CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA HEITOR VILLA LOBOS (1887-1959)


Heitor Villa-Lobos sinh ngày 5 tháng 3 năm 1887 tại Laranjeiras gần Rio de Janeiro, Brazil trong một gia đình yêu nhạc. Mẹ ông, bà Noêmia, chăm sóc và phụ trách nội trợ trong khi người cha Raul, một nhạc công không chuyên làm việc tại thư viên quốc gia. Gia đình thường xuyên tổ chức các biểu diễn tại nhà vào các thứ bẩy với sự góp mặt của nhiều nhạc công giỏi của thành phố. Chính tình yêu âm nhạc của người cha đã kích thích Villa-Lobos học chơi và sáng tác nhạc. Lên 6 tuổi cậu được cha dạy chơi cello và các kiến thức về hòa âm, đối vị. Những bài học lý thuyết làm Lobos chán nản và cậu chủ yếu tự học bằng cách chơi và quan sát các nhạc công khác. Lên 9 tuổi tình cờ được bác gái Fifinha tặng quyển Well-Tempered Clavier (Bình quân luật) nên Lobos bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu Bach và đó cũng là cảm hứng để ông sáng tác 9 bản Bachianas Brasileiras nổi tiếng. Ngay từ nhỏ Lobos đã yêu thích âm nhạc dân gian dược chơi bởi các nhạc công trên các đường phố và quán bar. Lobos đã bị cuốn hút mạnh mẽ bởi sự phong phú về màu sắc cũng như tiết tấu của âm nhạc dân gian và cậu kết thân với những nhạc công đường phố. Điều này đã bị cha ông phản đối gay gắt, bố mẹ ông chỉ muốn con trai mình học nhạc của những nhạc sỹ phương Tây.

HEITOR VILLA LOBOS (1887-1959)

Năm 1899 cha ông qua đời và Lobos toàn quyền tự do lựa chọn con đường âm nhạc của riêng mình, ông học chơi guitar và chơi các bản chôros với những nhạc công đường phố trong các quán bar và các lễ hội.Trong thời gian này ông sáng tác 14 bản chôros cho nhạc cụ đọc tấu cũng như hòa tấu. Các sáng tác thời gian này chủ yếu dựa trên các giai điệu, tiết tấu dân gian kết hợp với một số kỹ thuật sáng tác hiện đại của châu Âu, trong số này nổi tiếng nhất là bản Chôros Nº 1 cho guitar viết vào năm 1920 đề tặng Ernesto Nazareth (nhạc sỹ Brazil xuất chúng với các bản Chôros) và bản Chôros No. 5 viết năm 1950 (còn có tên “Alma Brasileira” (Tâm hồn Brazil) – và cũng là sáng tác nổi tiếng nhất mà ông viết cho piano).

Năm 1912 ông bắt đầu cuộc hành trình du lịch vòng quanh Brazil. Ông tới Espírito Santo, Bahia và Pernambuco lang thang trên những cánh đồng mía và các trang trại, tham gia các lễ hội để sưu tầm các bài dân ca. Cũng trong cuộc du hành kéo dài 3 năm này ông đã tới thăm khu rừng nổi tiếng Amazon và nó đã để lại nhiều cảm hứng cho các sáng tác sau này của nhạc sỹ.

Năm 1915, lần đầu tiên các tác phẩm của Lobos được biểu diễn trong các phòng hòa nhạc ở Rio de Janeiro. Lúc này nhạc sỹ cùng vợ là nghệ sỹ piano Lucília Guimarães định cư hẳn ở Rio. Ngoài công việc chính là sáng tác ông kiếm sống bằng cách chơi cello cho các dàn nhạc của thành phố.

Năm 1916, Villa Lobos viết 2 thơ giao hưởng là Amazonas và Uirapurú (Amazonas được biểu diễn lần đầu vào năm 1929 còn Uirapurú biểu diễn lần đầu vào năm 1935) lấy cảm hứng từ các truyền thuyết cổ và sử dụng khá nhiều chất liệu dân gian.

Năm 1917 việc Sergei Diaghilev cùng Ballets Russes danh tiếng đến biểu diễn ở Rio đã tác động mạnh mẽ đến thể giới quan của nhạc sỹ. Cùng năm đó ông gặp nhạc sỹ người Pháp Darius Milhaud và được Milhaud giới thiệu các sáng tác của các nhạc sỹ Pháp nổi tiếng bấy giờ như Debussy, Satie, Ravel… Năm 1918 ông gặp nghệ sỹ piano huyền thoại Arthur Rubinstein và một tình bạn gắn bó đã được hình thành. Rubinstein khuyến khích nhạc sỹ sáng tác cho piano và chính ông đã giới thiệu các sáng tác của Lobos trong các tour lưu diễn của mình. Một số sáng tác cho piano của Lobos là: Simples coletânea (1919), được ông sáng tác sau khi nghe Rubinstein trình tấu Ravel và Scriabin; Bailado infernal (1920) và một số tác phẩm không có tiêu đề khác.

