Phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm: “Viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi”


Vào tháng 7/2008, Tuần báo Văn Nghệ đã có một buổi phỏng vấn với nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. Trong buổi phỏng vấn này, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã có dịp trải lòng mình với những công chúng yêu mến âm nhạc của ông. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài phỏng vấn!

Anh đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác khi nào và trong hoàn cảnh nào? Nhạc phẩm nào là tác phẩm đầu tay của anh?

Nếu cho rằng sáng tác nhạc là sự sáng tạo được thể hiện bằng những cao độ của những nốt nhạc và lời, hát lên cho người khác nghe và chia sẻ được những cảm xúc của mình thì có thể nói rằng tôi đã bắt đầu sáng tác từ năm 1973 ở Việt Nam. Lúc đó tôi 13 tuổi, tôi phổ nhạc từ bài thơ “Cô gái mơ” của thi sĩ Nguyễn Bính. Nhưng nếu nói theo đúng nghĩa “viết nhạc”, thể hiện những nốt nhạc và lời trên trang giấy thì nhạc phẩm “Trả lại thoáng mây bay” viết tại Bruxelles năm 1980 do ca sĩ Lệ Thu thâu âm lần đầu trong album “Thu hát cho người” năm 1982 mới chính là nhạc phẩm đầu tay của tôi.



Bai-phong-van-nhac-si-Hoang-Thanh-Tam-nam-2008 (1)
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh năm 1960 tại Sài Gòn

Tôi bước vào con đường âm nhạc bằng một cách rất ngẫu nhiên và tình cờ. Bởi khi viết xong nhạc phẩm đầu tay cùng với một số bài hát khác, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ mình sẽ trở thành một nhạc sĩ sáng tác, mà đó chỉ là phương tiện để tôi giải tỏa hết những ẩn ức, nỗ cô đơn, sự nhớ thương khi phải đột ngột thay đổi hoàn cảnh và môi trường sống. Nhất là khi phải rời xa quê hương, xa những người thân yêu, trong đó có những mối tình đầu học trò với nhiều kỷ niệm hoa mộng…

Nhưng khi tôi đưa “Trả lại thoáng mây bay” cho ca sĩ Lệ Thu thâu âm và nghe chị hát xong thì tôi cảm thấy tự tin và thêm hứng khởi sáng tác để bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Sau đó, tôi đã tự bay sang Mỹ để thực hiện album đầu tay của mình gồm những nhạc phẩm sáng tác trong thời gian ở Bỉ và Úc mang chủ đề “Lời tình buồn” do trung tâm Giáng Ngọc phát hành tại Mỹ vào năm 1986.

Cho đến nay anh đã viết được bao nhiêu nhạc phẩm, trong toàn bộ sáng tác của mình?

Trong 3 năm ở Bỉ, tôi sáng tác rất nhiều ca khúc, nói lên những cảm xúc rất riêng của mình, những nhớ thương, trăn trở trước những mất mát to lớn của cuộc đời như: “Trả lại thoáng mây bay”, “Dáng xưa”, “Lời cho người tình xa”, “Đêm tha hương”, “Đêm hoàng lan”,…

Năm 1982 tôi sang Úc, 6 năm đầu ở Canberra tôi vướng thêm nhiều hệ lụy của những mối tình ngang trái ở môi trường mới nên rất thơ, đó là khoảng thời gian cao điểm để tôi có nhiều cảm hứng viết thêm nhiều tình khúc, tôi cũng phổ nhạc cho nhiều bài thơ tiền chiến và cận đại. “Tháng sáu trời mưa”, “Lời tình buồn”, “Ngập ngừng”, “Dạ khúc cuối”, “Trong tay Thánh Nữ có đời tôi”,… ra đời.

Tính đến hôm nay tôi đã viết được hơn 60 ca khúc, đa số là những bản tình ca viết nên từ chính tâm sự của mình. Tôi luôn mang một nỗi ám ảnh về “một cõi đi về” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và điều này đã thể hiện rõ trong nét nhạc của tôi như: “Như mây lênh đênh”, “Lời cho người tình xa”, “Một cõi tình xa”, “Xuân mơ”, “Hãy cho nhau tình yêu”,…

Nhiều thính giả đánh giá anh là một trong những nhạc sĩ rất thành công với lĩnh vực nhạc phổ thơ, điển hình là nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa”. Ca khúc này đã mang tên tuổi của anh đến với mọi tầng lớp thính giả ở khắp mọi nơi. Anh có ý kiến gì về nhận định này, cũng như động lực nào đã khiến anh làm nên những cuộc phối ngẫu giữa thơ và nhạc hay đến vậy?



