay trên sân khấu. Ông thích dành thời gian ngồi ở chỗ nào đó yên tĩnh để suy tư, để sáng tác. 

Anh Bằng dành khá nhiều thời gian vào việc sáng tác. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ cả về số lượng và chất lượng. Có những bản nhạc của Anh Bằng sống mạnh mẽ suốt hơn 60 năm qua. Và một trong những ca khúc không thể không nhắc đến của Anh Bằng là “Nỗi lòng người đi”.

Được biết, từ thập niên 1940 đã xuất hiện rất nhiều cuộc ly hương. Ly hương là nỗi đau vừa thầm kín, vừa hiển hiện trong tâm thức mỗi người con xa xứ. Nhiều nhạc sĩ đã đưa tâm tư này vào sáng tác của mình như: Tình quê hương (Việt Lang), Ngày trở về (Hoàng Giác), Quê mẹ (Thu Hồ), Ôi quê xưa (Dương Thiệu Tước)… 

Đến thập niên 1950, nỗi day dứt ly hương càng xuất hiện nhiều hơn trong thơ như: Làng tôi (Chung Quân), Thuyền viễn xứ, Tình Hoài Thương (Phạm Duy)… 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-noi-long-nguoi-di-cua-anh-bang-0

Đỉnh điểm là những cuộc di cư vào năm 1954, khi vào đến miền Nam nhiều nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc về xứ Bắc như: Chiều mưa nhớ Bắc (Hoàng Trọng), Giấc mơ hồi hương (Thành Vũ)… 

Nhưng ca khúc được yêu thích hơn cả có lẽ là “Nỗi lòng người đi” của nhạc sĩ Anh Bằng. Đáng chú ý, ca khúc này được sáng tác trong vòng 10 năm – một quãng thời gian dài đằng đẵng.

Chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác nhạc khúc này, nhạc sĩ Anh Bằng từng biết: “Khi tôi lên tàu di cư vào miền Nam năm 1954, tôi đã có cảm hứng viết nhạc phẩm này. Nhưng đâu phải viết một lần là xong, mà phải viết mất mười năm, sửa chữa nhiều lần. Và đến năm 1965 mới phổ biến bản này…”.

Cũng theo nhạc sĩ Anh Bằng, khi ca khúc “Nếu Vắng Anh” phát hành được công chúng đón nhận và yêu thích thì ông mới hứng khởi hoàn tất bản nhạc “Nỗi lòng người đi” và sau đó là nhiều nhạc phẩm khác.

“Thực ra bản nhạc này được thai nghén đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của tôi khi từ giã miền Bắc vào Sài Gòn. Hồi trẻ tôi cũng có viết mấy bản nhạc đầu tay nhưng không phổ biến, cho nên bây giờ cũng không còn nhớ rõ, và coi như Nỗi lòng người đi là đứa con đầu lòng dẫu có mắt chậm hơn Nếu vắng anh”, nhạc sĩ Anh Bằng chia sẻ.

Nỗi lòng người đi – Anh Bằng tâm sự nỗi lòng của hàng triệu người con xa quê

Mở đầu nhạc phẩm, Anh Bằng viết “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu”. “Hà Nội” ở đây không còn là một địa danh riêng của tác giả mà là trở thành mỗi nơi cho mỗi người nghe nhạc. Bởi nếu ai cùng chung hoàn cảnh phải rời xa quê hương, xa người yêu thì đều cảm thấy đồng cảm, thấy xốn xang, nhớ nhung….

Chàng thanh niên ấy luôn nhớ về quê nhà, nhớ người yêu cũ. Khi nỗi lòng chất ngất dâng cao, mới gọi tên quê tha thiết. Vậy nên, trong “Nỗi lòng người đi” mới có câu: “Hà Nội ơi nào biết ra sao bây giờ”?

Tiếp đó, tác giả nhớ về hình ảnh “Ai đứng trông ai ven hồ, khua nước trong như ngày xưa”. Hình ảnh xưa đơn sơ nhưng đẹp đẽ, vẽ lên hình ảnh người con gái đang mòn mỏi đứng ngóng trông người yêu. Những lần hẹn hò bên hồ nữa hữu tình vẫn còn sống mãi trong ký ức. Nhưng rút cuộc đó vẫn chỉ là cảnh cũ người xưa.

“Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu trăng tròn đắm say”. Tuổi mười sáu, ấy là cái tuổi trăng tròn mộng mơ, chưa  nếm khổ lụy. Tuổi mười sáu đong đầy hi vọng… 

Sau chuỗi cung trầm thương tiếc là tiếng thảng thốt “Bạn lòng ơi” như giục giã bao kỷ niệm êm đềm ùa về. Đó là tình yêu thơ mộng thanh thoát với tiếng đàn lời ca bên nhau, cứ tưởng là bền lâu mãi mãi, đâu ai nghĩ đến có một ngày sẽ khóc tình duyên ngăn cách “Nay khóc tơ duyên lìa tan”.

