CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PIETRO MASCAGNI (1863-1945)


Trong lĩnh vực văn học, có trường hợp nhà văn nổi tiếng và lưu danh hậu thế bởi một tác phẩm duy nhất, dù rằng trong cuộc đời cầm bút của mình, đã sáng tác ra rất nhiều tác phẩm. Quy luật của thời gian là vậy. Với thế giới âm nhạc, cũng có không ít nhà soạn nhạc được biết đến chỉ với duy nhất một tác phẩm. Pietro Mascagni cũng là một trường hợp như thế. Sự nghiệp sáng tác của ông không chỉ có duy nhất một vở opera Cavalleria Rusticana (Hiệp sĩ làng quê) mà còn có cả 14 vở opera và một số tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc khác nhưng chỉ có Cavalleria rusticana là đưa ông lên hàng các nhà soạn nhạc vĩ đại về opera.

Pietro Antonio Stefano Mascagni (1863-1945)
 

Pietro Antonio Stefano Mascagni sinh ra tại Livorno, Tuscany ngày 7 tháng 9 năm 1863 và là con trai thứ của cặp vợ chồng ông thợ làm bánh Domenico và Emilia Mascagni. Từ nhỏ, Mascagni đã là bạn thân của cậu bé sinh cùng năm  (“Nanni”), người sau này đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp âm nhạc của mình. Phần lớn các vở opera của Mascagni đều do người bạn tri kỷ này viết libretto, trong đó có cả vở Cavalleria rusticana nổi tiếng.

Ông Domenico muốn con trai của mình trở thành một luật sư nhưng sự say mê âm nhạc đã khiến Pietro Mascagni thuyết phục bố cho mình học nhạc. Mascagni ghi danh tại lớp học của thầy Alfredo Soffrdini (1854-1823), người đã sáng tác Isituto Musicale di Livorno. Năm 16 tuổi, Mascagni đã viết Giao hưởng giọng Đô thứ và một số tác phẩm khác như Kyrie, Pater. Hai năm sau, ông sáng tác bản cantata In Filanda, lời do chính thầy Alfredo Soffrdini viết. Bản cantata đã được gửi tới tổ chức Trung tâm  triển lãm quốc gia Milan, nơi đã tổ chức nhiều cuộc thi. Mascagni đã giành giải nhất, đây là cái mốc đầu tiên đem đến sự nổi tiếng cho ông tại thành phố Milan.

Cũng trong năm 1881, Mascagni tham gia cuộc thi Gran Fiera và gặp được nhà soạn nhạc Amilcare Ponchielli, người đã viết cho ông những dòng kêu gọi đầy trìu mến: “Hãy đến Milan! Hãy đến Milan! Hãy cố gắng và đến đây. Ở đây, em sẽ tìm thấy một không gian âm nhạc, lắng nghe âm nhạc và đó là tất cả.”

Ông Domenico quyết định đưa con trai mình đến thành phố của La Scala và Mascagni nhận được sự tài trợ hàng tháng từ bá tước Florestano de Larderel. Năm 1882, ông đến Milan. Những dòng ghi lại đã nói lên sự hứng khởi của ông về cuộc sống mới: “Căn phòng nơi tôi ở trọ thật tuyệt vời. Cám ơn Chúa, tôi đang hết sức khỏe mạnh. Bây giờ tôi sẽ đi gặp Ponchielli và hai tiếng rưỡi nữa, tôi sẽ đi dự một buổi concert tại La Scala.” Tuy nhiên, khoản trợ cấp chỉ vỏn vẹn đủ để Mascagni theo học (ông không có piano vì không đủ tiền mua) và để cải thiện tình hình, ông phải chơi double bass tại nhà hát Dal Verme và cả dạy hát. Những công việc nho nhỏ như thế đã đem lại cho ông niềm say mê với những trang phục tao nhã: trong buổi lễ ra mắt tại La Scala, ông đã xuất hiện trong một bộ áo đuôi tôm và đến buổi kiểm tra thi vào trường Âm nhạc bằng một bộ mặc buổi sáng.

