“Đệ nhất đào võ” Diệu Hiền và ký ức về vụ cháy tàu thảm khốc khiến bà rơi vào tình cảnh “thập tử nhất sinh”, suýt phải bỏ nghề


NSƯT Diệu Hiền là một nghệ sĩ cải lương nức tiếng một thời. Bà sở hữu chất giọng nội lực, khả năng diễn xuất ấn tượng, chuyên trị những vai đào võ hiên ngang, mạnh mẽ. Vào thập niên 1960 – 1970, Diệu Hiền tham gia nhiều đoàn hát cải lương nổi tiếng. Bà tham gia các đoàn hát như Kim Chung, Thống Nhất,… được tin tưởng giao cho vai đào chánh. Khán giả vô cùng yêu thích bà, gọi mà là “đệ nhấtđào võ.

Chỉ tiếc, vào đúng lúc đang đỉnh cao sự nghiệp, nữ nghệ sĩ lại bị tai nạn thảm khốc, khiến cho bản thân bị bỏng nặng, sức khỏe suy yếu. NSƯT Diệu Hiền từng kể lại vụ tai nạn này trong một video trên Youtube cá nhân. Đó là vào năm 1979, khi nữ nghệ sĩ cải lương đang theo hát của đoàn Hương Tràm, thường biểu diễn ở các tỉnh miền Tây. Khi ấy, họ đang đi tàu tới vùng U Minh, đến đêm thì dừng tàu nghỉ ngơi.

Vì sợ đom đóm, Diệu Hiền xin phép mọi người không lên bờ, ngủ ngay dưới tàu. Đang ngủ, bà hốt hoảng bật dậy khi nghe thấy có tiếng gọi, đúng lúc tàu đang bị nước tràn vào. Người lái tàu và các nghệ sĩ liền đổ xăng vào máy bơm, hi vọng có thể bơm nước ra khỏi tàu. Quýnh quáng thế nào, họ đổ tràn xăng ra ngoài, mà lúc ấy Diệu Hiền còn đang ở trong tàu tìm đồ đạc.



nsut-dieu-hien-ke-lai-vu-chay-tau-khien-ba-thap-tu-nhat-sinh
NSƯT Diệu Hiền ngày trẻ

Bà nhớ lại: “Một người cầm đèn bão vì nóng quá nên họ ném vào phía tôi. Lúc đó xăng đang tràn dưới sàn nên làm lửa bùng lên. Mọi người hốt hoảng nhảy xuống sông rồi bơi vào bờ, còn tôi đứng trong kẹt nên không leo ra được. Lúc đó tôi cũng còn giận anh Út Hậu nên cứ nghĩ đứng đây cho chết luôn cho rồi. Chứ nghệ sĩ mang tật thì ra làm gì”.

Nhưng rồi, bà lại nghe loáng thoáng tiếng đồng nghiệp gọi bà thảm thiết. Nữ nghệ sĩ liền nghĩ lại, rồi thương các con bơ vơ không nơi nương tựa, liền tìm cách nhảy xuống sông tìm cách thoát thân. Lúc ấy, bà đã bị bỏng nặng, lúc ngoi lên bờ thì được một đồng nghiệp kéo vào. Anh kép độc này nói: “Da thịt của chị Diệu Hiền dính vô trong đồ tôi hết rồi”.

Các thành viên đoàn hát vội vã đưa “đệ nhất đào võ” vào bệnh viên ở Cà Mau chữa trị. Diệu Hiền nhớ lại: “Đi đến đâu tôi cũng nghe mọi người la lên. Vì mọi người thấy mặt tôi, mọi người sợ quá”. Mấy ngày sau đó, bà cứ nửa tỉnh nửa mê, miên man trong cơn nguy kịch. Trong một lần tỉnh táo, bà nói với bác sĩ rằng: “ếu bác sĩ có cứu tôi sống được, thì để tôi tự về nhà. Nếu chẳng may tôi chết, bác sĩ hãy nói với người thân tôi rằng tôi vượt biên rồi, chứ đừng nói tôi đã mất”.



nsut-dieu-hien-ke-lai-vu-chay-tau-khien-ba-thap-tu-nhat-sinh
NSƯT Diệu Hiền từng rất thân thiết với cố NSƯT Vũ Linh

Người học trò và cũng là người em thân thiết của bà – cố nghệ sĩ Vũ Linh vội vã hủy hết sô diễn để đi thăm. Thấy Diệu Hiền thương nặng trong bệnh viện, ông gần như ngất xỉu. Vũ Linh từng kể lại rằng, ban đầu ông tưởng đấy là tin đồn, nhưng khi biết người thầy của mình gặp nạn thật, ông liền nghỉ hát và đi thăm bà. Lúc ấy, ông có nói: “Chị bị thế này em cũng không diễn được đâu”.

Vũ Linh từng thừa nhận rằng, “đời mình ngang dọc không ngán ai, chỉ sợ mỗi Diệu Hiền”. Bà vừa là thầy dạy nghề, vừa là mẹ, vừa là chị đã dạy dỗ ông những ngày đầu tiên đi hát cải lương. Cũng vì thế, khi Diệu Hiền gặp nạn, ông không ngần ngại đứng ra chăm sóc, giúp đỡ. Chỉ cần bà muốn, “ông hoàng Hồ Quảng” Vũ Linh sẽ có mặt, cho bà tiền mua đất, sửa nhà,…

Suốt mấy tháng trời nữ nghệ sĩ nằm viện, nghệ sĩ Vũ Linh ở lại nấu ăn, chăm sóc đàn chị. Sau đó, một người quen khác ngỏ ý chăm sóc thay để anh đi hát trở lại. Dần dần, sức khỏe của Diệu Hiền hồi phục nhưng cánh tay bị ảnh hưởng nặng nên thành tật. Điều này khiến bà từng nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Song nhờ sự nỗ lực của bản thân, cũng như sự động viên, ủng hộ của bạn bè, bà dần hồi phục và trở lại với nghệ thuật. Về sau, khi sân khấu cải lương thoái trào, bà dần rời xa nghề, chỉ còn tham gia vào sự kiện khi được bạn bè thân thiết mời.



nsut-dieu-hien-ke-lai-vu-chay-tau-khien-ba-thap-tu-nhat-sinh
Diệu Hiền chọn an dưỡng tuổi già trong viện dưỡng lão bên đồng nghiệp

Ở tuổi U80, sức khỏe của “đệ nhất đào võ” một thời sa sút dần. Bà mắc nhiều bệnh về tim, gai cột sống… Cách đây không bao lâu, bà bị ngã, được đưa đi cấp cứu, con gái vào viện chăm. Chứng thấp khớp cũng khiến hai gối bà yếu hẳn, đi lại phải có người dìu. Thay vì ở với con cái, bà chọn vào Viện dưỡng lão nghệ sĩ, sống quây quần với đồng nghiệp cùng cảnh ngộ. Tuy rằng thời huy hoàng đã rời xa, nhưng NSƯT Diệu Hiền vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...