Chuyện ít biết về mối duyên thơ nhạc Phạm Duy – Minh Đức Hoài Trinh và 2 ca khúc phổ thơ bất hủ


Ba lần gặp nhau hi hữu tạo nên mối duyên thơ – nhạc

Minh Đức Hoài Trinh (tên khai sinh là Võ Thị Hoài Trinh, 1930 – 2017) là nữ văn sĩ, phóng viên chiến trường. Bà còn dùng một số bút danh khác như Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. 

Nữ sĩ Hoài Trinh sinh ra ở Huế, trong một gia đình danh gia vọng tộc, dòng dõi Xuân Hòa hầu Võ Liêm – Thượng thư bộ Lễ dưới 2 triều Hoàng đế Khải Định và Bảo Đại (nhà Nguyễn). Năm 15 tuổi, bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp một thời gian ngắn. Sau đó bà lại trở về Huế tiếp tục học tập.

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh nổi tiếng với hai bài thơ “Kiếp nào có yêu nhau” và “Đừng bỏ em một mình”. Hai bài thơ này trở nên nổi tiếng hơn khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Không thể phủ nhận, qua khối óc tài hoa của Phạm Duy, hai ca khúc này nhanh chóng tạo ra tiếng vang và tên tuổi của Minh Đức Hoài Trinh bay xa hơn. 



moi-duyen-tho--nhac-giua-pham-duy-va-minh-duc-hoai-trinh-0
Nhạc sĩ Phạm Duy và nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh đã có 3 lần gặp gỡ, trò chuyện về thơ và nhạc

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy cũng dành một số trong viết trong hồi ký “Vang vọng một thời” để kể về sự kết hợp thơ – nhạc qua hai ca khúc “Kiếp nào có yêu nhau” và “Đừng bỏ em một mình”. Ông viết: “Bấy giờ tôi là quân nhân,… bỗng gặp Minh Đức Hoài Trinh lúc đó 17 tuổi từ thành phố Huế thơ mộng chạy ra với kháng chiến (đi kháng chiến ở Thanh Hóa). Nàng đem theo đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô. Từ Tướng Tư Lệnh Nguyễn Sơn cho đến các văn nghệ sĩ, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ con… ai ai cũng mê mẩn cô bé này. Phạm Ngọc Thạch từ trung ương đi bộ xuống vùng trung du để vào Nam Bộ, khi ghe qua Thanh Hóa cũng phải tới Trường Văn Hóa xem mặt Hoài Trinh. Hồi đó, Minh Đức Hoài Trinh đã được Đặng Thai Mai coi như con nuôi và hết lòng nâng đỡ”. 

Đến năm 1954, Phạm Duy gặp Minh Đức Hoài Trinh lần thứ ba khi sang Paris ở khoảng 2 năm. Khi ấy, Hoài Trinh đang sống với người em trai trong một căn nhà nhỏ. Cảm thấy 3 lần gặp nhau là cái duyên khó ai có được nên nhạc sĩ Phạm Duy đã quyết định trò chuyện với nàng và xin phép được soạn hai bài ca từ hai bài thơ của Hoài Trinh. 

Vị “phù thủy âm nhạc” Phạm Duy đã nhanh chóng đọc thơ, bắt được những ý thơ tuyệt hay của Minh Đức Hoài Trinh để thả tung lên bầu trời âm nhạc, chuyển thể thành hai tuyệt phẩm để đời. Cho đến nay, hai ca khúc này vẫn được công chúng mến mộ. 

Phạm Duy dùng dùng nhạc phổ từ thơ của Minh Đức Hoài Trinh để nói về cái gọi là “bí quyết phổ nhạc”

Năm 2011, nhà phê bình Đặng Tiến (Pháp) trong bài “Phạm Duy” Thơ phổ nhạc” có nhận định: “Trên 300 bài nhạc phổ thơ thì có khoảng 100 bài phổ biến một số bài được truyền tụng, trở thành kinh điển trong lịch sử âm nhạc, khiến nhiều người dọ hỏi ‘bí quyết’ phổ nhạc. Có lúc làm Phạm Duy bực mình, vì ‘làm nhạc chớ cơ phải nấu phở đâu’. Nhưng có lúc nhạc sĩ vui tính trả lời, như khi đưa ra ví dụ bài ‘Kiếp nào có nhau’, phổ nhạc thơ Minh Đức Hoài Trinh (năm 1958) và thổ lộ bí quyết”.