Trong năm 1883, ông sáng tác bản Elegy về cái chết của Wagner và tham dự cuộc thi Bonetti với bản phối cho dàn nhạc của nhà hát opera Pinotta, tuy nhiên tác phẩm không được công nhận vì gửi quá muộn. Ông quyết tâm năm đầu tiên ở trường Âm nhạc sẽ phải lọt vào tốp dẫn đầu nhưng lại liên tiếp vi phạm kỷ luật của nhà trường vì không hiểu nổi những điều luật hà khắc này. Ông viết Intermezzo cho vở Il sogno di Ratcliff và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhạc trưởng nổi tiếng Franco Faccio. Vị nhạc trưởng này còn muốn đưa cả phần Intermezzo này vào chương trình hoà nhạc của mình. Giám đốc Nhạc viện Bazzini lại phản đối và cho rằng “đây là thứ âm nhạc cho người điên!” Ông ta muốn mọi việc phải nhận được sự cho phép của mình đã. Vì thế, Mascagni bị đuổi khỏi trường.

Để kiếm sống, ông đã tham gia vào một nhóm operetta lưu động với vai trò như một nhạc trưởng và viết operetta Il Re a Napoli. Tác phẩm này được dựng ở Cremona vào năm 1885. Ông cảm thấy mệt mỏi vì cuộc sống nay đây mai đó và cả “thế giới của  thói đời lắm chuyện thị phi, đố kỵ, tin đồn nhảm”. Vì thế chỉ một năm sau, ông quyết định lập gia đình với Argenide Marcellina Carbognani (Lina) và cùng mong ngóng sự ra đời của đứa con đầu. Ông chuyển đến Cerignola với lời mời dạy học cho một trường âm nhạc thiếu nhi và là giám đốc của dàn nhạc Philharmonic. Mascagni ra đi mà không cần đến sự đồng ý của Luigi Maresca, ông bầu đoàn operetta. Maresca hết sức giận dữ còn Mascagni gửi lại những dòng chữ “Như một võ sĩ đấu bò, tôi vẫn lao theo dấu hiệu từ vũ khí của mình. Tôi đã từng phản ứng lại nhưng những nghệ sĩ có thứ hạng của đoàn lại muốn đưa tôi vào nhà thương điên. Tôi không ấn tượng gì về cách xử sự này. Con người có quyền thay đổi bản hợp đồng của mình và quyết định lựa chọn con đường mới, tôi đã làm như vậy bởi tôi không bị ràng buộc với bất kỳ nghĩa vụ nào.”

Ở Cerignola, Mascagni đã viết tác phẩm Messca di Gloria tuyệt diệu của mình và được hoàn thiện với phần sáng tác của Guglielmo Ratcliff, người ông đã chọn làm việc cùng với mình một năm. Sự khủng hoảng của ngành nông nghiệp tại đây vào năm 1889 đã ảnh hưởng đến nghề nghiệp của ông. Hy vọng lớn nhất của ông lúc này là chờ đợi cuộc thi Sonzono bởi ông đặt tất cả mong ước vào vở opera mới Cavalleria Rusticana.

Vào tháng 5 năm1890, báo chí đưa tin về giải thưởng của Cavalleria Rusticana tại cuộc thi này và ngay lập tức, không thể kể xiết những lời tán tụng gửi đến nhà hát Costanzi. Vở opera mới của ông đã được được đưa vào danh sách các vở diễn của những nhà hát hàng đầu thế giới. Điều đáng kinh ngạc là Cavalleria Rusticana đã giành được thành công ở khắp mọi nơi và trở thành sự kiện nóng hổi, đặc biệt có tới 60 nhà hát khác nhau diễn Cavalleria Rusticana cùng buổi tối. Cavalleria Rusticanađã đưa tên tuổi của Mascagni lên ngang hàng với các nhà soạn nhạc opera tên tuổi của Italia như như Pucini, Dozinetti, Leocavallo, Giordano… Một sự thật hiển nhiên là giờ đây, Mascagni có thể hiến dâng cả đời mình cho sáng tác và chỉ huy.

Năm 1891, ông giới thiệu L’amico Fritz, một tác phẩm trữ tình nhưng không có bóng dáng của sự bi thảm như các tác phẩm trước đó, như thể nhà soạn nhạc dụng ý muốn bóng gió bày tỏ rằng những thành công của Cavalleria Rusticana là nhờ vào bản thân lời thoại và tình tiết đầy kịch tính do Giovanni Verga sáng tác ra.

