“Gửi cho mây ngàn bay” – Tình khúc thu đạt đến đỉnh cao tuyệt tác tuyệt mỹ


CA KHÚC “GỬI GIÓ CHO MÂY NGÀN BAY”

  • Tên các khúc: Gửi gió cho mây ngàn bay

  • Nhạc sĩ sáng tác: Đoàn Chuẩn

  • Năm phát thành: 1955

  • Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Lệ Thu,…

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Gửi gió cho mây ngàn bay”

Không gian mơ màng, lãng đãng của thu đã trở thành đề tài tuyệt diệu vô tận trong âm nhạc, từ những nhạc sĩ tiên phong như Đặng Thế Phong, Văn Cao cho đến Cung Tiến, Đoàn Chuẩn và sau nữa là Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên. Trong số những người từng đưa thu vào cung nhạc, Đoàn Chuẩn được mệnh là “nhạc sĩ của mùa thu”, bởi ông sở hữu đến 11 tình khúc thu nổi tiếng.

Lúc sinh thời, ông cũng từng dành không ít lời tán tụng mùa thu: “Trời đất cho ta đủ cả 4 mùa, duy chỉ có mùa thu là mùa của tình yêu, nởi mùa hè thì oi bức ồn ào, mùa đông lại lạnh giá cô quạnh, còn mùa xuân vạn vật lại mải miết rong chơi”. 

Trong những tình khúc mùa thu của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, ca khúc “Gửi gió cho mây ngàn” được xem là khúc ca tuyệt mỹ nhất. Bởi ngay trong lời đề từ, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã bay bổng viết rằng: “Trên chiếc xe màu xanh lá cây đẹp, bên cạnh một người đẹp áo xanh, trong lòng chàng nhạc sĩ đa tình ngổn ngang những đám mây thu cao tít trên kia. Thế là âm thanh cứ ùa a, cứ như lá thu vàng, từng cánh từng cánh rơi xuống âm thầm trên đất xưa”.

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn chưa từng tiết lộ danh tính của “người đẹp áo xanh” được ông nhắc đến trong lời đề từ. Vì thế mà những lời đồn đoán xoay quanh về bóng hồng này xuất hiện rất nhiều.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gui-gio-cho-may-ngan-bay-nhac-si-doan-chuan
Bìa ca khúc “Gửi gió cho mây ngàn bay” của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Có người cho rằng, người đẹp đó là nữ ca sĩ Thanh Hằng (sau này là NSUT Lệ Hằng), bóng hồng gắn liền với ca khúc “Tà áo xanh” nổi tiếng, được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết tặng riêng. Bởi trong một lúc sinh thời bà có kể lại rằng, mình rất thích mặc áo xanh. Và chính nghệ sĩ Đoàn Đính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cũng từng lên tiếng trong một chương trình rằng bóng hồng trong ca khúc ấy là Thanh Hằng.

Nhưng trong một giai thoại khác, thì mọi người lại cho rằng ca khúc “Gửi gió cho mây ngàn bay” là Đoàn Chuẩn viết tặng cho nữ danh ca Mộc Lan. Cụ thể, trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996 của nhạc sĩ Lê Hoàng Long, ông có nhắc tới bài hát này được Đoàn Chuẩn viết để gửi tặng cho danh ca Mộc Lan, nằm trong bức thư tình ông gửi từ Hải Phòng vào Sài Gòn cho người đẹp, viết trong tâm thế của một người lai láng ái tình. Và cũng nhờ bức thư tình này mà cả hai đã nên duyên với nhau.

Những lời đồn đoán cứ thế xuất hiện, không ai biết chính xác “người đẹp áo xanh” nào đã khơi lên nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ đa tình viết nên ca khúc này. Chỉ biết rằng, những giai điệu lãng mạn, bay bổng, tinh tế trong tình khúc “Gửi gió cho mây ngàn bay” đã làm thổn thức bao trái tim của người yêu nhạc suốt gần 70 năm qua.

Đôi lời bình phẩm ca khúc “Gửi gió cho mây ngàn bay”

Với bao tà áo xanh đây mùa thu

Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ

Lá vàng từng cánh rơi từng cánh

Rơi xuống âm thầm trên đất xưa

Chỉ với vài câu hát giản dị, cảnh sắc mùa thu đã được chàng nhạc sĩ hào hoa lột tả vô cùng thi vị và thơ mộng. Giữa khung cảnh mùa thu lãng mạn ấy, chàng trai nâng bước chân lặng lẽ, dạo bước qua những con đường quen. Bất chợt, tà áo xanh thân thuộc ngày nào lướt qua trước mặt, chàng sững người lại, tim nhói lên, cố đưa mắt nhìn theo nhưng vô vọng. Lá vàng từng cánh rơi xuống trên vùng đất xưa kỷ niệm, hệt như những giọt lệ ẩn giấu sâu trong đáy lòng, lặng lẽ tiếc thương cho mối tình xưa.

