Cha đẻ ca khúc “Tháng sáu trời mưa” là Ngô Thụy Miên hay Hoàng Thanh Tâm?


“Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt/ Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa…” Câu hát nổi tiếng này có lẽ đã đi vào tiềm thức của rất nhiều thế hệ yêu nhạc Việt.

Âm nhạc
Amnhac.net

Ai là cha đẻ của “Tháng sáu trời mưa”?

Nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa” là bài hát được lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của thi sĩ Nguyên Sa (1932 – 1998), đã đi vào lòng khán giả yêu nhạc suốt hàng chục năm qua. Thế nhưng, không phải ai cũng biết được chính sáng tác giả của ca khúc này là nhạc sĩ Ngô Thụy Miên hay nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm.

Thật ra, cả hai nhạc sĩ này đều cùng phổ nhạc từ bài thơ “Tháng sáu trời mưa” của Nguyên Sa. Sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên ra đời vào năm 1984, còn đứa con tinh thần của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm lại ra đời vào năm 1987, cách sau 3 năm. Thế nhưng, gần như các bản thu âm “Tháng sáu trời mưa” mà mọi người quen thuộc và yêu thích cho đến ngày nay là nhạc phẩm của Hoàng Thanh Tâm. Có lẽ, sự nhầm lẫn này xuất phát từ sự gắn bó thân thiết giữa thơ và nhạc của Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên trước đó. Nên khi nghe một bản nhạc được phổ từ thơ của Nguyên Sa, người ta sẽ mặc định và nhớ ngay đến cái tên Ngô Thụy Miên.



cha-de-thang-sau-troi-mua-la-ngo-thuy-mien-hay-hoang-thanh-tam (2)
ca khúc “Tháng sáu trời mưa” của nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm ra đời vào năm 1987

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã viết trên blog của mình như sau: “Có nhiều người lầm tưởng nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa” phổ từ thơ Nguyễn Sa do ca sĩ Thái Hiền trình bày lần đầu tiên là sáng tác của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Thực tế, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng có phổ nhạc từ bài thơ này vào năm 1984. Nhưng khi bản nhạc phổ thơ của Hoàng Thanh Tâm ra đời vào năm 1987, tạo thành hiện tượng ở hải ngoại thì sự lẫn lộn giữa hai tên tác giả đã xảy ra. Riêng bản thân tôi, khi phổ nhạc bài thơ của Nguyên Sa vào năm 1987 ở Úc Châu, tôi không hề biết nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc bài này trước đó. Cho đến vài năm sau, khoảng năm 1990 – 1991, khi biết tin nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng phổ nhạc bài này thì tôi vẫn nghĩ nhạc phẩm đó được viết sau bản phổ thơ của tôi. Mãi đến tận năm 2003, qua những thông tin trên mạng tôi mới biết mình là người viết sau”.

Ca khúc “Tháng sáu trời mưa” của Ngô Thụy Miên có giai điệu nhẹ nhàng, chậm rãi hơn so với bản nhạc cùng tên của Hoàng Thanh Tâm. Nếu như bản nhạc của Ngô Thụy Miên giống như cuộc hẹn hò của những người mới bắt đầu yêu, mượn màn mưa để làm cái cớ ngồi bên nhau. Thì “Tháng sáu trời mưa” của Hoàng Thanh Tâm lại mang một phong vị khác, về một mối tình dồn giã, quấn quýt say mê. Qua giọng hát mượt mà của ca sĩ Thái Hiền, tình yêu cuồng nhiệt của đôi trẻ lại càng trở nên đắm đuối, say mê.

“Tháng sáu trời mưa” – Sự đồng điệu trong tâm hồn giữa nhà thơ và chàng nhạc sĩ

Với nét nhạc tài hoa và sự đồng điệu trong tâm hồn, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã thành công trong việc đưa ý tưởng của thi sĩ Nguyên Sa thành một tình khúc bất hủ.

