Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên


CA KHÚC “KHÔNG”

  • Tên ca khúc: Không
  • Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9
  • Thể loại: Nhạc trữ tình
  • Năm phát hành: 1970
  • Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”

Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, “Không” là bài hát thay đổi cuộc đời ông, từ chàng nhạc công trở thành một nhạc sĩ. Tháng 8 năm 1970, ông có một chuyến đi sang Nhật biểu diễn tại hội chợ Osaka cùng ca sĩ Khánh Ly. Trong lúc đứng chờ thang máy lên khách sạn, thấy ông mang gương mặt buồn buồn, Khánh Ly mới lên tiếng chọc ghẹo về mối tình đầu dang dở của ông: “Còn thương nó không bạn”.

Sẵn cây đàn guitar trong tay, Nguyễn Ánh 9 gảy lên vài nốt nhạc rồi ngẫu hứng cất tiếng: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…”.

Mối tình đầu được nhắc đến ở đây là cô gái ông yêu năm 18 tuổi. Đến năm 1970, lúc sáng tác ca khúc “Không” ông đã 30 tuổi, lấy vợ được 5 năm. Nhưng có lẽ trong lòng vẫn mang nặng tâm tư với người cũ và thường xuyên tâm sự với bạn bè nên ca sĩ Khánh Ly mới buông lời trêu như vậy.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-cha-de-ca-khuc-toi-khong-con-yeu-em-nua (9)
Ca khúc “Không” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Xong đợt công tác ở Nhật, lúc quay về Việt Nam, Khánh Ly đã đề nghị nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hoàn thành ca khúc. Ngẫm nghĩ hồi lâu ông đồng ý và chỉ trong thời gian ngắn nhạc phẩm “Không” ra đời. Ban đầu ông lấy tự là “Không, không… Tôi không còn yêu em nữa”. Nhưng sau chỉ rút gọn lại còn mỗi từ “Không” suy nhất.

Ca khúc này được ca sĩ Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa mang tên “Tình ca quê hương”. Sau đó, Elvis Phương hát lại và “Không” đã trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với sự nghiệp ca hát của chàng danh ca này.

Đôi lời bình phẩm về ca khúc “Không”

Năm 2010 nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng thổ lộ trên báo về mối tình đầu của mình như sau: “18 tuổi, tôi gặp mối tình đầu của mình. Hai người tình thơ cứ thế cuốn vào đam mê choáng váng mãnh liệt. Nhưng dường như là số phận, những mối tình đẹp thường khó vẹn toàn. Gia đình cô gái không đồng ý cho con gái mình yêu chàng nhạc công nghèo, sống lang bạt kỳ hồ. Dùng mọi cách vẫn không ngăn được lòng đôi trẻ, thế là cha mẹ cô dùng kế ly gián, gây nghi ngờ, hờn giận cho hai người. Để cách ly đôi trẻ, cô ấy còn bị cha mẹ bắt sang Pháp sống để hoàn toàn cách biệt mối tình “rồ dại” này…

Năm 1965, tôi lập gia đình và tin tưởng những giông bão của mối tình đầu sẽ cứ vậy ngủ yêu. Sau khi lấy vợ, tôi chăm chút cho gia đình bằng tất cả trách nhiệm và tình yêu với vợ con. Nhưng, sau tất cả những điều ấy, tôi vẫn không giấu được lòng mình. Tôi mắc nợ trọn kiếp với người bạn đời của mình. Bởi tình yêu đã vĩnh viễn câm lặng trong tôi, trái tim tôi không còn cảm xúc với người con gái khác sau mối tình đầu”.



nhac-si-nguyen-anh-9-la-ai-va-cha-de-ca-khuc-toi-khong-con-yeu-em-nua (10)
Lời bài hát “Không” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Vì ôm mãi nỗi day dứt, khoắc khoải về mối tình đầu, nên lúc được ca sĩ Khánh Ly hỏi, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mới đau đớn buông tiếng đàn:

“Không! Không!

Tôi không còn yêu em nữa

Không! Không!

Tôi không còn yêu em nữa

Không! Không!

Tôi không còn yêu em nữa em ơi…”

Từng tiếng “Không” vang lên nghe tưởng chừng như quyết liệt, nhưng ẩn chứa đằng sau đó lại là nỗi lòng nát tan của chàng nhạc sĩ si tình. Nói không yêu em nữa, nhưng trong lòng đâu nghĩ thế. Trái tim này vẫn chôn chặt bóng hình em cùng mối tình dang dở.

“Tình mình có nghĩa gì đâu

Tình mình đã lắm thương đau

Tình mình gian dối cho nhau

Thôi đành hẹn lại kiếp sau…”

Nhưng biết sao được em ơi, tình đẹp là tình dang dở, đâu phải ai yêu nhau cũng đến được với nhau. Kiếp này anh với em có duyên không phận, thôi đành hẹn lại kiếp sau.

Tình đầu là mật ngọt, là rượu say, là trọn vẹn nồng nàn nhưng cũng đáng chát muôn phần….

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (1940 – 2006) là “cha đẻ” của những bản nhạc tình bất hủ như: Không, Ai đưa em về, Buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa, Cô đơn, Bơ vơ, Mùa thu màu nâu,…

Ngoài ra, ông còn được biết đến với vai trò nhạc công piano nổi tiếng từ trước năm 1975, từng hợp tác đệm đàn cho nhiều danh ca nổi tiếng của Sài Gòn như Thái Thanh, Cẩm Ly,…

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sáng tác không nhiều, nhưng bài hát nào của ông cũng mang đậm khung bậc cảm xúc của chính mình, khiến người nghe chìm vào không gian tình yêu khắc khoải, day dứt.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Học sinh hành khúc” gắn liền với phong trào “Trả Ơn” ở thập niên 1950
[ad_1] VỀ CA KHÚC "HỌC SINH HÀNH KHÚC" Tên ca khúc: Học sinh hành khúc Nhạc sĩ sáng tác: Lê Thương Năm ra đời: Thập niên 1950 "Học sinh là...

Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
Ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” – lời tụng ca dành cho mối tình thơ nhạc trong sáng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI" Tên ca khúc: Chỉ chừng đó thôi Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm sáng tác: 1975 Ca sĩ...

Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
Nỗi buồn vô vọng trong ca khúc “Mắt lệ cho người”: “Vàng câu tình cũ gửi vời theo đời”
[ad_1] CA KHÚC "MẮT LỆ CHO NGƯỜI" Tên ca khúc: Mắt lệ cho người Sáng tác: Từ Công Phụng Thể loại: Tình ca Năm ra đời: Sau 1975 Ca sĩ...

TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
TOP 3 THƯƠNG HIỆU GUITAR ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRÊN THẾ GIỚI
[ad_1] Guitar là một loại nhạc cụ thông dụng và nhiều người chơi hơn cả. Do vậy, trên thế giới thị trường đàn Guitar luôn hoạt động một cách sôi...

Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Top 10 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
[ad_1] Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một nhạc sĩ lớn, ông sáng tác đa diện và ở mặt nào cũng có những tác phẩm đặc sắc, đóng góp vào...

Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
Sự thật phía sau mối “tình bơ vơ” giữa nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Lam Phương và danh ca Bạch Yến Nhạc sĩ Lam Phương (1937 - 2020) là một trong những tên tuổi nổi bật của làng nhạc...

Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
Ca khúc “Yêu” của nhạc sĩ Văn Phụng: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”
[ad_1] CA KHÚC "YÊU" Tên ca khúc: Yêu Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Phụng Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niêm 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu...