CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JOSEPH HAYDN (1732-1809)


“Haydn là một mắt xích vô cùng vững chắc và quan trọng trong lịch sử phát triển của âm nhạc. Không có Haydn thì cũng không có Mozart và Beethoven.” – P.I. Tchaikovsky

Franz Joseph Haydn sinh ngày 31 tháng 3 năm 1732 trong một gia đình thợ thủ công tại Rohrau , miền Nam nước Áo. Mặc dầu cậu bé Haydn được sinh ra trong một gia đình không có truyền thống về âm nhạc nhưng với chất giọng thiên phú, cậu được gửi đi học ông Johann Matthias Franck, Hainburg. Khả năng ca hát và cảm thụ âm nhạc của Haydn đã khiến nhà soạn nhạc Georg von Reutter chú ý tới. Georg vốn là người chỉ huy và dàn dựng dàn hợp xướng của nhà thờ thánh Stephen ở Vienna; tại đây Haydn hát bè soprano trong suốt 11 năm tiếp theo cho đên khi ông bị vỡ giọng năm 1749.

Joseph Haydn (1732-1809)

Haydn đã có nhiều kinh nghiệm và am hiểu đối với âm nhạc tôn giáo trong thời gian còn tham dự trong dàn hợp xướng đó. Nhưng rồi ông sớm nhận thấy rằng vì chỉ là một ca sĩ nên ông còn phải học hỏi rất nhiều những thầy giáo có trình độ đề bù đắp lượng kiến thức âm nhạc còn thiếu. Lúc này cuộc sống của ông rất khó khăn nhưng ông đã học rất chăm chỉ và bắt đầu sáng tác nhạc theo hợp đồng. Nhưng chỉ còn lại bản Missa brevis cung Fa trưởng ( 1749-50) trong giai đoạn này là còn lại. Có lẽ nó được sáng tác một thời gian ngắn sau các Missa khác và bản Salve regina viết cho soprano, hợp xướng và dàn nhạc dây.

Năm 1751 Haydn đã gây tiếng vang với vở Der krumme Teufel, libretto do Joseph F.Kurz viết dựa trên Le diable boiteux của Lesage. Tác phẩm xuất sắc với các cảnh hài này giúp ông có kinh nghiệm giá trị trong việc sáng tác thể loại opera buffa. Thời gian này ông sống trên một gác xép của một căn nhà – nơi thi sĩ Pietro Metastasio người Ý sống dưới tầng một. Điều này mang lại lợi ích to lớn cho chính Haydn vì Metastasio đã giới thiệu ông cho Maria Anna Martinez với tư cách là một giáo viên dạy đàn phím. Những năm tiếp theo thú vị và thuận lợi cho Haydn khi ông được gặp những nhân vật quan trọng trong giới âm nhạc: Ông gặp Popora – giảng viên thanh nhạc, Gluck và Karl Ditters von Dittersdorf – một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn violin ; ông được giới thiệu với giáo viên dạy harpsichord Wagensei; ngoài ra ông có vinh dự được gặp gỡ Maria Theresia của Áo. Haydn đã tiếp thu mọi thể loại âm nhạc khác nhau từ opera seria của Ý cho tới phong cách giao hưởng kiểu Đức. Những tác phẩm trong giai đoạn này bao gồm: 1 giao hưởng, nhiều divertimento cho nhạc cụ, và sonate cho đàn phím đầu tiên. Sáu bản tứ tấu dây đầu tiên của ông được sáng tác từ năm 1755 đến 1760; những bản này mang mọi yếu tố trong phong cách sáng tác đặc thù của Haydn hướng đến thể loại mới này.

Năm 1759 Haydn đảm nhiệm hai chức vụ quan trọng: chỉ huy âm nhạc và nhà soạn nhạc thính phòng. Ông làm việc cho bá tước Ferdinand Maximilian Morzin, dành phần lớn thời gian tại Vienna và nghỉ ngơi tại vùng đất của bá tước ở Bohemia – nơi có dàn nhạc dây và sáo được thành lập. Bản giao hưởng số 1, 2, 5 đã được viết cho dàn nhạc ở đây chơi. Haydn giữ chức vụ này trong suốt 2 năm cho đến khi Bá tước yêu cầu giải thể dàn nhạc vì lý do tài chính. Cuộc đời của nhà soạn nhạc đã có một bước ngoặt mới. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1761, ông đã kí hợp đồng với Paul Anton Esterhazy. Nhưng ít sáng suốt hơn, ông cũng đính ước một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Các Ông hoàng Esterhazy đã có một mối quan hệ thân thiết với vương triều Hapsburg hùng mạnh. Họ là những người thuộc dòng dõi quý tộc mà cung điện của họ tại Eisenstadt rất tráng lệ với cả một quân đội riêng. Khi Paul Anton chết vào năm 1762, quyền lực trao lại cho người anh Nikolas có biệt danh “Người vĩ đại“ bởi những suy nghĩ, ý tưởng lớn lao.

Chân dung Franz Joseph Haydn (1732-1809)

Haydn đã được phong làm vice -Kapellmeister (phụ tá chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng) ở Eisenstadt. Việc này đã khiến ông được toàn bộ thành viên trong dàn nhạc kính nể cho dù Kapellmeister tỏ thái độ thù nghịch đối với ông. Mối quan hệ mới với ông hoàng này không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng với niềm đam mê âm nhạc đã giúp Haydn có thêm nhiều kinh nghiệm sáng tác và chỉ huy, bởi dù sao ông cũng không còn lo lắng về tài chính nữa. Ông hoàng mới tỏ ra yêu thích “đàn barytone“ , một kiểu đàn viola da gamba đang là mốt thời đó và không có gì đáng ngạc nhiên khi Haydn viết 126 trios và 25 duets cho đàn barytone và dàn nhạc dây. Điều này cũng phù hợp với thị hiếu âm nhạc và trình độ của nhạc công thời bấy giờ.

Những tác phẩm quan trọng hơn của Haydn thời kì này bao gồm 3 giao hưởng có tiêu đề: Số 6 “Buổi sáng“, số 7 “Buổi trưa“, số 8 “Buổi tối”; cũng như các giao hưởng số 13, 22, 31 và 40. Tất cả những tác phẩm trên được viết cho đàn dây, bè trầm đánh số, một số ít nhạc cụ gỗ. Một số các concerto được viết ra nhằm trưng trỗ kĩ thuật của nhạc công mà Haydn có thể sử dụng ở bất kì một sự kiện nào đó, ví dụ cho các buổi trình diễn âm nhạc hằng ngày của Nikolas. Haydn đã sáng tác ít nhất là 100 trio cho Nikolas trong suốt thời gian sống tại Eisenstadt.

Năm 1766 , Ông hoàng rời bỏ Eisenstadt đến Esterhaz, nơi một cung điện, một nhà hát, một nhà thờ và công viên được xây dựng mới. Để tương xứng với các công trình đồ sộ này, Nikolas đã quyết định tăng số lượng thành viên trong dàn nhạc lên 20 người với sự tham gia của trumpet, flute, basson và timpani. Được phong làm Kapellmeister (Nhạc trưởng) sau cái chết của Werne, giờ đây ông chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động âm nhạc tại đây. Khối lượng làm việc trong suôt 30 năm tại Esterhaz quả thật phi thường; thêm vào đó, ông còn dàn dựng vài trăm buổi biểu diễn opera Ý và viết 11 vở kịch melo (trong đó có vở Đảo hoang, libretto do Metastasio viết) và 5 opera cho nhà hát ở đây. Các tác phẩm tôn giáo của Haydn cũng khá nhiều (Missa Sancta Caeciliae, Missa Collensis, Stabat Mater), nhưng thể loại giao hưởng và tứ tấu vẫn chiếm vai trò chính trong các công trình sáng tạo của ông. Các bản giao hưởng nổi tiếng nhất được viết tại Esterhaz gồm có số 44 (Trauersymphonie – Giao hưởng tang lễ), số 45 (Tạm biệt), số 49 (Say mê), số 73 (Đi săn). Âm nhạc của Haydn đã được biết đến trên toàn châu Âu; uy tín và tiếng tăm của ông đã được xác nhận khi các tác phẩm bắt đầu được trình diễn thường xuyên tại Paris, Amsterdam, Vienna và Berlin.

Khi dàn nhạc giải thể sau cái chết của Nikolas năm 1790, Haydn không mấy khó khăn để tìm một công việc mới. Johann Peter Salomon – nghệ sĩ violin Đức và người tổ chức chương trình âm nhạc đã nhanh chóng thuyết phục ông tham gia. Trong suốt chuyến viếng thăm ngắn ngủi tại London lần đầu tiên (từ tháng 1 năm 1791 đến tháng 6 năm 1792) Haydn đã chỉ huy nhiều buổi hòa nhạc của Salomon, được giới thiệu tại hoàng cung, được nghe thanh xướng kịch của Handel cũng như được trao học vị tiến sĩ âm nhạc bởi trường Đại học Oxford. Nhân sự kiện trọng thể này, Haydn đã sửa đổi bản Giao hưởng số 92 của mình và nó đã được biết với cái tên: Giao hưởng Oxford. Nó đã được trình diễn trong một đêm hoà nhạc những tác phẩm của Haydn gồm có thêm madrigal cho hợp xướng và dàn nhạc (Cơn bão), Giao hưởng số 93, 98, Sinfonia concertante cho oboe, basson, violon, cello và dàn nhạc.

Rời London giữa năm 1792, Haydn quay trở lại Vienna và Bonn. Ông đã gặp và động viên Ludwig van Beethoven – người đã đi theo ông tới Vienna thời gian sau đó. Tuy nhiên ông không ở đó lâu dài. Sau khi viết xong Tứ tấu dây op.71 và 74, Các biến tấu cho đàn phím ( Fa thứ ), 1 giao hưởng… ông quay lại London vào năm 1794 và ở đó cho đến tháng 8 năm 1795, cũng gây tiếng vang và thành công như chuyến thăm lần đầu tiên. Các giao hưởng của ông được trình diễn nhiều hơn: bản số 99 và 104 có lẽ là những bản giao hưởng lớn và vĩ đại nhất mà ông đã từng viết, chúng cũng mang tên: Những bản giao hưởng London (no.93 đến no.104) No. 94 “Ngạc nhiên”, No. 96 “Huyền diệu”, No. 100 “Nhà binh”, No. 101 “Đồng hồ”, No. 102 “Trống rung”, No. 104 “Salamon”. Ông cũng thử sức với các trio và sonata trong suốt thời gian ở London, cho ra đời Trio No.26 và 30, Sonata No 50 và 52. Khi quyết định quay về hẳn Vienna vào giữa năm 1795, Haydn bắt đầu lại công việc với vai trò chỉ đạo và điều hành âm nhạc cho gia đình Esterhazy, nhưng ông dành phần lớn thời gian tại Vienna sáng tác những tác phẩm nổi tiếng như Các Tứ tấu dây Op.76 (bản thứ ba mang tên Emperor Quartet), Ba tứ tấu dây Op.77 và Concerto cho Trumpet. Tuy nhiên nhạc tôn giáo chiếm phần lớn trong các tác phẩm cuối đời của nhạc sĩ bao gồm: 6 Masses lớn cho đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc, 2 oratorio lớn: Đấng Sáng tạo (1798) và Các mùa (1801). Haydn bắt đầu viết một tứ tấu dây năm 1803 nhưng còn dang dở.

Ông được phong danh hiệu “công dân danh dự “ tại Vienna năm 1804 và được giới thiệu tại buổi trình diễn thanh xướng kịch Đấng Sáng tạo năm 1808 (chỉ huy: Salieri ). Haydn – cha đẻ của giao hưởng – qua đời tại Vienna vào ngày 31 tháng 5 năm 1809.

Khuôn khổ của giao hưởng Ý đã thay đổi ở Đức bởi số lượng dàn nhạc ở đây nhiều hơn và trình độ kĩ thuật cao hơn. Các nhà soạn nhạc người Đức có những quan niệm khác nhau về âm hưởng của dàn nhạc, bởi thế các tác phẩm của họ thường phức tạp hơn nhiều, các chủ đề biến tấu cũng đa dạng, phong phú hơn. Cấu trúc giao hưởng 3 chương đã được mở rộng, phát triển thành 4 chương (có thêm chương minuet hoặc scherzo). Dần dần, giao hưởng đã làm mờ đi vai trò của các tác phẩm cho đơn ca để trở thành phần trình diễn chính trong các buổi hòa nhạc, như trường hợp của các giao hưởng cuối cùng của Haydn, giao hưởng của Mozart sau năm 1786, cả 9 giao hưởng của Beethoven.

Haydn là một bậc thầy trong lĩnh vực Tứ tấu cho Đàn dây và ông đã đưa nó trở thành một trong các thể loại quan trọng bậc nhất trong toàn bộ sáng tác của mình. 82 tứ tấu của Haydn vẫn là một sự thách thức khó khăn cho tất cả các nhạc công chuyên nghiệp cũng như các nhà soạn nhạc khác về phong cách viết đối vị của ông. Sau thời của Haydn, Mozart, Beethoven các thể loại này phát triển lên một tầm cao mới.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA JEAN-BAPTISTE LULLY (1632-1687)
[ad_1] Jean-Baptiste Lully, tên thật là Giovanni Battista Lulli, chào đời tại Florence, ngày 28 tháng Mười một năm 1632 và qua đời tại Paris, ngày 22 tháng Ba năm...

Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
Nhiệt huyết như Duy Khánh: Không chỉ hát hay sáng tác giỏi mà còn mở lớp luyện ca để đào tạo lớp ca sĩ mới 
[ad_1] Phải khẳng định rằng, Duy Khánh là ca - nhạc sĩ đa tài. Ngoài ca hát, ông còn mở lớp luyện ca đào tạo ca sĩ mới và tham...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Biển tình”: Những nốt rung lãng mạn của mối tình nghệ sĩ
[ad_1] CA KHÚC “BIỂN TÌNH” Tên ca khúc: Biển tình Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành:1966 Hoàn cảnh ra đời ca khúc...

Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
Chuyện ít biết về hoàn cảnh ra đời và nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi mắt người Sơn Tây”
[ad_1] CA KHÚC "ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY" Thơ: Quang Dũng Phổ nhạc: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc trữ tình Năm ra đời: Thập niên 1970 Ca sĩ thể...

Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
Vì sao có bút danh Anh Việt Thu?
[ad_1] Anh Việt Thu là bút danh của nhạc sĩ Huỳnh Hữu Kim Sang. Bút danh này gắn liền với câu chuyện về tình anh em, trách nhiệm với người...

Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
Cảm nhận về ca khúc “Thương về miền Trung” của Duy Khánh: Càng đi xa càng thương nhớ quê nhà!
[ad_1] CA KHÚC "THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG" Tên ca khúc: Thương về miền Trung Nhạc sĩ: Duy Khánh Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: 1962 Ca sĩ thể hiện...

Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
Có một mối tình dang dở gói gọn trong nhạc phẩm “Chuyện tình buồn”: “Năm năm rồi không gặp… từ khi em lấy chồng”
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH BUỒN" Tên ca khúc: Chuyện tình buồn Thơ: Phạm Văn Bình Phổ nhạc: Phạm Duy Năm ra đời: 1972 Ca sĩ tiêu biểu: Thái Thanh,...

Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Văn Phụng – “bậc thầy” hòa âm của làng tân nhạc Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ VĂN PHỤNG Tên đầy đủ: Nguyễn Văn Phụng Nghệ danh: Không có Ngày sinh - ngày mất: 1930 - 1999 Quê quán: Nam...

Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
Top 3 ca khúc hay nhất của ca sĩ Thế Sơn
[ad_1] Ca sĩ Thế Sơn là một giọng ca nhạc vàng bolero nổi tiếng, có không ít ca khúc hit được khán thính giả yêu mến. Nguồn: Internet Ca sĩ...

Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
Nhạc sĩ Y Vân và vài điều thú vị về “Sài Gòn đẹp lắm” – Ca khúc bất hủ xuyên thời gian và biên giới
[ad_1] VỀ CA KHÚC "SÀI GÒN" Tên ca khúc: Sài Gòn Nhạc sĩ sáng tác: Y Vân Thể loại: Nhạc trẻ Phát hành: Thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện...

“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
“Bông cỏ mây” của Trúc Phương – Tình yêu thời chiến mãnh liệt và nồng cháy
[ad_1] CA KHÚC “BÔNG CỎ MÂY” Tên các khúc: Bông cỏ mây Nhạc sĩ: Trúc Phương Năm phát thành: Giữa thập niên 1960 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Duy...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P2]: Uyên ương rẽ lối, tình như mây khói
[ad_1] Sau một thời gian sống trong nguồn ân, bể ái, mộng hồng ủ ấp, Minh Trang và Dương Thiệu Tước chính thức tuyên hôn thành vợ chồng. Bạn bè,...

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương
[ad_1] Tác giả: nhacxua.vn biên soạn Bài viết của tác giả Minh Hiền, dựa theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương – Tác giả ca khúc Đêm Đông,...

“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
“Nhớ về Hà Nội” – Ca khúc làm rung động triệu trái tim người yêu nhạc
[ad_1] Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, tên thật là Lưu Trần Nghiệp. Ông sinh ngày 1/10/1931 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nhạc sĩ tham gia cách...

Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
Anh Việt Thu trong mắt Du Tử Lê: Một người viết nhạc tài hoa, một nhân cách đáng quý trọng giữa đời thường
[ad_1] Xin phép được trích dẫn lại bài viết của thi sĩ Du Tử Lê về nhạc sĩ Anh Việt Thu - một người viết nhạc tài hoa, một nhân...