Ca khúc “Duyên kiếp” – Tiếng lòng của Lam Phương về mối tình thuần khiết buổi ban sơ


“Duyên kiếp” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1960, viết với mục đích trình diễn trong vở cải lương mang tên “Duyên kiếp lỡ làng”

Âm nhạc
Amnhac.net

CA KHÚC “DUYÊN KIẾP”

Tên các khúc: Duyên Kiếp

Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương

Năm phát thành: 1960

Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Kim Cương, Thanh Tuyền

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Duyên kiếp”

“Duyên kiếp” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào năm 1960. Ban đầu, bài hát này được viết với mục đích trình diễn trong vở cải lương “Duyên kiếp lỡ làng” của tác giả Hoàng Dũng và người thể hiện đầu tiên trên sân khấu là kỳ nữ sân khấu Kim Cương. Thế nhưng, sau khi vở diễn ra mắt, ca khúc này bất ngờ trở nên nổi tiếng và đứng vững như một nhạc phẩm độc lập. Suốt 60 năm qua, “Duyên kiếp” của Lam Phương đã trở thành một trong những bản tình ca kinh điển của dòng nhạc vàng.

Khi bài hát “Duyên kiếp” nổi tiếng, câu hát mở đầu “Em ơi nếu mộng không thành thì sao” đã trở thành câu cửa miệng thuộc nằm lòng đối với nhiều thế hệ yêu nhạc vàng. Cùng vì quá quen thuộc mà câu hát này của nhạc sĩ Lam Phương được rất nhiều người chế lời và được truyền miệng với nhiều biến thể khác nhau. Theo nhạc sĩ từng chia sẻ, câu hát này được ông lấy cảm hứng từ 2 câu thơ của nhà thơ Diên An là: “Em ơi tình đã lên môi thắm/ Nếu mộng không thành biết nói sao”.



hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-


hoan-canh-ra-doi-ca-khuc-

Nội dung bài hát “Duyên kiếp” nói về những nhẹ nhàng, thuần khiết của tình yêu buổi ban sơ, lúc mà ai cũng mang nhiều mộng tưởng và nỗi lo về tương lai, sợ rằng tình duyên đôi lứa sẽ không thành.

Đôi lời bình phẩm về ca khúc “Duyên kiếp”

Em ơi nếu mộng không thành thì sao

Non cao đất rộng biết đâu mà tìm

Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu

Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu

Tình yêu là thế, dù đang bên cạnh nhau nhưng vẫn cứ lo sợ một mai sẽ mất nhau. Băn khoăn nhiều, suy nghĩ nhiều khiến chàng không khỏi lo âu nếu “mộng không thành” thì “non cao đất rộng” biết đâu tìm nàng. Nếu mà có như thế thật, hai người riêng hai lối rẽ, chắc chỉ biết mong chờ cho duyên kiếp “đưa lối bắc cầu” mà thôi. Vì còn quá yêu nên còn mong chờ vào số mệnh và duyên kiếp, vì lòng còn nhiều hy vọng nên vẫn ôm giấc mộng một ngày mai đôi lứa chung kịp cầu.

Em ơi nhắc lại phút xưa gặp nhau

Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều

Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em

Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng

Rồi lòng chàng bỗng miên man nhớ lại thuở mới gặp nhau. Khi ấy “trên đê vắng người lúc tan chợ chiều” – khúc hát vẽ nên khung cảnh làng quê thanh bình, êm ả khiến người nghe như nhìn thấy, như về lại con đường đê chốn thôn xưa. Ngày ấy, mỗi lần chàng đến tìm, nàng lại thẹn thùng đỏ mặt. Ôi những buổi ban đầu hò hẹn, biết bao giờ lòng mới có thể quên.



doi-net-ve-cam-huong-bong-hong-mot-thuo-trong-am-nhac-cua-lam-phuong (4)
Bìa ca khúc “Duyên kiếp” do ca sĩ Kim Cương trình bày

Em ơi nhớ chăng thuở ấy

Mỗi khi bóng chiều xuống dần

Em về trên quãng đường xa

Gặp em dù không dám cười

Nhìn nhau, nhìn nhau mà lòng vẫn vui

Thuở ấy, mỗi chiều về, nhìn thấy bóng em trên con đường xa, lòng chàng lại rung lên những nhịp bồi hồi, để rồi gặp em lại chẳng dám nở nụ cười. Nhưng dẫu có như thế, chỉ cần nhìn vào mắt nhau, đôi ta vẫn biết tình yêu thế nào. Tình yêu thuở ấy, chỉ cái chớp mắt nhẹ nhàng cũng như nghe hàng trăm nghìn câu nói, chỉ cái liên mắt vô tình cũng khiến đất trời rộn rã cả mùa xuân.

Em ơi phải chăng phút giây ngày ấy

Đôi tim ướp mộng bấy lâu thành lời

Dù rằng đường đời ngăn cách tình ta

Phút giây ban đầu mãi không phai nhòa.

Tình yêu thuở xưa, e ấp đơn sơ nhưng quá đỗi êm đềm. Và những gặp gỡ ấy đã trở thành kỷ niệm khó phai trong trái tim của cả hai người. Câu hát “đôi tim ướp mộng” mà Lam Phương viết vào rất hay, cũng rất tình. Đây là một kiểu viết tượng hình được đánh giá rất cao mà không nhiều nhạc sĩ có thể viết được. Dẫu sao này đường đời có ngăn cách đôi ta, thì những kỷ niệm ấy vẫn sẽ mãi không phai nhòa.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
Nhạc sĩ Lữ Liên và “gia đình nghệ thuật” nổi tiếng
[ad_1] Nhạc sĩ Lữ Liên (1917 - 2012) tên thật là Lữ Văn Liên,  quê ở Hải Phòng. Ông từng theo học tại trường THPT Tiên Lãng và tốt nghiệp...

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Gửi hồn dân tộc trên điệu Tây phương
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC Tên khai sinh: Dương Thiệu Tước Ngày sinh: 1915 - 1995 Quê quán: làng Vân Đình, Hà Nội Nghề nghiệp:...

Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
Ca khúc “Tiếng dân chài” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương: Bức tranh siêu đẹp về cảnh lao động hăng say của người cần lao miền biển
[ad_1] CA KHÚC "TIẾNG DÂN CHÀI" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1950 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Ban hợp ca Thăng...

Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
Hoàn cảnh ra đời “Thương tình ca”: Bản tình ca đích thực gắn với mối tình cao thượng nhất đời Phạm Duy
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG TÌNH CA" Tên ca khúc: Thương tình ca Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1956 Ca khúc "Thương tình...

Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
Giải mã ý nghĩa khác biệt giữa 2 câu hát “trốn phong ba” và “chốn phong ba” trong ca khúc “Thành phố buồn”
[ad_1] THÔNG TIN CA KHÚC "THÀNH PHỐ BUỒN" Tên ca khúc: Thành phố buồn Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát hành: 1970 Thể loại: Nhạc vàng Ca sĩ...

ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
ÂM NHẠC TRONG XÃ HỘI MỚI
[ad_1] Âm nhạc là một phần của cuộc sống. Âm nhạc bây giờ nó không chỉ là nghe để giải trí, nghe để đã tai mà nó còn là một...

NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
NHỊP LẤY ĐÀ LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ NHỊP LẤY ĐÀ
[ad_1] Nhịp lấy đà là gì? Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Sự khác nhau...

Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
Những điều thú vị về “Giọt lệ cho ngàn sau”- CD ăn khách và nổi tiếng nhất của làng nhạc hải ngoại
[ad_1] CD "GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU" "Giọt lệ cho ngàn sau" là album của danh ca Tuấn Ngọc, tập hợp 10 tình khúc được viết bởi nhạc sĩ Từ...

ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
ROYAL MATSUOKA – THƯƠNG HIỆU GUITAR NHẬT BẢN ĐƯỢC YÊU THÍCH TẠI VIỆT NAM
[ad_1] Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylon). Chính...