Năm 1918, phong cách sáng tác của Lobos bước sang một giai đoạn mới, ông xa dần ảnh hưởng của chủ nghĩa Lãng mạn châu Âu và hình thức âm nhạc dân gian (Lobos cũng thôi không đánh số thứ tự các sáng tác theo kiểu châu Âu – số Opus). Mở đầu là tổ khúc Carnaval das crianças lấy cảm hứng từ lễ hội hóa trang ở Rio sau này nó được phối lại cho giàn nhạc và đổi tên thành Momoprecoce.

Năm 1922, một liên hoan âm nhạc được tổ chức ở São Paulo và Lobos được mời trình tấu các tác phẩm của mình Danças Características Africanas (Những vũ khúc châu Phi đặc trưng) và Quarteto simbólico nhưng bị báo giới cũng như khán giả la ó. Cũng vào tháng 7 năm 1922 khi Rubinstein trình diễn ra mắt A Prole do Bebê, đã có một sự hoảng loạn trong khán giả. Chúng bị chê là quá phức tạp! Đáp lại, nhạc sỹ vẫn rất tự tin vào các sáng tác của mình, ông đã trả lời phỏng vấn một cách kiêu hãnh: ‘’Tôi vẫn quá xuất sắc”. Sau này khi đã định hình phong cách sáng tác Lobos thừa nhận những điểm yếu trong các sáng tác giai đoạn đầu là đã quá lệ thuộc vào các hình thức của âm nhạc dân gian mà điều quan trọng làm nên bản sắc dân tộc phải nằm trong trong sâu thẳm tâm hồn của người nghệ sỹ sáng tác.

Năm 1923, được sự gợi ý của Rubinstein, Lobos sang Paris. Tại đây Lobos đươc gặp gỡ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng tại Paris lúc bấy giờ như Edgard Varèse, Pablo Picasso, Leopold Stokowski, Aaron Copland và các buổi hòa nhạc có trình diễn sáng tác của ông được công chúng Paris nhiệt liệt hưởng ứng. Việc các tác phẩm của ông được Rubinstein và ca sỹ giọng soprano Vera Janacopulus biểu diển thành công ở nhiều nơi càng khiến Lobos nổi tiếng. Ấn tượng về Paris sâu đậm nhất là ông được nghe Rite of Spring (Lễ bái mùa xuân) của nhà soạn nhạc tiên phong lúc bấy giờ là Igor Stravinsky mà sau này Lobos gọi đó là “khoảnh khắc âm nhạc kỳ diệu nhất cuộc đời tôi”. Cũng tại Paris phong cách sáng tác của Lobos được định hình, ông bất đầu thường xuyên sử dụng hình thức sonata trong các sáng tác của mình.

Năm 1927, Lobos quay trở lại châu Âu để trình diễn cũng như xuất bản các sáng tác của mình. Nhà của Lobos ở Paris là nơi tập trung của nhiều nhân vật danh tiếng trong giới nghệ sỹ và tài năng sáng tác của Lobos lúc này đã được công nhận khắp mọi nơi ; các sáng tác của ông luôn đuợc chờ đón bởi sự mới mẻ cũng như táo bạo.

Những năm 1930 cuộc cách mạng ở Brazil nổ ra, việc tiền không được phép chuyển ra nước ngoài khiến dự định quay trở lại Pháp không thực hiện được. Ông thường xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc ở Sao Paolo và tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc trong các trường học ở Brazil. Năm 1932 ông là giám đốc của Superindendência de Educação Musical e Artistica (SEMA). Nhiệm vụ chính của ông là tổ chức các buổi hòa nhạc, đáng chú ý là các buổi biểu diễn lần đầu tiên ở Brazil các tác phẩm Missa Solemnis của Ludwig van Beethoven), Mass giọng Si thứ của Johann Sebastian Bach cũng như trình diễn các tác phẩm của các nhạc sỹ Brazil đương đại.

Sau năm 1945, chính quyền của Vargas sụp đổ, Lobos được quyền tự do ra nước ngoài. Ông sang Anh, Mỹ, Pháp để trình diễn các sáng tác của mình cũng như nhận các yêu cầu sáng tác. Ông nhận sáng tác concerto cho nhiều nghệ sỹ danh tiếng bất chấp tình hình sức khỏe không được tốt của mình như: Segovia, John Sebastian, Nicanor Zabaleta. Ngoài ra ông cũng sáng tác nhạc cho phim, ballet, opera, giao hưởng theo các yêu cầu của các tổ chức.