Những lời ca buồn khiến người nghe chùng lòng vài nhịp nhưng cũng thấu cảm trước tấm chân tình của chàng trai, nỗi nhớ quê hương, nhớ người yêu da diết…



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-noi-long-nguoi-di-cua-anh-bang-9

“Thăng Long ơi”, tiếng gọi quê hương da diết. Với chàng thanh niên ấy, dù gặp muôn vàn đắng cay trên đường đời nhiều gió cuốn hoa trôi thì “Hồ Gươm vẫn chưa phai mờ”. Người nghe nhạc cảm nhận được nỗi nhớ quê theo từng nốt nhạc thăng trầm thương tiếc, nói lên tình son sắt của người xa quê có đi đâu cũng hoài nhớ thương.

“Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui. Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi” – giữa Sài Gòn hoa lệ, sầm uất vậy mà tâm trí người thanh niên chỉ nghĩ về Hà thành nơi có những hình ảnh quen thuộc như Hồ Gươm, cây đa, sân đình và cả người yêu cũ… 

“Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời. Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi…”. Có lẽ, chỉ nhạc sĩ Anh Bằng mới có thể “hái” được “hoa tên” để dâng cho đời. Đó là một bản tình ca buồn nhưng đẹp và dần trở thành bản tình ca bất hủ tâm sự hết buồn thương nhớ của “Nỗi lòng người đi”.

Với những tâm sự chất chồng, lời ca thấm đẫm tình quê, Anh Bằng đã tạo nên một tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng mà hầu hết người yêu nhạc đều từng ngân nga hát ca.

Nỗi lòng người đi và câu chuyện nhạc sĩ vô danh “nhận vơ”

Cách đây vài năm, có một nhạc sĩ vô danh đã nhận “Nỗi lòng người đi” là của mình. Theo lời nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha thì vào một ngày cuối thu Hà Nội, ông Khúc Ngọc Châu – người từng chơi cello cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đã đến gặp và chia sẻ rằng: Ông có bài thơ về tổ tiên được khắc trên bia đá tại đền thờ họ Khúc ở quê. Rồi ông kể về hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi” mà chính ông là tác giả với cái tên ban đầu “Tôi xa Hà Nội”.

Ông Chân sinh năm 1963 (phố Tô Tịch, Hà Nội). Ở tuổi thanh xuân cũng là khi cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra sắp vào hồi kết, các thanh niên Hà Nội nơm nớp bị bắt lính, đưa ra chiến trường. Để thoát khỏi cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Làm tại đây, vừa không bị bắt đi lính, vừa được làm nửa ngày. 

Ông Chân kể rằng, bản thân yêu âm nhạc, đã đến học đàn thầy Wiliam Chấn ở Tây Hồ. Qua học thầy mà quen thiếu nữ Nguyễn Thu Hằng (kém 2 tuổi). Hai người dần nảy sinh tình cảm và những ngày đầu yêu nhau thường hẹn hò bên bờ hồ Gươm. 



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-noi-long-nguoi-di-cua-anh-bang-6

Sau ngày giải phóng Thủ đô, ông Chân theo gia đình về quê. Khi trở về Hà Nội, ông mới biết gia đình người yêu đã chuyển xuống Hải Phòng, chờ di cư vào Nam. Ông tìm về Hải Phòng chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar, ông đã viết “Tôi xa Hà Nội” tại khách sạn Cầu Đất (Hải Phòng). Ông đã ghi lại những bâng khuâng của mình trong suốt mấy tháng xa nhau. Những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Phòng, họ yêu nhau, hẹn hò, hẹn ước nàng vào Sài Gòn trước, chàng vào sau.

Ông Chân còn kể rằng, ông viết “Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi” là viết rất thực về những ngày sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội. Đến khi ông viết “Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời” là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự do. Ông Chân cũng kể rằng sau khi viết xong đã tập cho nàng hát. Khi ấy là vào cuối tháng 11/1954. 

Khi nhận “Nỗi lòng người đi” hay “Tôi xa Hà Nội” là của mình, ông Chân còn khẳng định không có ý tranh chấp tác quyền. Ông cũng khẳng định, bản thân có nhiều bài còn hay hơn bài hát nổi tiếng kia, đáng tiếc là chưa bài nào của ông được vang lên… 

Trên trang web của Cục nghệ thuật biểu diễn, bài hát “Nỗi lòng người đi” được ghi rõ là của nhạc sĩ Anh Bằng, định cấp phép số 224/QĐ-NTBD, ngày 28/05/2012.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...