Yêu thích thơ của Nguyên Sa bao nhiêu, công chúng lại càng thích tình khúc “Tháng sáu trời mưa” của “tiểu phượng hoàng” làng nhạc hải ngoại bấy nhiêu. Bởi cái hay của chàng nhạc sĩ tài hoa này chính là giữ nguyên những câu thơ “gợi niềm chăn chiếu” của Nguyên Sa vào trong bài hát. Để rồi ca từ và giai điệu quấn quýt lấy nhau, khiến cảm xúc càng trở nên mãnh liệt:

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng

Tóc em mềm anh chẳng tiếc mùa xuân

Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân

Vì anh gọi tên em là nhan sắc



cha-de-thang-sau-troi-mua-la-ngo-thuy-mien-hay-hoang-thanh-tam (1)
“Tháng sáu trời mưa” của Hoàng Thanh Tâm đã trở thành hiện tượng của làng nhạc hải ngoại

Anh vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc

Anh sẽ nâng tay cho ngọc sát kề môi

Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai

Và bên em tiếng đời đi rất vội

Dù trời không mưa anh cũng lạy để trời mưa, để màn mưa phong kín đường về, để đêm dài vô tận và để mình ở bên nhau cho trọn vẹn đam mê.

Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt

Trời không mưa em có lạy trời mưa

Anh vẫn xin mưa phong kín đường về

Anh nhớ suốt đời mưa tháng sáu.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
“Kiếp nghèo” đưa chàng nhạc sĩ nhập cư Lam Phương một bước lên mây, trở thành đại gia nức tiếng một thời
[ad_1] CA KHÚC “KIẾP NGHÈO" Tên các khúc: Kiếp nghèo Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1954 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Thanh Thúy, Thanh Tuyền,... Hoàn cảnh...

Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
Hồi ức về Trường ca “Sông Lô’’ của nhạc sĩ Văn Cao
[ad_1] Trong cuốn hồi ký “Văn Cao - Đời & nghiệp" do nhà thơ Văn Thao – con trai nhạc sĩ Văn Cao viết có một bài viết về hoàn...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Từ “người tiên phong” đến “cây đại thụ” của dòng nhạc vàng Việt Nam
[ad_1] HỒ SƠ NHẠC SĨ HOÀNG ANH THƠ Tên thật: Hoàng Thi Thơ Nghệ danh: Hoàng Thi Thơ, Tôn Nữ Trà My, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu...

Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
Tượng đài âm nhạc Lưu Hữu Phước và 2 bài hát bất hủ về Bác Hồ kính yêu
[ad_1] Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt,...

“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
“Phút cuối” – Lời tuyệt vọng nhạc sĩ Lam Phương viết cho đoạn tình oan trái
[ad_1] CA KHÚC “PHÚT CUỐI” Tên các khúc: Phút cuối Nhạc sĩ sáng tác: Lam Phương Năm phát thành: 1971 Ca sĩ trình bày tiêu biểu: Túy Hồng – Diên...

“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
“Người ngoài phố” – Bản tình ca bất hủ ra đời từ cảnh… không có tiền sắm Tết?
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI NGOÀI PHỐ" Tác giả: Anh Việt Thu Thể loại: Quê hương  Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Thanh Tuyền,...

Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
Nhạc sĩ Từ Công Phụng và ca sĩ Từ Dung: Trai tài gặp giai nhân giúp nền tân nhạc có thêm cặp song ca ăn khách
[ad_1] Tài và sắc đã trói buộc Từ Công Phụng và Từ Dung vào nhau, để họ nên vợ thành chồng. Và nền tân nhạc có thêm một cặp song...

Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
Nhạc sĩ Song Ngọc: Sống tận hiến với cuộc đời nghệ thuật đầy rực rỡ
[ad_1] HỒ SƠ TIỂU SỬ NHẠC SĨ SONG NGỌC Tên thật: Nguyễn Ngọc Thương Nghệ danh: Song Ngọc, Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh...

“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
“Rong chơi cuối trời quên lãng” bản nhạc tình đau thương của Hoàng Thi Thơ
[ad_1] CA KHÚC "RONG CHƠI CUỐI TRỜI QUÊN LÃNG” Tên các khúc: Rong chơi cuối trời quên lãng  Nhạc sĩ: Hoàng Thi Thơ Năm phát thành: trước năm 1975 Ca...

