Chuyện tình Văn Phụng – Châu Hà: Yêu nhau từ thời đầu xanh đến khi tóc điểm bạc nên duyên vợ chồng


Văn Phụng lạ một trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam. Ca khúc đầu tay là “Ô mê ly” nhanh chóng chinh phục được công chúng. Tên tuổi của ông gắn liền với Thanh Thúy, Phạm Đình Chương và sau này là ca sĩ Ánh Tuyết. Trong sự nghiệp, ông sáng tác khoảng 60 ca khúc, có nhiều bài hát trở nên nổi tiếng như: Suối tóc, Tiếng dương cầm, Bức họa đồng quê…

Bên cạnh đó, ông còn là nhạc sĩ hòa âm đại tài trước 1975. Thời kỳ dĩa nhựa thịnh hành ở thập niên 1960, ông chính là người hòa âm nhiều nhất, cùng với các nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng khác như Y Vân, Nghiêm Phú Phi, Lê Văn Thiện.

Bên cạnh tài năng sáng tác và hòa âm, Văn Phụng còn khiến công chúng ngưỡng mộ bởi chuyện tình đẹp nhưng trắc trở với danh ca Châu Hà – người vợ thứ 2 nhưng lại là mối tình đầu của ông. 

Danh ca Châu Hà (tên thật là Trần Thị Hồng Tâm, 1935 – 2021). Bà chính là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác nên các ca khúc: Suối tóc, Tôi đi giữa hoàng hôn, Tiếng hát với cung đàn.

Nhạc sĩ Văn Phụng và danh ca Châu Hà đến với nhau trong những năm tháng thanh xuân tươi đẹp nhất. Nhưng vì những định kiến mà buộc phải chia lìa. Nhắc đến chuyện tình đầy trắc trở của mình, lúc sinh thời, danh ca Châu Hà có chia sẻ: Ngày xưa, ở Hải Phòng, cha của Văn Phụng mướn nhà của cha bà. Một ngày nọ, Văn Phụng đến thăm cha của bà. Lúc đó, bà đang ngồi trên lầu vừa hong tóc vừa dạo đàn. Văn Phụng nghe thấy tiếng piano ở trên lầu nên đã tò mò bước lên cầu thang, đứng ở ngưỡng để xem người đàn là ai.

Danh ca Châu Hà đang dạo đàn trông thấy bóng người đứng ngoài ngưỡng cửa liền quay ra thì thấy đó là một chàng trai mình không quen biết. Văn Phụng thấy Châu Hà liền cúi đầu chào và giới thiệu: “Tôi là Văn Phụng, tôi đến thăm thầy ở dưới nhà nhưng nghe thấy tiếng đàn trên này nên đánh bạo lên để làm quen. Thì ra cô đang đánh đàn”.



nhung-dieu-it-biet-ve-chuyen-tinh-van-phung-chau-ha-0
Một vài hình ảnh kỷ niệm tình yêu của nhạc sĩ Văn Phụng và danh ca Châu Hà

Khi thấy tóc của Châu Hà dài chấm đất, Văn Phụng buột miệng nói: “Suối tóc”. Tiếp đó, ông hỏi Châu Hà đàn bài gì mà hay thế. Châu Hà đáp, là của Eddy Duchin. Văn Phụng lại bảo: “Xin phép cô cho tôi dạo thử một tí được không?”. Châu Hà đáp; “Vâng, mời anh ngồi”.

Khi Văn Phụng ngồi xuống đàn, Châu Hà mới biết mình vừa múa rìu qua mắt thợ. Văn Phụng đàn hay và điệu nghệ vô cùng. 

Còn với chàng nhạc sĩ trẻ Văn Phụng, sau lần gặp ấy, ông dường như bị hớp hồn bởi “suối tóc” dài mượt như nhung của Châu Hà. Và ngay lập tức, ông sáng tác ca khúc “Suối tóc” để kỷ niệm lần đầu gặp gỡ.

“Anh muốn đưa em qua miền rừng núi xanh

Nhưng thiên nhiên không êm như tóc huyền

Nhưng thu qua không trong như đôi mắt em…”

Chưa dừng lại, Văn Phụng cũng đưa lần gặp đầu tiên này vào ca khúc “Tiếng dương cầm” bằng những câu hát chất chứa:

“Đi mãi tìm ai yêu đàn

Bước chân lạc nơi đây chốn nao

Trên lầu kia ai cất cao

Vang tiếng dương cầm thiết tha…”

Những tưởng sự tâm đầu ý hợp trong âm nhạc, trong cảm xúc sẽ giúp tình yêu của hai người thăng hoa. Nhưng không! Chuyện tình đó bị gia đình Châu Hà phản đối kịch liệt. Họ cho rằng, Văn Phụng là nhạc sĩ, đó là cái nghề “xướng ca vô loài”. Họ cấm hai người gặp gỡ nhau.

Quá phẫn uất trước sự ngăn cản của gia đình, danh ca Châu Hà quyết định bỏ vào Nam lấy chồng. Còn Văn Phụng cũng tiến đến hôn nhân với một cô gái Hà thành. Vợ ông vừa đẹp người vừa đẹp nết lại được cha mẹ chồng yêu quý. Kết tinh của cuộc hôn nhân này là hai cô con gái.

Cuộc đời mà, chẳng ai nói trước được điều gì. Vào nhiều năm sau, Văn Phụng gặp lại Châu Hà ở miền Nam. Lúc này, bà đã trở thành ca sĩ hát cho đài phát thanh và các phòng trà… còn Văn Phụng đã trở thành nhạc sĩ có tiếng tăm.

Hai người trở nên gần gũi với nhau hơn nhờ những lần sát song ca. Tình xưa ùa về, họ bất chấp những rào cản về gia đình, dư luận để đến bên nhau. Ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” ra đời trong hoàn cảnh đầy bộn bề, trái ngang này.

Và rồi sau tất cả, Văn Phụng – Châu Hà cũng đến được với nhau. Họ yêu nhau từ thời đầu xanh đến khi tóc điểm bạc nên duyên vợ chồng. Kết tinh của cuộc hôn nhân này là một bé xinh xắn. Cô bé thường xuyên được cha mẹ dắt đi biểu diễn cùng. Những lần cả nhà đi diễn, Văn Phụng chăm sóc vợ và con từng ly từng tí khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Lúc sinh thời, danh ca Châu Hà cũng từng chia sẻ, nhạc sĩ Văn Phụng là một người suốt đời mộng mơ. Ông thích khiêu vũ, đùa vui nghịch ngợm, thích ăn ngon nhưng không thích làm bếp. Ông thích ăn đâu, phở, súp với thói quen luôn xịt thêm tương ớt và maggie. 

Đặc biệt, nhạc sĩ Văn Phụng thích hớt tóc (cắt tóc) tại gia. Đối với vợ con, ông luôn rất chiều chuộng. Vợ con muốn gì, ông cũng làm liền và làm một cách vui vẻ, chu đáo. Hoặc nhà cần sửa gì, ông cũng tự tay sửa.

Mặc dù sinh sống ở miền Nam nhưng vợ chồng nhạc sĩ Văn Phụng vẫn giữ nếp sinh hoạt của người Bắc. Họ giữ cách nói chuyện của người Bắc và luôn trân trọng nhau. 

Qua câu chuyện của Văn Phụng – Châu Hà mới thấy, tình yêu thật diệu kỳ. Tình yêu đã kết nối hai con người lại với nhau, tình yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để người nhạc sĩ chắp bút viết nên những tuyệt phẩm. Và tình yêu là liều thuốc vô giá hàn gắn mọi vết thương lòng…



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...