Chuyện tình nhạc sĩ Hoàng Trọng: Hạnh phúc đến muộn nhưng nhất định sẽ đến


Chặng đường nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Trọng vô cùng rực rỡ, nhưng đường tình của ông lại trái ngược hoàn toàn. Đến tận cuối đời ông mới thực sự tìm được nơi chốn bình yên cho con tim đầy vết xước.

Duyên tình lỡ làng vì vợ hay ghen

Năm 1945, ở tuổi 23 nhạc sĩ Hoàng Trọng lập gia đình với người vợ đầu và có với nhau 3 người con. Cả 3 người con đều được ông dùng những nốt nhạc để đặt tên, lần lượt là Hoàng Nhạc Đô (sau này cũng là nhạc sĩ nổi tiếng với ca khúc “Dù tình yêu đã mất”), Hoàng Cung Fa và Hoàng Bạch La.

Sau này, nhạc sĩ Hoàng Nhạc Đô, con trai trưởng của nhạc sĩ Hoàng Trọng có kể lại rằng, mẹ của ông thời trẻ rất xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình giàu có ở Nam Định. Khi biết tin mẹ ông quen cha, gia đình bà phản đối vô cùng. Nhưng vì tình yêu, cả hai vẫn quyết định tiến đến hôn nhân.

Thế nhưng, cuộc sống vợ chồng lại chẳng mấy thuận hòa vì vợ nhạc sĩ Hoàng Trọng là một người hay ghen, lúc nào cũng nghĩ ông có người khác. Và đỉnh điểm của những cơn ghen là khi cô con gái út Bạch La được 3 tháng tuổi, bà khăn gói bỏ đi, để lại chồng với ba con nhỏ dại.

“Ngày đó tôi còn bé không biết gì. Từ ngày mẹ bỏ đi, cha tôi đau khổ lắm. Vì không thể chăm sóc 3 đứa con thơ cùng một lúc nên cha đành gửi hai em tôi về nhà nội, còn tôi thì được gửi vào trường giáo dục, mỗi thứ 7 cha lại vào trường thăm tôi. Mẹ tôi cũng từng đến thăm vài lần, rồi sau đó mất hút, không có tin tức gì. Sau này, cứ ai hỏi về mẹ cha đều bảo bà không còn nữa, nhưng tôi biết mẹ vẫn còn sống ở đâu đó!”, nhạc sĩ Hoàng Nhạc Đô kể lại.



chuyen-tinh-nhac-si-hoang-trong-voi-nguoi-vo-kem-tuoi (1)
Nhạc sĩ Hoàng Trọng (thời trẻ) và con trai Hoàng Nhạc Đô

Một trong những nguyên nhân khiến vợ của nhạc sĩ Hoàng Trọng ghen tuông kinh khủng như vậy là do dư luận thời ấy đồn thổi ông và danh ca Tâm Vấn – một trong những danh ca nổi tiếng nhất của làng tân nhạc thập niên 40, 50, có mối quan hệ mập mờ. Vào khoảng giữa thập niên 1950, Tâm Vấn lập gia đình với nhà báo Thanh Nghị, cùng lúc ấy nhạc sĩ Hoàng Trọng lại cho ra đời nhạc phẩm “Tiễn bước sang ngang” với giọng điệu ngậm ngùi. Thế là người đời càng thêm phần khẳng định chuyện tình cảm của cả hai, nhưng đến nay nó vẫn chỉ là sự đồn đại, không căn cứ cũng không xác thực.

Sau khi vợ ghen tuông bỏ đi, nhạc sĩ Hoàng Trọng sống trong u buồn, đau khổ suốt một thời gian dài và không nghĩ đến việc lấy vợ mới. Theo lời kể của nhạc sĩ Hoàng Nhạc Đô, cha của ông không muốn có vợ khác là vì muốn chứng tỏ cho vợ biết rằng những gì bà nghĩ về ông là hoàn toàn sai: “Xưa mẹ tôi ghen tuông nghĩ rằng cha có người khác, thế nên khi bà đi rồi ông quyết tâm ở vậy để chứng tỏ điều bà nói là sai sự thật”.

Một khoảng thời gian lâu sau đó, giữa phồn hoa nghệ thuật nhạc sĩ Hoàng Trọng đã tìm thấy cho mình người bạn tri kỷ trong âm nhạc là nữ thi sĩ Vĩnh Phúc.

“Cô Vĩnh Phúc làm thơ rất hay, nhưng cô không lãng mạn như những nhà thơ khác mà lại rất chững chạc. Có lần, em út của tôi là Bạch La nghi ngờ cô có tình cảm với cha khi thấy ông thường xuyên phổ nhạc từ thơ của cô và trên bản nhạc nào cũng ký tên, nhưng anh em tôi không ai hỏi cha về điều đó. Cho đến một lần, khi cha tôi ướm thử hỏi Bạch La về việc muốn lấy vợ mới, ngay lập tức Bạch La phản đối, bảo cha có 3 đứa con là đủ rồi, không muốn có thêm ai vào nhà nữa. Từ đó, cha không còn ý định tái hôn nữa. Nhưng mối quan hệ của ông với Bạch La cũng không còn gần gũi như trước. Đặc biệt, sợ con gái buồn ông cũng không còn phổ thơ của cô Vĩnh Phúc nữa”, con trai trưởng của nhạc sĩ Hoàng Trọng kể lại.