Gửi gió cho mây ngàn bay

Gửi bướm muôn màu về hoa

Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư

Về đây với thu trần gian



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gui-gio-cho-may-ngan-bay-nhac-si-doan-chuan-2


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-gui-gio-cho-may-ngan-bay-nhac-si-doan-chuan-1

Gửi gió cho mây ngàn bay

Gửi phím tơ đồng tìm duyên

Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân

Về đôi mắt như hồ thu

Cảnh thu đẹp nhưng cũng buồn lặng đến tên người, bởi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Mùa thu vẫn vậy, vẫn đẹp như thế duy chỉ có lòng người thay đổi. Đứng giữa khung cảnh ấy, chàng trai chỉ mong gửi gió để xua tan đi những đám mây mù trên bầu trời thu đang phủ bóng xuống tâm hồn chàng. Để cơn gió thổi bay đi những sầu não, bi lụy trong lòng. Cơn gió hãy gửi cả ánh trăng dịu dàng, gửi cả “phím tơ đồng tìm duyên” để chàng cất lên khúc tình ca tươi đẹp mới. Và đặc biệt, gửi cho chàng lá thư màu xanh, nhất định phải là mau xanh bởi với chàng đó là màu của ái ân, của hy vọng, của áo mỏng người tình và của cả tương lai.

Thấy hối tiếc nhiều

Thuyền đã sang bờ

Đường về không lối

Giòng đời trôi đã về chiều

Mà lòng mến còn nhiều

Đập gương xưa tìm bóng

“Thuyền đã sang bờ/ Đường về không lối”, biết là chuyện tình mình vô vọng, nhưng lòng chàng vẫn còn vấn vương, vẫn còn thương lắm. Từng câu hát giản dị nhưng đầy sâu lắng, thấm thía. Có lẽ, chàng nhạc sĩ hào hoa Đoàn Chuẩn đã rút cạn lòng mình vào ngòi bút để viết nên những câu từ hay và tình đến vậy!

Nhưng thôi tiếc mà chi

Chim rồi bay, anh rồi đi

Đường trần quên lối cũ

Người đời xa cách mãi

Tình trần khôn hàn gắn thương lòng

Nhớ nhung đến nỗi chàng phải đập “gương xưa tìm bóng”, nhưng hỡi ơi, chỉ thấy gương vỡ, tay đâu chứ bóng dáng người xưa nào xuất hiện. Tỉnh cơn mộng ảo, chàng mới tự nói với chính mình “thôi tiếc mà chi”, duyên phận cũng cạn rồi, có níu, có kéo thì cũng ích chi đâu. Cuộc tình xưa phôi xa, người cũng đã như cánh chim bay về phương trời khác. Chàng phải quên thôi, đâu thể đứng đó hoài nhớ thương một con thuyền đã bước sang ngang. Chàng quay bước đi, ôm theo mối thương lòng mãi chẳng thể hàn gắn của mình.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
Nhạc sĩ Hoàng Nguyên: Người “đội vương miện” cho nhan sắc Đà Lạt
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG NGUYÊN Tên thật: Cao Cự Phúc Nghệ danh: Hoàng Nguyên Ngày sinh: 1930 - 1973 Quê quán: xã Diễn Bình, huyện Diễn...

HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
HỢP ÂM CHẶN TRÊN GUITAR – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
[ad_1] Hầu hết các nhạc cụ dây có phím đàn như guitar đều có hợp âm chặn và chúng thực sự gây đau tay. Tuy nhiên, chúng giúp bạn hiểu rõ...

ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
ÂM NHẠC THỜI KỲ LÃNG MẠN (1820-1910)
[ad_1] Thời kỳ đầuĐầu thế kỷ 19, các tác phẩm âm nhạc của trường phái cổ điển Vienna với những tên tuổi như Haydn, Mozart, Beethoven chiếm lĩnh toàn bộ...

Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
Chân dung người vợ tào khang đứng sau đời nghệ thuật thăng hoa của nhạc sĩ Huy Du
[ad_1] Gần 50 năm gắn bó, PGS TS, nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung không chỉ là người vợ, còn là người bạn, người đồng nghiệp thân thiết giúp nhạc sĩ...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA UMBERTO GIORDANO (1867-1948)
[ad_1] Khi nói đến opera verismo (chân thực) – trường phái opera bao trùm lên nước Ý vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với...

Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
Nhạc sĩ Hoàng Quý: Người tài mệnh yểu đã đi cùng dân tộc đến hơi thở cuối cùng
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG QUÝ Tên thật: Hoàng Kim Hải sau đổi thành Hoàng Kim Quý Nghệ danh: Hoàng Quý Năm sinh: 1920 Năm mất: 1946...

Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
Tuấn Vũ – Sơn Tuyền: Cặp song ca tiêu biểu của nhạc vàng thập niên 1990
[ad_1] Tuấn Vũ - Sơn Tuyền là cặp song ca nổi đình nổi đám ở thập niên 1990 với những nhạc phẩm bất hủ như: Vườn tao ngộ, Tình ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....