Guitar chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời cũng như sự nghiệp của Villa Lobos. Ông là một trong số ít nhà soạn nhạc có thể chơi guitar, Lobos thường chơi guitar ngẫu hứng với các nhạc công khác trong các lễ hội truyền thống ở Rio de Janeiro. Trước khi sang châu Âu (1923) ông đã viết khá nhiều tiểu phẩm cho guitar và sau này khi đã hình thành phong cách riêng của mình ông vẫn tiếp tục sáng tác cho guitar và các sáng tác này đều là nhứng tác phẩm kinh điển của nghệ thuật trình tấu guitar hiện đại: 12 Etude (1929), 5 Prelude (1940) và một Concerto cho guitar (1951)

Năm 1924, một năm sau khi tới Paris, Lobos gặp Segoiva lúc này đang nổi danh khắp thế giới và nhạc sỹ đã sáng tác 12 etude đề tặng nghệ sỹ guitar lừng danh này. Bộ etude này lấy ý tưởng từ những bộ etude kinh điển viết cho piano trước đây của Chopin (op10, 25) và Debussy (1915). 12 etude này không đơn thuần chỉ là khúc luyện ngón mà đã vươn tới sự hoàn thiện trong việc biểu đạt thế giới nội tâm của nhạc sỹ. 5 Prelude là những tác phẩm thường xuyên được các nghệ sỹ trình tấu guitar chơi trong phần đầu của các buổi biểu diễn, các etude số 7,11,12 đòi hỏi khả năng kỹ thuật phi thường và giai điệu cuốn hút thì thường được chọn biểu diễn ở phần encore.

Sau khi thấy được tài năng phi thường của Lobos, Segovia đã thuyết phục nhạc sỹ sáng tác concerto cho guitar và dàn nhạc (vào lúc này số lượng các tác phẩm viết cho guitar rất ít và chủ yếu lá các bản chuyển soạn của các nghệ sỹ guitar). Kết quả là sự ra đời của một trong những concerto hay nhất thế kỷ 20. Ban đầu tác phẩm, được hoàn thành vào năm 1951, có tên Fantasia concertante và đề tặng Segovia, sau này nó mới có tên Concerto cho guitar và dàn nhạc nhỏ. Lúc mới ra đời nó chưa có phần cadenza, mãi sau khi được Segovia thuyết phục Lobos mới thêm phần cadenza tuyệt vời vào cuối chương 2 và được Segovia biểu diễn lần đầu năm 1956 cùng với Lobos chỉ huy dàn nhạc.

Có lẽ đặc điểm nổi bật nhất trong âm nhạc của Villa Lobos chính là sự kết hợp giữa hòa âm, hình thức âm nhạc của châu Âu với giai điệu và tiết tấu của Brazil. Phong cách độc đáo này của Villa Lobos là kết quả của những khám phá không biết mệt mỏi mà ông đúc rút trong suốt cuộc đời mình để làm nên thứ âm nhạc hiện đại nhưng vẫn đậm bản sắc dân tộc. Trong âm nhạc của ông ta thấy phong cảnh, con người đất nước Brazil hiện lên thật sống động và tình yêu nồng nàn của nhạc sỹ dành cho tổ quốc mình.

Villa Lobos qua đời vì ung thư ngày 17 tháng 11 năm 1959 và được chôn cất tại Cemitério São João Batista, Rio de Janeiro. Ông để lại một gia tài âm nhạc đồ sộ cho nhân loại ở nhiều thể loại như piano solo, guitar solo, vocal, opera, ballet, concerto, tứ tấu, giao hưởng.. . Âm nhạc của ông ngày càng được đánh giá cao và thật không quá khi người ta coi ông là Bach của thế kỷ 20.

(Nguồn: nhaccodien.info)





Sưu tầm

Các bài viết khác:
Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
Nhạc sĩ Trúc Hồ: “Như Quỳnh là ca sĩ mà nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần”
[ad_1] Trong mắt nhạc sĩ Trúc Hồ, Như Quỳnh không chỉ có giọng ca đẹp, vóc dáng xuất sắc mà còn giỏi múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất...

LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC CỦA SLIDE GUITAR TRONG BLUES
LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC CỦA SLIDE GUITAR TRONG BLUES
[ad_1] Đã có nhiều tuyên bố về nguồn gốc của slide guitar. Âm thanh ám ảnh của nó có thể được nghe thấy trên toàn bộ các phong cách âm nhạc,...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

Ca khúc “Buồn chi em ơi”: Tiếng lòng của muôn người thời ly loạn
Ca khúc “Buồn chi em ơi”: Tiếng lòng của muôn người thời ly loạn
[ad_1] “Buồn chi em ơi” là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác vào cuối thập niên 1950. Đây là một trong những bản nhạc vàng đầu tiên...

