Hơn một thập kỷ đắm chìm trong men rượu để quên sầu
Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau 1950. Bên cạnh đó, ông còn là ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với nghệ danh Hoài Bắc.
Thời ấy, ban hợp ca Thăng Long là cái tên có ảnh hưởng lớn đến làng nhạc Sài Gòn. Hầu hết các phòng trà, rạp hát nào có sự hiện diện của họ đều “cháy vé”. Chính môi trường âm nhạc sôi động này đã giúp Phạm Đình Chương gặp gỡ, yêu và nên duyên với cô ca sĩ nóng bỏng Khánh Ngọc.
Năm ấy, Khánh Ngọc là ngôi sao sáng chói của bầu trời nghệ thuật Sài Gòn. Bà được trao danh xưng “ngọn núi lửa” vì sở hữu thân hình nóng bỏng, gợi cảm. Bà là mục tiêu săn đón của nhiều đại gia Sài thành.
Lần đầu gặp, Phạm Đình Chương đã trúng tiếng sét ái tình. Ông đã chinh phục được “ngọn núi lửa” Khánh Ngọc bằng vẻ ngoài điển trai, sự tỉ mỉ và danh thế lừng lẫy của ban hợp Thăng Long. Sau một thời gian yêu đương, họ về chung nhà trong sự ngưỡng mộ xen lẫn ghen tị của nhiều người.
Trái ngọt của cuộc hôn nhân là đứa con trai kháu khỉnh. Nhưng khi con được khoảng 4 tuổi, Phạm Đình Chương nghe phong phanh nhiều điều tiếng không hay nói rằng Khánh Ngọc có người đàn ông khác. Nhưng vì quá yêu vợ và tin tưởng vợ mà ông bỏ mặc ngoài tai. Ông tránh những câu hỏi của dư luận, báo chí về chuyện đời tư của mình.
Thế nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến. Vào một buổi tối định mệnh, theo yêu cầu của một người bạn, Phạm Đình Chương đã có mặt và bắt quả tang vợ đang cùng nhân tình “ăn chè” ở tận miệt Nhà Bè nằm vùng sen Sài Gòn.
Đau đớn nhân lên nhiều lần khi Phạm Đình Chương phát hiện nhân tình của vợ là nhạc sĩ Phạm Duy – chồng ca sĩ Thái Hằng (chị gái của Phạm Đình Chương). Đây là mối quan hệ ngoài luồng đầy ê trề và oan nghiệt.
Chứng kiến cảnh này, Phạm Đình Chương như chết nặng. Trời đất như đổ sụp dưới chân ông. Ông phải nhờ người bạn dìu mới gắng gượng đi về được.
Nhiều người kể lại, những ngày sau đó, Phạm Đình Chương đã khóc hết nước mắt vì bi kịch gia đình. Nhưng sau tất cả, ông quyết định đâm đơn ra tòa xin ly hôn và được quyền nuôi hai người con chung. Cuộc hôn nhân nghiệt ngã này đã khiến cuộc đời ông rẽ sang một lối khác. Hơn một thập kỷ, cuộc sống của ông chỉ còn lại nỗi buồn, nỗi đau, sự uất hận về hai chữ tình. Có thời gian ông đắm chìm trong hơi men để vơi vai nỗi sầu…
Chân dung người phụ nữ đã “cứu” Phạm Đình Chương khỏi nỗi tuyệt vọng
Sau hơn một thập kỷ chìm đắm trong men rượu để quên cuộc hôn nhân bất hạnh, ông tái hôn với một người phụ nữ tên Mỹ. Theo lời danh ca Phương Dung, đó là người phụ nữ đẹp, chấp nhận ở phía sau hỗ trợ chồng.
Thế là ông trở dậy, ngồi vào đàn, phổ một mạch thành bài “Nửa hồn thương đau”. Bài hát này là những ca từ đầy bi thương, day dứt, tuyệt vọng về mối tình quá nhiều đau khổ. Tiết tấu dàn trải, nghe như tiếng khóc nấc nghẹn ngào, như tắc lại hơi thở.
Về sau, ca khúc được Thái Thanh (em gái của ông) thu thanh và trình bày. Ca khúc nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được đưa vào phim “Chân trời tím”. Nhờ vậy mà ca khúc được nhiều người biết đến, nhanh chóng lan tỏa khắp miền Nam, bay ra hải ngoại.
Ở Sài Gòn lúc đó có cô gái tên Mỹ rất thích ca khúc này, lại biết rõ hoàn cảnh cô đơn, đau khổ của tác giả nên đã sẵn sàng đến với ông và trở thành vợ thứ 2 của ông. Cô Mỹ là người có nhan sắc, tính tình đôn hậu, dịu dàng, sẵn sàng băng rịt vết thương lòng đang rỉ máu của chồng…
Nhận xét về cô Mỹ, ca sĩ Phương Dung chia sẻ: “Tôi luôn thán phục chị bởi chị là người đã rất can đảm đi vào cuộc đời của một người tưởng chừng đã đau khổ, buông xuôi hết và an ủi anh cho đến cuối cùng. Nhờ “tái sinh” trong cuộc hôn nhân này mà sau Phạm Đình Chương tiếp tục sáng tác và có được một gia tài âm nhạc đồ sộ như sau này chúng ta thấy”.
Tấm lòng vị tha, bao dung của đức hi sinh đã khiến Phạm Đình Chương lấy lại được sự thăng bằng trong cuộc sống, tiếp tục sáng tác ra nhiều nhạc phẩm hay hơn trước.
Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai thời kỳ rõ rệt: Trước và sau đổ vỡ hôn nhân. Thời kỳ đầu sáng tác cho đến khi ly hôn Khánh Ngọc, ông viết những ca khúc trong sáng, tươi vui, hôn nhiên như: Đến trường, Được mùa, Đón xuân, Trăng rừng… Kể từ sau ly hôn, âm nhạc của ông trầm lắng, vương vất nỗi buồn khó nói. Ngoài ca khúc “Nửa hồn thương đau”, ông còn viết nhiều bài khiến các ca sĩ đồng cảm, tìm hát như: Xóm đêm, Xuân tha hương, Đôi mắt người Sơn Tây b(thơ Quang Dũng), Người đi qua đời tôi (thơ Dạ từ), Mắt buồn…
Sau 1975, Phạm Đình Chương và vợ qua Mỹ Định Cư. Người vợ thứ hai gắn bó với ông cho đến khi ông qua đời vào ngày 22/8/1991, hưởng thọ 63 tuổi. Hiện nay, nhiều ca khúc của ông vẫn diện diện trong đời sống tinh thần của ông chúng, nhất là bà con Việt Kiều xa xứ.