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DÂY ĐÀN GUITAR CLASSICAL
[ad_1] Dây đàn guitar classic (cổ điển) là loại dây đàn được sử dụng cho đàn guitar classic. Nếu dây đàn guitar acoustic modern và dây đàn guitar điện được...

Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
Vài thông tin hay về “Người tình mùa đông” – nhạc phẩm làm nên tên tuổi ca sĩ Như Quỳnh
[ad_1] CA KHÚC "NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG" Nguyên tác: Miyuki Nakajima Lời Việt "Người tình mùa đông": Anh Bằng Lời Việt "Thuyền tình trên sông": Khúc Lan Lời Việt "Còn...

Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
Bài báo cũ năm 1957 về Thái Hằng: Phẩm chất của một danh ca và sự điềm đạm, duyên dáng của người phụ nữ ở độ tuổi chín muồi
[ad_1] Danh ca Thái Hằng (tên thật là Phạm Thị Quang Thái) là người vợ tào khang của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu của các ca sĩ...

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ARNOLD BAX (1883 – 1953)
[ad_1] Tên đầy đủ của Sir Arnold Bax là Arnold Edward Trevor Bax.Ông sinh ngày 8 tháng 12 năm 1883 tại Streatham, London, Anh Quốc và mất ngày 3 tháng...

3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
3 KIẾN THỨC CẦN THIẾT KHI MUA ĐÀN CLASSIC
[ad_1] Đối với những người mới học chơi đàn thì không thể bỏ qua việc sở hữu một cây đàn guitar classic cao cấp với thiết kế cổ điển, âm...

Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
Vì sao ban nhạc anh chị em nhà họ Phạm lại chọn cái tên “Thăng Long”?
[ad_1] Thông tin cơ bản về ban hợp ca Thăng Long Thành lập: 1949 tại Hà Nội Thể loại: Nhạc tiền chiến Hoạt động sôi nổi: Thập niên 1950 Ca...

Hợp âm xem nhiều

01. Khi mà anh chưa đến - Tịnh Hiếu

02. Mình yêu mất rồi - Bạn Khoa

03. Sẽ có ngày về - Pet Huy Hoàng

04. Em ngủ trong một mùa đông - Đăng Khánh

05. Một ngày ta xa nhau - Vĩnh Tâm

06. Kỷ niệm chiều mưa - Mai Nguyễn

07. Bông hồng cho mẹ - Võ Tá Hân

08. Bạc Liêu tôi - Đặng Thành Vinh

09. Cơn cám dỗ - Y Vũ

10. Kỷ niệm ngày cưới - Nhạc Ngoại

11. Đông - Vũ Cát Tường

12. Tình yêu cuối cùng (Zuì hòu yī gè ài de rén – 最后一个爱的人) - Nhạc Hoa

13. Hương đêm bay xa - Châu Đăng Khoa

14. Nỗi đau chẳng nguôi ngoai - An Clock

15. Anh bơ vơ mà - Đang cập nhật

16. Mặt trời lạnh - Minh Khang

17. Màu hoa cúc - Đài Phương Trang

18. Đêm đô thị - Y Vân

19. Qui Nhơn xa rồi lại nhớ - Hoàng Thông

20. Buồn vui như sương khói - Nguyễn Tuấn Khanh

21. Những đứa con da vàng - Nguyễn Minh Hải

22. Jesus – Đấng phục sinh - Samuel Pan

23. Tết là để về nhà - Lê Viết Thông

24. Ngẫu hứng bài chòi - Phạm Hồng Biển

25. Tháng mấy hoa cười - Đài Phương Trang

26. Chuyện tình Saka - Đăng Phong

27. Khúc vu quy buồn (Tình yêu thật là ngu ngốc – cing si naa mo ban – 情是那麼笨) - Nhạc Hoa

28. Chuyện hôm qua - Hoàng Hiệp

29. Bên nhau mùa Giáng sinh (Đừng giả vờ miễn cưỡng – bit gaa zong se bat dak -別假裝捨不得) - Nhạc Hoa

30. Hồn bướm mơ tiên - Mai Trường