Hạnh phúc đến muộn với người vợ nhỏ tuổi

Mãi cho đến tận sau năm 1975, khi con gái út Bạch La đã trưởng thành, có thể thấu hiểu được nỗi cô đơn của nhạc sĩ Hoàng Trọng khi về già, ông mới được con cái động viên đi bước nữa. Người vợ thứ 2 của nhạc sĩ Hoàng Trọng có tên Thu Tâm, ít tuổi hơn cả con gái út Bạch La của ông.

Gần nhau trong một thời gian dài, cả hai nảy sinh tình cảm và quyết định tiến tới hôn nhân với nhau. Thu Tâm từng kể lại rằng: “Nhạc sĩ Hoàng Trọng là người nói năng rất thận trọng, nhưng lại ăn mặc dễ dãi, không thích phê bình hay chỉ trích người khác, thích cầu tiến, tự học, tự tra cứu sách vở rất nhiều. Bề ngoài ông trông lạnh lùng, đạo mạo nhưng tâm hồn lại rất trẻ trung, lúc nào cũng chắt chiu gìn giữ kỷ niệm của những người thân quen. Có lúc, Thu Tâm hoài nghi về chuyện tình cảm không bình thường này thì anh Hoàng Trong tâm sự rằng anh tin chuyện mình sẽ thành ngay từ khoảnh khắc nắm bàn tay Thu Tâm lần đầu tiên. Và niềm tin yêu của anh đã biến thành sự thật, nhờ anh Thu Tâm cũng tin tưởng vào niềm tin yêu đó. Tuy tuổi tác chênh lệch nhiều nhưng cả hai tâm hồn lại rất hợp nhau qua âm nhạc, qua mơ mộng và qua những đức tính cơ bản của con người là lòng chân thật và sự ân cần đến người khác…”.



chuyen-tinh-nhac-si-hoang-trong-voi-nguoi-vo-kem-tuoi (2)
Gia đình nhạc sĩ Hoàng Trọng và người vợ thứ hai Thu Tâm

Sau khi về chung một nhà, cả hai có với nhau 2 người con lần lượt là Thiên Út (1980) và Kim Mi (1983). Vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Trọng sống với nhau hạnh phúc ở Việt Nam một thời gian, đến năm 1922 thì sang Mỹ định cư. Tại đây, nhạc sĩ Hoàng Trọng đã sống những năm tháng cuối đời trong niềm vui, niềm hạnh phúc cùng với gia đình và âm nhạc.

Vào năm 2008, tưởng nhớ 10 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, người vợ Thu Tâm đã viết ra những lời tâm tình đầy cảm xúc dành cho ông: “Khi Hoàng Trọng vĩnh biệt cõi trần, Thu Tâm có dịp thu xếp các giấy tờ ngổn ngang nằm trong phòng riêng của anh thì vô tình bắt gặp những thư từ và những mẩu giấy nhắn tin cũ mà Thu Tâm từng gắn vào cửa sổ nhà Hoàng Trọng từ những ngày quen biết… Lặng người để nước mắt tuôn trào. Kỷ niệm chợt ùa về, từ phút giây đầu tiên Thu Tâm bước vào ban nhạc và trông thấy Hoàng Trọng mặc chemise trắng dài tay ngồi bên cửa sổ đang viết hòa âm. Tóc muối tiêu lất phất bay, trông anh lúc ấy như tiên ông đạo cốt, cho nên dạo ấy khi viết thư cho Hoàng Trọng, Thu Tâm thường gọi anh là Tiên Ông và mình là Tiên Cô…

Cảm ơn Hoàng Trọng, cảm ơn tình yêu mà anh đã mang đến cho Thu Tâm từ thuở đôi mươi với bao thăng trầm trong cuộc sống. Cảm ơn Hoàng Trọng đã mang tiếng hát của Thu Tâm bay bổng trong vòm trời nghệ thuật, đi xa và Thu Tâm có cảm tưởng là mình “trẻ mãi không già” khi đi bên Hoàng Trọng hay nghĩ đến Hoàng Trọng”.

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ở tuổi 16 trăng tròn, chàng thiếu niên Hoàng Trọng đã có cho mình nhạc phẩm đầu tay, ghi tên vào hàng những nhạc sĩ tiên phong của làng tân nhạc Việt. Trước khi di cư vào Nam năm 1954, ông đã là một tên tuổi lớn ở miền Bắc với hàng loạt nhạc phẩm để đời như “Tiếng đàn ai”, “Thu qua”, “Bóng trăng xưa”, “Khóc biệt kinh kỳ”,…. Bằng khả năng và kinh nghiệm của mình, chỉ một thời gian ngắn lưu lạc ở Sài Gòn ông đã thành lập ban Tiếng Tơ Đồng vang vọng một thời và viết ra một số lượng nhạc phẩm đồ sộ, để lại dấu ấn đặc trưng trong lòng công chúng yêu nhạc.