Người chỉ hát một vở opera

Mascagni còn viết 2 vở operetta (In Re a Napoli), 2 catata, 2 symphony và cantata tặng G.Leopardi, một Satanic Rhapsody cho dàn nhạc và thơ giao hưởng Contemplando la Santa Teresa del Bernini. Không chỉ dừng ở đây, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm viết cho piano, trong đó xuất sắc là Tema di Andante, Sulle rive di Chiaja, Pifferata di Natale, Tomina và vượt lên tất cả là khúc Intermezzo viết vào tháng 10 năm1888. Khúc Intermezzo này đã trở thành cơ sở để hai năm sau Mascagni sáng tác phần Intermezzo nổi tiếng trong Cavalleria Rusticana. Trong bản tổng phổ, ông đã viết dấu hiệu “mô phỏng lời cầu kinh”, khẳng định sự mộ đạo của nhân vật trong tác phẩm này.

Pietro Mascagni mất ngày 2 tháng 8 năm 1945 và hai ngày sau, tang lễ của ông được cử hành trong sự sững sờ, tiếc thương của những người yêu nghệ thuật opera.

(Nguồn: nhaccodien.info)

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với mình:
Facebook
Youtube
Tiktok
Instagram





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hoài cảm”: Nỗi nhớ cố xứ da diết của cậu nhạc sĩ tuổi 15
[ad_1] VỀ CA KHÚC HOÀI CẢM Tên ca khúc: Hoài cảm Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1953 Nằm trong album: Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Danh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lòng mẹ”: Dạt dào tình yêu thương người mẹ tảo tần
[ad_1] VỀ CA KHÚC LÒNG MẸ Tên ca khúc: Lòng mẹ Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Trữ tình Nằm trong album: Không rõ. Ca sĩ thể hiện tiêu...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện loài hoa dang dở”: Lời tiễn biệt mối tình lỡ dở bên loài hoa pensee “hãy nhớ về tôi”
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN LOÀI HOA DANG DỞ Tên ca khúc: Chuyện loài hoa dang dở Nhạc sĩ sáng tác: Y Vũ Thể loại: Nhạc vàng bolero Nằm trong...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”: Khắc khoải mối tình tuổi học trò với cô gái mang tên loài hoa mùa hạ
[ad_1] VỀ CA KHÚC NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG Tên ca khúc: Nỗi buồn hoa phượng. Nhạc sĩ sáng tác: Thanh Sơn. Thể loại: Nhạc trữ tình bolero. Nằm trong album: Thanh...

Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
Ca khúc “Nghìn trùng xa cách”: Tuyệt phẩm về “mối tình đồng trinh duy nhất” của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] VỀ CA KHÚC NGHÌN TRÙNG XA CÁCH Tên ca khúc: Nghìn trùng xa cách Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1968...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Hai vì sao lạc: Hóa ra không phải kể về một câu chuyện tình yêu
[ad_1] VỀ CA KHÚC HAI VÌ SAO LẠC Tên ca khúc: Hai vì sao lạc Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Trước...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Chuyện người trinh nữ tên Thi”: Câu chuyện có thật, kể về đời hồng nhan bạc mệnh của một người con gái
[ad_1] VỀ CA KHÚC CHUYỆN NGƯỜI TRINH NỮ TÊN THI Tên ca khúc: Chuyện người trinh nữ tên thi Nhạc sĩ sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ Thể loại:...

Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
Hoàn cảnh ra đời “Bài Tango cho em”: Nhạc phẩm được “thai nghén” trong men say tình ái
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM BÀI TANGO CHO EM Tên ca khúc: Bài Tango cho em Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: Thập niên...

Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
Hoàn cảnh ra đời “Vũng lầy của chúng ta”: Cuộc tình nồng cháy nhưng đầy trắc trở của Lê Uyên – Phương
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "VŨNG LẦY CỦA CHÚNG TA" Tên ca khúc: Vũng lầy của chúng ta: Nhạc sĩ sáng tác: Lê Uyên Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm...

Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
Hoàn cảnh ra đời “Anh cho em mùa xuân”: Ca khúc hay nhất về mùa xuân, được phổ nhạc vào sáng Mùng 5 Tết
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM ANH CHO EM MÙA XUÂN Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Hiền Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Hãng đĩa: Hãng đĩa Asia Ca sĩ thể...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Đàn bà”: “Tôi sáng tác khi không hề biết gì về lòng dạ của người phụ nữ”
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM "ĐÀN BÀ" Tên ca khúc: Đàn bà Nhạc sĩ sáng tác: Song Ngọc Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: 1984 Nằm trong album: Hương,...