Lời bài hát “Kiếp nào có yêu nhau” của Phạm Duy:

“Đừng nhìn em nữa anh ơi!

Hoa xanh đã phai rồi, hương trinh đã tan rồi

Đôi mi đã buông xuống, môi nhăn đã quên cười.

Hẳn người thôi đã quên ta!

Trăng Thu gầy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ.

Gặp người chăng? Gặp người chăng, nhắn cho ta

Hoa xanh đã bơ vơ, đêm sâu gối ơ thờ.

Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau

Hoa xanh khi chưa nở, tình xanh khi chưa lo sợ

Bao giờ có yêu nhau, thì xin gạt hết thương đau

Anh đâu anh đâu rồi? Anh đâu anh đâu rồi?…”



moi-duyen-tho-nhac-giua-pham-duy-va-minh-duc-hoai-trinh-7
Tờ nhạc “Kiếp nào có yêu nhau”

Nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ: “Bạn bè yêu nhạc thường hỏi tôi về cái gọi là ‘bí quyết phổ nhạc’. Âu là tôi xin phép nữ sĩ Hoài Trinh cho tôi in ra sau đây nguyên bản bài thơ để bạn so sánh:

‘Anh đừng nhìn em nữa

Hoa xanh đã phai rồi

Còn nhìn em chi nữa

Xót lòng nhau mà thôi

Người đã quên ta rồi

Quên ta rồi hẳn chứ

Trăng mùa Thu gãy đôi

Chim nào bay về xứ?

Kiếp nào có yêu nhau

Nhớ tìm khi chưa nở

Hoa xanh tận nghìn sau

Tình xanh không lo sợ…”

Nhạc sĩ Phạm Duy phân tích, sau khi phổ nhạc đã thêm câu thêm chữ. Phổ nhạc là chắp cánh cho thơ bay cao. Bài thơ ngắn ngủi, cô đọng này, vì có thêm chữ nên không còn tiết vần đề đều, bằng phẳng nữa. Nó chuyển sang quay cuồng theo nét nhạc, câu nhạc. Giai điệu của câu “Đừng nhìn em nữa anh ơi” chuyển rất đột ngột, đi từ nốt trầm lên nốt cao với hai “nhảy bực” quãng 5 để diễn ra sự tột độ của tình cảm. Cái syncope sau câu “Đừng nhìn em” làm cho mọi người thấy được nghẹn ngào của bài thơ và bài hát.

Cũng phân tích rõ hơn, ca khúc gồm 154 chữ, dài gấp đôi bài thơ gốc, Bài thơ 5 chữ theo luật thi, nhịp lẻ; ca từ nhịp chẵn 6 – 10 theo sườn lục bát vần lưng kết hợp với vần chân; hai câu ngũ ngôn trở thành bán cú cho câu 10 từ với vần giữa câu. Có thể thấy, chỉ về âm luật, bài hát đã khác bài thơ gốc. Câu, từ, âm (đừng… đã) luyến láy tạo ý nghĩa mới cho lời thơ – chưa kể nhạc thuật phong phú, tha thiết mang chất bi kịch hơn.

Nói tóm lại, sự tài hoa của nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa tên tuổi của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh đến gần với công chúng hơn. Và đưa “Kiếp nào có nhau” trở thành nhạc phẩm bất hủ, đến nay vẫn được công chúng đón nhận nồng nhiệt.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WILTOLD LUTOSLAWSKI (1913-1994)
[ad_1] Âm nhạc Ba Lan nửa sau thế kỷ 20 xuất hiện một nhân vật có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển – nhà soạn nhạc Witold Lutoslawski...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Trúc đào”: Nhạc thơ tràn muôn lối!
[ad_1] CA KHÚC “TRÚC ĐÀO" Tên các khúc: Trúc đào Nhạc sĩ sáng tác: Anh Bằng Phổ thơ: "Trúc đào" của Nguyễn Tất Nhiên Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình...

BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
BÍ QUYẾT THỂ HIỆN CẢM XÚC TRONG ÂM NHẠC
[ad_1] Bạn có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình trong âm nhạc không? Một trong những khả năng lớn nhất mà bạn có thể có với tư cách...

“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...