Nhắc đến sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của nhạc sĩ Hoàng Trọng sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến những bản nhạc mang điệu tango nổi tiếng của ông. Chính những bản nhạc bất hủ ấy đã khiến ông được ưu ái gọi với danh xưng “Vua tango” lừng lẫy một thời.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc và chuyện tình ngọt ngào lẫn đắng cay với học giả Vương Hồng Sển
[ad_1] Nghệ sĩ Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ban đầu, bà đi biểu diễn hát bội với biệt...

Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
Top 5 bài nhạc phổ thơ hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy
[ad_1] Nhạc phổ thơ của Phạm Duy đa dạng về tiết tấu, phong phú trong cảm xúc. Nhạc phổ thơ của ông lúc trữ tình thi vị, lúc lại lặng...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Lời đắng cho cuộc tình”: Bản “thất tình ca” dành cho mối tình si của danh ca Duy Khánh
[ad_1] VỀ CA KHÚC "LỜI ĐẮNG CHO CUỘC TÌNH" Tên ca khúc: Lời đắng cho cuộc tình Nhạc sĩ sáng tác: Nhật Ngân Năm ra đời: 1989 Thể loại: Nhạc...

Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
Chuyện tình buồn “sớm nở tối tàn” của nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan
[ad_1] Chân dung nhạc sĩ Châu Kỳ và danh ca Mộc Lan Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh ngày 5/11/1923 tại làng Dưỡng Mong, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế....

ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
ĐÁNH GIÁ DÒNG GUITAR FENDER HIGHWAY
[ad_1] Fender đang có một sứ mệnh. Công ty không chỉ làm hài lòng những người truyền thống với những cây đàn guitar có thiết kế phản ánh gốc rễ...

“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
“Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ” của Hoàng Thi Thơ: Xót xa cho mối tình đẹp thời chiến loạn
[ad_1] CA KHÚC "CHUYỆN TÌNH CÔ LÁI ĐÒ BẾN HẠ” Tên các khúc: Chuyện tình cô lái đò Bến Hạ  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: 1971 Ca...

“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
Ca khúc “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương: Bức tranh tả thực đời sống nghèo khó bên cạnh phồn hoa đô thị
[ad_1] CA KHÚC "XÓM ĐÊM" Sáng tác: Phạm Đình Chương Thể loại: Nhạc quê hương Năm ra đời: 1955 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thái Thanh và Ban hợp...

“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
“Cho em quên tuổi ngọc” – Tuyệt tác duy nhất được Lam Phương viết bằng 2 thứ tiếng
[ad_1] CA KHÚC “CHO EM QUÊN TUỔI NGỌC” Tên các khúc: Cho em quên tuổi ngọc Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1984 Ca sĩ trình bày...

Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
Chuyện tình Dương Thiệu Tước – Minh Trang [P1]: Kết mối duyên nồng nơi xứ Huế
[ad_1] Trong cuốn sách “Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến” xuất bản năm 1996, nhạc sĩ Lê Hoàng Long đã kể lại những kỷ niệm, câu chuyện về những...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GAETAN DONIZETTI (1797 – 1848)
[ad_1] Domenico Gaetano Maria Donizetti cất tiếng khóc chào đời ngày 29 tháng 11 năm 1797 tại một căn hầm rượu cũ nát của một căn nhà nằm sát sườn...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
Hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh: Tiếng khóc thương xé lòng của người mẹ liệt sĩ mất con
[ad_1] THÔNG TIN VỀ CA KHÚC BÀ MẸ GIO LINH Tên nhạc phẩm: Bà mẹ Gio Linh. Nhạc sĩ sáng tác: Phạm Duy. Thể loại: Nhạc cách mạng.  Năm ra...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Hương xưa” của Cung Tiến: Từ bài hát tặng bạn đến bản tình ca bất hủ
[ad_1] VỀ NHẠC PHẨM HƯƠNG XƯA Tên ca khúc: Hương xưa Nhạc sĩ sáng tác: Cung Tiến Thể loại: Nhạc tiền chiến Năm ra đời: 1957 Nằm trong album: Ca...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Nỗi lòng người đi”: Tuyệt phẩm trữ tình sống mãi cùng năm tháng
[ad_1] VỀ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI Tên ca khúc: Nỗi lòng người đi Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Thể loại: Trữ tình Năm ra đời: 1965 Nằm trong album:...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Vì đó là em”: Tình yêu trĩu nặng trong tâm hồn
[ad_1] VỀ CA KHÚC VÌ ĐÓ LÀ EM Tên ca khúc: Vì đó là em Nhạc sĩ sáng tác: Diệu Hương Thể loại: Nhạc trẻ Nằm trong album: CD solo...