Bai-phong-van-nhac-si-Hoang-Thanh-Tam-nam-2008 (2)
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ bắt đầu sáng tác vào năm 13 tuổi

Tôi rất thích phổ nhạc cho những bài thơ yêu thích, vì đối với tôi phổ nhạc một bài thơ sao cho “thoát” và đưa được những vẫn chữ bằng trắc có sẵn vào trong nhạc sao cho bản nhạc phát ra không bị gượng ép, người nghe nếu không biết trước bài thơ thì sẽ nghĩ rằng lời và nhạc là do cùng một người viết chính là một thử thách lớn. Bởi điều này không chỉ đòi hỏi ở kỹ thuật mà còn cần cả năng khiếu trời cho mới có thể chọn lựa những nốt nhạc hay cung bậc làm cho người nghe thích thú và khoải cảm được. Tôi đã rất may mắn khi đem được những bài thơ mình yêu thích vào trong âm nhạc và đa số những phi phẩm mà tôi phổ nhạc đều được khán giả đón nhận cũng như được các ca sĩ yêu thích trình diễn như: “Tháng sáu trời mưa”, “Ngập ngừng”, “Cô Hái Mơ”, “Đêm hoàng lan”, “Đây thôn vỹ dạ”,… Tôi chỉ phổ nhạc cho những bài thơ tôi “cảm” được chứ không viết nhạc theo đơn đặt hàng hay vì nể tình một người nào cả.

Với một “bề dầy” sáng tác như vậy nhưng ít khi nào thấy anh xuất hiện hay hoạt động văn nghệ ở xứ Úc này, anh có thể cho biết lý do không?

Tôi là một nghệ sĩ sáng tác chứ không phải là nghệ sĩ trình diễn, nên chuyện ít xuất hiện trước công chúng là lẽ tự nhiên. Hơn nữa tôi cũng là người có đời sống hơi trầm lặng và khép kín. Tôi chỉ âm thầm sáng tác và phổ biến những nhạc phẩm của mình đến với khán giả thông qua các phương tiện truyền thông và tôi nghĩ như vậy cũng là đủ cho tôi đến với những khán giả yêu mến mình và cũng bày tò được tâm tư tình cảm của mình qua âm nhạc, sẻ chia chúng với những khán giả đồng cảm.

Anh có còn tiếp tục sáng tác trong thời gian tới không?

Với quá trình sáng tác nhạc hơn một phần tư thế kỷ qua tôi nghĩ rằng việc viết nhạc đã trở thành một nghiệp dĩ đối với tôi và gắn liền với cuộc đời tôi nên tôi biết mình sẽ còn tiếp tục nghiệp dĩ này cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.



Theo Amnhac.net

Các bài viết khác:
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
“Mùa xuân đó có em” – ca khúc nổi tiếng ra đời trong tâm trạng lo âu của Anh Việt Thu
[ad_1] VỀ CA KHÚC"MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM" Tên ca khúc: Mùa xuân đó có em Nhạc sĩ sáng tác: Anh Việt Thu Thể loại: Nhạc xuân Năm ra đời:...

Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
Ca khúc “Niệm khúc cuối” của Ngô Thụy Miên: Bản tình ca đẹp nhất, cao thượng nhất và nam tính nhất
[ad_1] CA KHÚC "NIỆM KHÚC CUỐI" Nhạc sĩ sáng tác: Ngô Thụy Miên Năm ra đời: 1971 Thể loại: Tình ca Ca sĩ thể hiện tiêu biểu: Tuấn Ngọc, Khánh...

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Giọt lệ đài trang”: Tiếc thương nàng tiểu thư khuê cát một thời!
[ad_1] CA KHÚC “GIỌT LỆ ĐÀI TRANG” Tên ca khúc: Giọt lệ đài trang Nhạc sĩ sáng tác: Châu Kỳ Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát thành: 1969 Ca...

Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
Ý thức thực tế về hoàn cảnh đất nước trong âm nhạc của Anh Bằng
[ad_1] Dưới đây là đôi lời bình phẩm về âm nhạc của Anh Bằng được nhà thơ Du Tử Lê viết vào tháng 9 năm 2011. Tôi không biết trước...

Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
Phạm Duy – Khánh Ngọc và cuộc tình ngoài luồng bùng cháy từ phim?
[ad_1] Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan ANh (SN 1937) tại Hà Nội. Bà là trái ngọt của mối tình mẹ Việt cha người Minh Hương....

Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
Ca sĩ Tuấn Vũ: Cuộc đời nhiều thăng trầm của “phượng hoàng không mỏi” đình đám nhất nhì làng nhạc hải ngoại
[ad_1] HỒ SƠ - TIỂU SỬ CA SĨ TUẤN VŨ Tên thật: Nguyễn Văn Tài. Nghệ danh: Tuấn Vũ. Ngày sinh: 16/12/1959. Quê quán: Bình Thuận (nguyên quán Nghệ An)....

Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
Hoàn cảnh ra đời ca khúc “Không”: Nỗi khắc khoải về mối tình đầu khó quên
[ad_1] CA KHÚC “KHÔNG” Tên ca khúc: Không Nhạc sĩ sáng tác: Nguyễn Ánh 9 Thể loại: Nhạc trữ tình Năm phát hành: 1970 Ca sĩ thể hiện: Khánh Ly...

NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
NGHỆ NHÂN HIROSHI TAMURA – HUYỀN THOẠI CHẾ TÁC GUITAR NHẬT BẢN
[ad_1] Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar tại Nhật Bản thập niên 1950-1980 “gồm có Hiroshi và Mitsuru, trong đó Hiroshi lớn hơn Mitsuru”....

Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
Thiên tình sử Đoàn Chuẩn – Thanh Hằng: Nàng thơ áo xanh khiến chàng công tử hào hoa mê đắm một đời!
[ad_1] Khoảng giữa thập niên 1950, danh ca Thanh Hằng (NSUT Lê Hằng sau này) là bóng hồng nổi danh trong những tình khúc bất hủ của chàng nhạc sĩ...

“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
“Thương nhau ngày mưa” – bản tình ca ít chất sầu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
[ad_1] Bằng tài hoa của mình, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã cho những tiếng mưa một "nhan sắc" khác, ít buồn, ít sầu hơn qua ca khúc "Thương nhau...

Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
Cùng nhà thơ Du Tử Lê bước vào khu rừng tình khúc của nhạc sĩ Anh Bằng
[ad_1] Với hàng ngàn ca khúc được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi thể loại từ nhạc quê hương, đất nước, đến chiến tranh, xã hội...

“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
“Trả lại thoáng mây bay” của Hoàng Thanh Tâm: Đến khi nào tình mới thôi xót xa?
[ad_1] CA KHÚC "TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY” Tên các khúc: Trả lại thoáng mây bay  Nhạc sĩ: Hoàng Thanh Tâm Năm phát thành: 1980 Ca sĩ trình bày tiêu...

“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
“Hoa sứ nhà nàng”: Nhạc phẩm nổi tiếng nhất thập niên 1980 và cũng bị hát sai lời nhiều nhất
[ad_1] CA KHÚC "HOA SỨ NHÀ NÀNG" Sáng tác: Hoàng Phương, Hoài Nam Thể loại: Nhạc vàng Năm ra đời: Cuối thập niên 1960 Năm phát hành: 1972 Ca sĩ...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lý giải ý nghĩa câu hát “Nào ngờ em sang ngang khi xuân chưa tàn…”
[ad_1] VỀ CA KHÚC "ĐƯỜNG VỀ LỐI CŨ" Tên ca khúc: Đường về lối cũ Nhạc sĩ sáng tác: Hoàng Thi Thơ Năm ra đời: 1958 Thể loại: Nhạc quê...

Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
Trích lại tư liệu xưa về nghệ sĩ Bích Hợp – “đệ nhất đào thương Bắc Hà”: Một nữ diễn viên thùy mị với cuộc đời nhiều biến cố
[ad_1] Nếu làng tân nhạc có nhiều danh ca có nghệ danh bắt đầu bằng chữ Minh như Minh Đỗ, Minh Diệu, Minh Trang, Minh Tần; thì lĩnh vực cải...