“Ngày về” – ca khúc khiến nhạc sĩ Hoàng Giác ưng ý nhất
“Ngày về” – ca khúc khiến nhạc sĩ Hoàng Giác ưng ý nhất
[ad_1] CA KHÚC "NGÀY VỀ" Sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Giác Thể loại: Nhạc quê hương, nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1947 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Sĩ...

Nhạc sĩ Đan Thọ: Cả một đời dành trọn cho nghệ thuật
Nhạc sĩ Đan Thọ: Cả một đời dành trọn cho nghệ thuật
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ ĐAN THỌ Tên thật: Đan Đình Thọ Nghệ danh: Đan Thọ Năm sinh: 1924 Năm mất: 2023 Quê quán: Nam Định Gia đình:...

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và 20 năm sống trọn vẹn với âm nhạc
Nhạc sĩ Anh Việt Thu và 20 năm sống trọn vẹn với âm nhạc
[ad_1] 20 năm sống cùng âm nhạc Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang (SN 1939 tại Campuchia). Đến năm 1940, ông được làm giấy...

Với âm nhạc, có lúc Văn Cao “ly thân” nhưng không “ly dị”
Với âm nhạc, có lúc Văn Cao “ly thân” nhưng không “ly dị”
[ad_1] Nhạc sĩ Văn Cao quan niệm rằng, một nghệ sĩ không thể và không cần phải làm tất cả, họ chỉ cần tìm cái gì đó mà mọi người...

Vũ Thịnh: Nam thần điển trai có giọng ca ấm áp lại sáng tác giỏi, tạo dấu ấn trong Anh Trai Say Hi
Vũ Thịnh: Nam thần điển trai có giọng ca ấm áp lại sáng tác giỏi, tạo dấu ấn trong Anh Trai Say Hi
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ CA SĨ VŨ THỊNH Tên thật: Vũ Đức Thịnh Nghệ danh: Vũ Thịnh Ngày sinh: 10/09/1995 Quê quán: Hải Phòng Nghề nghiệp: Ca sĩ -...

Mối tình trong sáng nhất đời Phạm Duy: “Tôi yêu người phụ nữ ấy lắm… Tôi dành tặng bà ấy 40 bài hát”
Mối tình trong sáng nhất đời Phạm Duy: “Tôi yêu người phụ nữ ấy lắm… Tôi dành tặng bà ấy 40 bài hát”
[ad_1] Phạm Duy là 1 trong 4 cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác rất "khỏe", nhất là tình ca. Theo nhiều tư liệu, những...

Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Top 5 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
[ad_1] Ở vai trò ca sĩ, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã để lại cho đời hơn 300 bản tình ca. Trong đó nổi bật nhất là 5 ca...

Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
Phạm Đình Chương và những nhạc phẩm phổ thơ Thanh Tâm Tuyền: Tâm đắc hơn cả các ca khúc bất hủ!
[ad_1] Lúc sinh thời Phạm Đình Chương cho rằng, ông tâm đắc nhất không phải là những ca khúc nổi tiếng mà là các bài hát được phổ nhạc từ...

“Giết người trong mộng” – ca khúc huyền bí được Phạm Duy phổ nhạc từ ý thơ của Hàn Mặc Tử
“Giết người trong mộng” – ca khúc huyền bí được Phạm Duy phổ nhạc từ ý thơ của Hàn Mặc Tử
[ad_1] CA KHÚC "GI.ẾT NGƯỜI TRONG MỘNG" Tên ca khúc: Gi.ết người trong mộng Thơ: "Lang thang" - Hàn Mặc Tử Phổ nhạc: Phạm Duy Thể loại: Trữ tình Năm...

Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
Top 5 ca khúc hay nhất của nữ ca sĩ Sơn Tuyền
[ad_1] Ca sĩ Sơn Tuyền sở hữu giọng ca ngân vang như tiếng chuông, có nhiều ca khúc hit để đời. Nguồn: Internet Ca sĩ Sơn Tuyền là một trong...

NGHỆ SĨ GUITAR ĐIỆN CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG – JIMI HENDRIX (1942 – 1970)
NGHỆ SĨ GUITAR ĐIỆN CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG – JIMI HENDRIX (1942 – 1970)
[ad_1] James Marshall “Jimi” Hendrix (tên khai sinh Johnny Allen Hendrix; 27 tháng 11 năm 1942 – 18 tháng 9 năm 1970) là một nhạc công, ca sĩ và nhạc...